Tăng cường phối hợp các bộ phận, ngành trong đôn đốc, xử lý nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 95 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các giải pháp thực hiện quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa

4.3.8. Tăng cường phối hợp các bộ phận, ngành trong đôn đốc, xử lý nợ thuế

Chỉ đạo các phòng được giao nhiệm vụ quản lý nợ và các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế thực hiện rà soát, phân loại các khoản nợ thuế đầy đủ và theo đúng hướng dẫn tại Quy trình quản lý nợ thuế.Triển khai thực hiện các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế thu hồi nợ thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Về công tác phối hợp giữa các bộ phận chuyên môn Cục Thuế.

Công tác phối hợp giữa các phòng, đội thuế của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình cũng phải ban hành qui chế phối hợp để quy định chi tiết cụ thể một số điểm của Quy trình quản lý nợ về trình tự, thủ tục, hồ sơ và thời gian thực hiện các bước công việc giữa các phòng/đội trong việc phối hợp quản lý, đôn đốc thu hồi và xử lý các khoản tiền thuế nợ của người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình.

- Phòng/đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là đầu mối thực hiện quy trình QLN thuế thực hiện: Xây dựng chương trình, chỉ tiêu kế hoạch thu tiền thuế nợ năm kế hoạch, quản lý nợ từ ngày 31 trở lên kể từ ngày hết hạn nộp thuế. Xử lý hồ sơ xin khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ, báo cáo đánh giá công tác quản lý nợ thuộc Cục thuế, hướng dẫn công tác quản lý nợ đối với các Chi cục thuế.

- Phòng/đội kiểm tra thuế: thực hiện đôn đốc nợ bằng hình thức điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử trong thời hạn nợ đến 30 ngày.

- Phòng Thanh tra thuế: Thực hiện đôn đốc nợ truy thu, phạt qua thanh tra kiểm tra trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp.

- Phòng thuế Thu nhập cá nhân: thực hiện quản lý nợ đối với số nợ phát sinh từ một ngày trở lên đối với số nợ của người nộp thuế thuộc phòng TNCN quản lý, Báo cáo tình hình nợ hàng tháng của phòng thuế TNCN cho phòng QLN & CCN thuế tổng hợp.

- Đội trước bạ và thu khác, đội thuế liên phường, xã, thị trấn thực hiện quản lý nợ phát sinh từ một ngày trở lên nợ của người nộp thuế thuộc Đội quản lý, báo cáo tình hình nợ hàng tháng cho Đội quản lý nợ & cưỡng chế nợ thuế tổng hợp báo cáo.

- Phòng/đội kê khai kế toán thuế: Thực hiện đối chiếu, điều chỉnh nợ sai (nợ sai do phòng/đội KKKTT phát hiện qua đối chiếu và nợ sai do các phòng/đội khác chuyển hồ sơ đến).

Việc ban hành qui chế phối hợp không chỉ thể hiện sự quan tâm của Cục Thuế với công tác quản lý nợ thuế mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý nợ thuế. Nó thể hiện rõ mô hình quản lý theo đối tượng kết hợp với quản lý theo chức năng. Nếu như công tác quản lý nợ thuế gần như chỉ là công việc của phòng QLN&CCNT, sự phối hợp của các phòng Kê khai và Kế toán thuế, Kiểm tra thuế, thanh tra thuế do vậy trong công tác QLN rất hạn chế nếu như thực hiện theo qui chế phối hợp, công tác quản lý nợ thuế đã được giao một phần cho các phòng Kiểm tra thuế, thanh tra thuế. Các phòng có trách nhiệm trực tiếp trong hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế. Với sự thay đổi trong phân công quản lý cũng như sự phối hợp giữa các phòng chức năng được đẩy mạnh thì công tác quản lý nợ thuế sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

- Về công tác phối hợp với các ban, ngành.

+ Phối hợp với Kho bạc, Ngân hàng, Ban quản lý dự án, chủ đầu tư…cung cấp thông tin về tình hình thanh toán nguồn vốn ngân sách nhà nước để cơ quan thuế giám sát việc chấp hành nộp tiền nợ thuế và các các khoản tiền nợ thuế không tính chậm nộp theo quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTC;

+ Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố các đơn vị liên quan trong việc quản lý đôn đốc kịp thời tiền sử dụng đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đề nghị thu hồi hoặc không tiếp tục cấp gia hạn giấy phép sử dụng vật liệu nổ đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản chưa kê khai thuế, để nợ thuế kéo dài.

+ Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh các huyện thành phố, Cơ quan Báo Hòa Bình, công khai thông tin đại chúng các tổ chức, cá nhân

chây ỳ nợ thuế kéo dài. + Tiếp tục phối hợp Sở Kế hoạch - Đầu tư xác minh thông tin đề nghị thu

hồi giấy chứng nhận ĐKKD, giấy phép thành lập và hoạt động đối với các doanh nghiệp nợ thuế khó thu, tự nghỉ, ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế hoàn thiện hồ sơ đề nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính xóa nợ thuế.

