Cơ sở thực tiễn về quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 39 - 43)

Phần 2 .Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp

2.2.Cơ sở thực tiễn về quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp

DOANH NGHIỆP

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế trên thế giới

Tham khảo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của cơ quan thuế trên thế giới như:

Cơ quan thuế Nhật Bản quản lý nợ tiền thuế theo “Luật cưỡng chế thu nợ thuế Nhà nước”.

- Mục đích của xử lý chậm nộp tiền thuế là nhằm bảo đảm việc nộp thuế nhà nước bảo đảm công bằng về gắnh nặng thuế. Trường hợp người nộp thuế không nộp thuế khi đến thời hạn được coi là chậm nộp tiền thuế, nhà nước thực hiện các nghiệp vụ xử lý nợ thuế gồm 2 bước như sau:

Bước 1:

+ Gặp trực tiếp xác định nguyên nhân chậm nộp tiền thuế. + Nguyên nhân phải nộp thuế.

+ Ý thức trong việc nộp thuế.

+ Tình hình thu, chi của đối tượng nợ tiền thuế (Tình hình gia đình, cuộc sống, kinh doanh và tài sản nợ…)

Bước 2:

Trong trường hợp doanh nghiệp, người nộp thuế không chấp hành nộp thuế mà cơ quan thuế đã thông báo nhiều lần. Cơ quan thuế cần thiết phải điều tra tài của người chậm nộp, cán bộ thu nơ thuế có quyền chấp vấn hoặc kiểm tra hồ sơ, sổ sách liên quan đến tài sản của người chậm nộp và có thể yêu cầu sự hợp tác của các cơ quan quản lý, cơ quan Chính phủ (Điều 188, Luật cưỡng chế thu nợ thuế nhà nước, Nhật Bản).

+ Cán bộ thu nợ thuế có quyền có quyền được điều tra khám xét vận dụng hoặc nơi ở của người chậm nộp trong trường hợp cần thiết để xử lý chậm nộp tiền thuế (Khoản 1, Điều 42, Luật cưỡng chế thu nợ nhà nước, Nhật Bản).

+ Trong 10 ngày kể từ ngày gửi giấy đôn đốc nộp thuế mà người chậm nộp tiền thuế vân không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì cán bộ thu nợ thuế phải tiến hành tịch biên tài sản của người chậm nộp thuế để đảm bảo tài sản ở trạng thái có thể chuyển đổi thành tiền để nộp tiền nợ thuế (Điều 47, Luật cưỡng chế thu nợ thuế nhà nước, Nhật Bản).

Theo các bước đôn đốc thu hồi tiền nợ thuế của Nhật Bản (2 bước) so với các quy trình đôn đốc cưỡng chế nợ thuế của Việt Nam (6 bước) ta thấy các bước đôn đốc thu nợ thuế của Nhật ngắn gọn hiệu quả hơn và ít thủ tục hành chính. Các biện pháp áp dụng mạnh hơn và sự phối hợp với các cơ quan chức năng mang tính hiệu quả cao mà Cơ quan thuế Việt Nam cần phải học hỏi kinh nghiệm.

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế tại Việt Nam

- Tham khảo công tác quản lý nợ thuế các Cục Thuế: Sơn La, Bạc Liêu. Qua tham khảo về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Sơn La và Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu về thực hiện Căn cứ Luật Quản lý thuế, Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế; Căn cứ Quyết định số 504/QĐ/TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế;

Thực hiện theo hướng dẫn tại 02 quy trình:

+ Quy trình 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế; Quy trình 751/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình cưỡng chế nợ thuế và những văn bản hưỡng dẫn thực hiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế ban hành.

Cục Thuế tỉnh Sơn La và Bạc Liêu thường xuyên tham mưu cho UBND các cấp trong tỉnh, huyện trong công tác đôn đốc và xử lý tiền nợ thuế cũng như phối hợp với các cơ quan ban ngành trên địa bàn như Tài chính, Kho bạc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Ban quản lý dự án… trong công tác đôn đốc tiền nợ thuế nộp vào NSNN.

Cục Thuế tỉnh Sơn La, Bạc Liêu rất quan tâm đến công tác đào tạo thường xuyên mở các lớp Tin học chuyên sâu theo từng chương trình ứng dụng khai thác phần mềm theo dõi các doanh nghiệp có tiền nợ thuế. Chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nợ thuế và quan tâm chỉ đạo sát sao việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu nợ thuế đảm báo chính xác, xây dựng đầy đủ cơ sở dữ liệu nợ thuế từ kê khai nộp thuế đến đôn đốc nộp thuế và hạn chế phát sinh hành vi nợ tiền thuế, tăng cường công tác xử lý cưỡng chế nợ thuế (Cục Thuế tỉnh Sơn La, Bạc Liêu, 2016).

