Tổ chức phân tích tình hình nợ thuế qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 86 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các giải pháp thực hiện quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa

4.3.2. Tổ chức phân tích tình hình nợ thuế qua các năm

Đây là khâu đầu tiên có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả quá trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, quyết định đến hiệu quả công tác thu nợ. Căn cứ lịch sử nợ thuế của doanh nghiệp cần xác định những tiêu chí sau:

Tổng số doanh nghiệp, ngành nghề của doanh nghiệp nợ thuế, Nhóm nợ thuế, gồm: nhóm có khả năng thu, nhóm khó thu. Nếu thuộc nhóm nợ khó thu (tổ chức xác minh thông tin, xác định nguyên nhân nợ thuế như bỏ trốn, mất tích, đã chết hoặc mất hành vi dân sự, tự ý bỏ kinh doanh…).

Tổng số doanh nghiệp có số tiền nợ thuế lớn tập trung chủ yếu ở văn phòng Cục Thuế như cụ thể như các doanh nghiệp Công ty lắp máy Someco tổng số tiền thuế nợ là 36,0 tỷ đồng ; Chi nhánh Tổng Công ty Thành An tại Hòa Bình nợ tiền thuế 8,0 tỷ dồng ; Công ty khoáng sản Hòa Bình nợ 8,5 tỷ đồng… Vì vậy đòi hỏi công tác quản lý nợ thuế phải tập chung rà soát lại chi tiết các khoản nợ, các nhóm nợ và các doanh nghiệp có tiền nợ thuế lớn phân loại cụ thể giao cho công chức xuống địa bàn tìm hiểu tình hình nợ thuế thông tin qua các doanh nghiệp lân cận, hoặc các doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh, sau là gặp trực tiếp doanh nghiệp nợ tiền thuế để xác định nguyên nhân nợ thuế của các doanh nghiệp tìm hướng tháo gỡ xử lý nguồn tiền nộp nợ thuế.

- Đối với các khoản nợ thuế, loại thuế nợ: dưới 90 ngày, trên 90 ngày. Nếu doanh nghiệp có cả khoản nợ dưới 90 ngày và trên 90 ngày thường là các doanh nghiệp còn hoạt động có phát sinh doanh thu và thuế phải nộp; có thể cố tình nợ thuế hoặc chưa thu hồi được công nợ, từ đó cần áp dụng biện pháp đôn đốc và cưỡng chế phù hợp. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có nợ thuế trên 90 ngày không phát sinh nợ mới, thường là những doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong kinh doanh, có mức độ rủi ro cao về thuế cần tìm ra nguyên nhân và có biện pháp tháo gỡ khó khăn vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp nộp thuế nợ vào ngân sách, xong cũng kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

Về chính sách như các quy định về gia hạn nộp thuế chưa bao quát hết các trường hợp phát sinh trong thực tế: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế chỉ quy định 4 trường hợp được gia hạn nộp thuế, vì vậy, trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình đặc biệt là các trường hợp NNT gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan chưa có cơ chế xử lý giãn nợ cũng làm cho số nợ tăng thêm. Đối với nhiều DN thời gian qua thực hiện sắp xếp lại DN như sáp nhập, giao, khoán kinh doanh hoặc cổ phần hoá gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, còn nợ thuế nhưng không được gia hạn nộp thuế. Về chính sách xoá nợ thuế: Hiện nay việc xóa nợ thuế đang thực hiện chủ yếu cho các DN cổ phần hóa. Đối với các trường hợp xoá nợ tiền thuế, tiền phạt theo Luật Quản lý thuế thì chưa thể thực hiện được do hồ sơ chưa hoàn chỉnh hoặc không thể có những chứng từ theo như quy định. Hiện nay theo quy định chỉ xoá nợ cho các DN bị tuyên bố phá sản, không bao gồm doanh tư nhân và công ty hợp danh. Nhưng trong thực tế có những DN, bao gồm cả DN tư nhân và công ty hợp danh có số tiền thuế, tiền phạt nợ lớn tự giải thể không thông báo với các cơ quan quản lý, bỏ khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, không có hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.

Về vấn đề này Cục Thuế Hòa Bình trong thời gian sớm nhất phải báo cáo Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính nhưng khó khăn vướng mắc về chính sách đối với các doanh nghiệp đang nợ tiền thuế để Tổng cục Thuế có hướng dẫn kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp thuận lợi trong việc sản xuất hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 86 - 87)