Riêng đối với khoản tiền nợ thuế khó thu: Chủ yếu thuộc các đối tượng ngừng hoạt động, bỏ địa chi kinh doanh và nơi cư trú…chiếm 60% trên tổng số tiền nợ thuế chủ yếu là văn phòng Cục Thuế, Chi cục Thuế Hòa Bình, Chi cục Thuế huyện Lương Sơn, đây là các khoản nợ của các người nộp thuế đã bị cưỡng

chế nợ thuế hoặc hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ không có tiền để nộp thuế dẫn đến tự bỏ hoạt động mà không thông báo cho cơ quan thuế trong thời gian kéo dài qua nhiều năm. Mặc dù cơ quan thuế đã đôn đốc bằng điện thoại, gửi email, gửi thông báo nợ thuế (mẫu 07/QLN), gửi giấy mời các doanh nghiệp lên cơ quan thuế để làm việc hoặc gửi xác minh thông tin tài khoản ngân hành, xác minh hóa đơn… nhưng đều không có kết quả hoặc bưu điện trả lại do không có người nhận.

Đối với số tiền nợ khó thu biện pháp cần xử lý là xóa nợ thuế căn cứ Luật Quản lý thuế; Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 và hướng dẫn tại Điều 48, Thông tư 156/2013 ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính đối với các trường hợp được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp gồm:

“a. Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tiền, tài sản để nộp tiền thuế.

b. Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không còn tài sản để nộp tiền thuế.

c. Các khoản nợ tiền thuế không thuộc trường hợp nêu trên phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

c.1. Khoản nợ tiền thuế đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; c.2.Cơ quan thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định nhưng không thu đủ tiền thuế”.

Thực hiện theo Thông tư 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chình hướng dẫn các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (gọi chung là biện pháp cưỡng chế) cơ quan thuế phải thực hiện tuần tự các bước cưỡng chế như:

Theo các quy định trên để xử lý tiền nợ thuế khó thu của các doanh nghiệp, Hợp tác xã đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế hoặc tự nghỉ bỏ kinh doanh và ngừng hoạt động mà không thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Do vậy cơ quan thuế phải hoàn thiện hồ sơ 5 bước cưỡng chế nợ thuế đến biện pháp cuối cùng là Đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động.

+ Căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 211, Luật Doanh nghiệp số 68/2013;Thu hồi Giấy đăng ký kinh doanh đối với “Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế”.

+ Căn cứ điểm a, khoản 2, Điều 54 Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13; Trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã đối với “Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục”.

* Các bước xử lý các khoản tiền nợ khó thu như sau:

Bước 1:

Phòng quản lý nợ phối hợp phòng Kê khai - Kế toán thuế rà soát các khoản nợ khó thu trên ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) thời điểm từ năm 2015 trở về trước, xác định các khoản nợ, các sắc thuế của từng doanh nghiệp nợ thuế đã ngừng, bỏ hoạt động kinh doanh và nơi cư trú, không liên lạc được.

Bước 2:

+ Liên lạc đôn đốc bằng điện thoại, phối hợp phòng Kiểm tra thuế, phòng Kê khai và kế toán thuế và chính quyền địa phương xác minh địa điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã có tiền nợ thuế.

+ Gửi giấy mời lên cơ quan thuế làm việc;

+ Gửi thông báo yêu cầu các doanh nghiệp, Hợp tác xã nộp thuế hoặc đến giải trình trong thời hạn 10 này làm việc.

Bước 3:

Lập danh sách các doanh nghiệp, Hợp tác xã đã được cơ quan thuế xác minh hiện tại không hoạt động, nghỉ bỏ kinh doanh, không còn nơi cư trú gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư/Cơ quan cấp giấy phép hoạt động đề nghị thu hồi đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động và hành nghề.

Bước 4:

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình/Cơ quan cấp giấy phép sau khi nhận được đề nghị thu hồi Giấy phép Đăng ký kinh doanh của Cục Thuế Hòa Bình.

+ Căn cứ Điều 63, Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh Sở KH-ĐT/Cơ quan cấp giấy phép hoạt động thông báo đến doanh nghiệp bị đề nghị thu hồi đến giải trình trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận thông báo, hết thời hạn trên sau 10 làm việc doanh nghiệp người nợ tiền thuế không đến làm việc thì Phòng Đăng ký

kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư/Cơ quan cấp giấy phép sẽ ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Bước 5:

Sau khi ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gửi cho doanh nghiệp (NNT) và Cơ quan thuế căn cứ Quyết định nhập vào ứng dụng TMS và phân tích các doanh nghiệp nợ tiền thuế vào nhóm vào nhóm nợ đã thực hiện hết các biện pháp cương chế nợ thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 95 - 100)