Cùng với việc tăng cường công tác cưỡng chế nợ đảm bảo thực hiện nghiêm minh, đúng quy định của Luật Quản lý thuế Cục Thuế tỉnh Sơn La và Bạc Liêu thường xuyên tốt việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế để ổn định sản xuất kinh doanh, không ảnh hưởng cản trở đến môi trường đầu tư kinh doanh, kịp thời phát hiện những phát sinh từ thực tiễn quản lý nợ thuế của địa phương, vướng mắc của các văn bản pháp luật để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách và quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (Cục Thuế tỉnh Sơn La, Bạc Liêu, 2016).

2.2.3. Những bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Hòa Bình

Từ bộ máy tổ chức và kinh nghiệm quản lý nợ của Nhật Bản, có thể liên hệ rút ra những bài học kinh nghiệm với Việt Nam:

Tổ chức bộ máy quản lý nợ sao cho không có sự chồng chéo giữa các cấp, các bộ phận, phát huy tối đa năng lực của từng cán bộ phụ trách công tác quản lý nợ. Hoàn thiện cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nợ phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ.

Đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý nợ thuế có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có khả năng tin học và trình độ giao tiếp tốt. Trên cơ sở đó mới có được sự phân tích nợ chính xác, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ, khai tác tối ưu các phần mềm quản lý thuế tập trung. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý nợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng cường công tác quản lý nợ thuế, tạo ra được sự chuyên nghiệp, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho công tác quản lý nợ.

Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế phải được thực hiện linh hoạt đối với từng trường hợp cụ thể để đem lại hiệu quả cao nhất nhằm thu hồi tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước. Không nên qui định cứng nhắc trong việc lựa chọn, trình tự áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế. Giao quyền điều tra thuế cho cơ quan thuế. Điều tra thuế có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nợ, nhằm hướng tới: Ngăn ngừa NNT khỏi hành vi trốn lậu thuế; Đề xuất các biện pháp xử lý hoặc hình phạt thích đáng nhằm cảnh báo cho NNT khác về hậu quả của hành vi trốn lậu thuế tương tự.

Trên cơ sở những kinh nghiệm QLN nợ thuế tại Nhật Bản và các Cục Thuế Sơn La và Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

vận dụng vào ngành thuế Việt Nam có thể rút ra một số kinh nghiệm về công tác QLN thuế có thể vận dụng ở tỉnh Hòa Bình như sau:

Một là: Cơ quan thuế các cấp phải chú trọng xác định công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là công tác quan trọng của quản lý thuế, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả của công tác quản lý thuế, hỗ trợ trực tiếp cho việc hoàn thành dự toán thu NSNN. Có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước, đảm bảo sự bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Hai là: Lãnh đạo cơ quan thuế phải tổ chức, phân công, chỉ đạo việc phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế thực hiện quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Giao chỉ tiêu kế hoạch thu nợ thuế phải chi tiết cụ thể đến từng doanh nghiệp, gắn với công tác thi đua, khen thưởng và tổ chức cán bộ; Chỉ đạo thực hiện phân công, giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm đôn đốc, cưỡng chế để thu hồi nợ đọng thuế tới từng đồng chí Lãnh đạo Cục Thuế, Trưởng phòng, Chi cục trưởng, Đội trưởng, từng cán bộ làm công tác QLN đối với từng doanh nghiệp, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ, tiến độ thu nợ hàng ngày; Cần phải bố trí, sắp xếp, kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác quản lý nợ đầy đủ cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba là: Công chức quản lý nợ phải thường xuyên theo dõi nợ để phân loại; lập sổ, ghi nhật ký; phối hợp đối chiếu để điều chỉnh nợ sai; đôn đốc nợ; xử lý hồ sơ xoá nợ, gia hạn kịp thời. Đối với các khoản nợ thuế trên 90 ngày, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế một cách kiên quyết.

Bốn là: Coi trọng công tác tham mưu với Ủy ban nhân dân các cấp nhằm tăng cường chỉ đạo công tác xử lý thu hồi nợ thuế trên địa bàn; Chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc đôn đốc thu hồi nợ thuế, áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 39 - 43)