Đổi mới phương pháp phân công đôn đốc, xử lý tiền nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 89 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các giải pháp thực hiện quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa

4.3.5. Đổi mới phương pháp phân công đôn đốc, xử lý tiền nợ thuế

Đây là giải pháp quan trọng, giúp khắc phục tình trạng đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế bằng phương pháp thu công; là yếu tố cơ bản hỗ trợ việc áp dụng quản lý nợ theo phương pháp đánh giá rủ ro; tăng cường ứng dụng thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế.

Các ứng dụng quản lý thuế theo chức năng như: ứng dụng kê khai và kế toán thuế, ứng dụng thanh kiểm tra, ứng dụng quản lý nợ, ứng dụng thông tin doanh nghiệp… cần được tích hợp gắn kết với nhau; tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc tra cứu, đối chiếu số liệu, phát hiện kịp thời sai sót…quản lý được đầy đủ số liệu của người nợ thuế; đồng thời số liệu nợ thuế thường xuyên phải được chuẩn hóa và theo dõi trên ứng dụng quản lý nợ. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ sử dụng ứng dụng thông tin cho công chức quản lý nợ; nâng cấp kịp thời ứng dụng khi có thay đổi về chính sách, nhằm đáp ứng yêu cầu xử lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

- Căn cứ theo các văn bản của Tổng cục Thuế về việc Thông báo danh sách các doanh nghiệp nợ thuế trên 10 triệu đồng trở lên trên địa bàn quản lý, Cục Thuế thực hiện phân công giao nhiệm vụ cho các đồng chí Trưởng phòng, Chi cục trưởng, Đội trưởng đội quản lý nợ, hàng tuần, tháng, quý giao chỉ tiêu xử lý nợ thuế cụ thể cho các công chức quản lý nợ, phối hợp bộ phận chức năng rà soát, phân tích đối chiếu xác định số tiền nợ thuế của người nộp thuế thực hiện đôn đốc nợ và tăng cường áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy trình.

- Đối với nợ có khả năng thu: Thực hiện đôn đốc nợ bằng điện thoại, email; Ban hành 100% thông báo nợ thuế và tiền chậm nộp tiền thuế Mẫu số 07/QLN; Thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với doanh nghiệp có khoản nợ trên 90 ngày theo đúng quy trình; Nghiên cứu, đề xuất áp dụng các biện pháp xử lý nợ cưỡng chế nợ thuế đối với các doanh nghiệp dây dưa nợ đọng thuế kéo dài.

- Đối với nợ khó thu: Phân loại chính xác các khoản nợ, rà soát các doanh nghiệp ngừng hoạt động, bỏ trốn, giải thể có nợ tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp kéo dài qua nhiều năm, các doanh nghiệp đã thực hiện hết các biện pháp cưỡng chế chuyển biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Phương pháp sử dụng trong quản lý thu nợ là phương pháp phân tích thông tin, phân loại nợ thuế cũng như theo dõi nợ thuế một cách chính xác, đầy đủ để đề ra biện pháp xử lý thu nợ kịp thời, hiệu quả, ngăn chặn và xử lý các hành vi cố tình dây dưa, nợ đọng tiền thuế, chiếm dụng tiền thuế của NSNN.

Việc quản lý nợ hiệu quả là điều kiện cần để từ đó cơ quan thuế áp dụng những biện pháp đôn đốc thu nợ phù hợp. Nếu quản lý nợ thuế không đầy đủ và bao quát các khoản nợ sẽ làm cho số nợ tăng hoặc giảm, không phản ánh đúng thực chất nợ tại cơ quan thuế. Mặt khác, sẽ làm cho tình trạng nợ ảo kéo dài, gây khó khăn cho việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Chính vì vậy, để thực hiện giải pháp này, cơ quan thuế cần tập trung thực hiện những việc sau:

-Giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ:

Căn cứ hướng dẫn giao chỉ tiêu thu nợ của Tổng cục Thuế, Cục Thuế Hòa Bình thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ và đánh giá kết quả thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ đối với từng cán bộ công chức tham gia thực hiện quản lý nợ.

Triển khai đầy đủ, đúng qui trình quản lý nợ tập trung triển khai đẩy mạnh việc thực hiện rà soát phân loại nợ, xác định phân loại nợ chính xác là tiền đề để áp dụng các biện pháp quản lý và đôn đốc thu hồi nợ đọng hiệu quả. Xây dựng giải pháp cụ thể đối với từng nhóm nợ:

+ Đối với các khoản nợ có khả năng thu: Bộ phận kiểm tra thuế phối hợp thực hiện phân tích cụ thể nguyên nhân, tình trạng nợ thuế đối với từng người nộp thuế, đôn đốc quyết liệt không để nợ mới phát sinh.

+ Đối với khoản nợ khó thu: Bộ phận quản lý nợ phối hợp các phòng kiểm tra, các chi cục thuế rà soát các khoản nợ phân loại vào nợ khó thu trong đó đặc biệt lưu ý các trường hợp bỏ khỏi địa chỉ kinh doanh, mang theo hóa đơn và còn nợ thuế, các doanh nghiệp chờ giải thể còn nợ thuế lớn, thu thập hồ sơ, rà soát, tham mưu chuyển cơ quan công an điều tra, xử lý theo thẩm quyền.

+ Đối với các khoản nợ chờ xử lý: Bộ phận quản lý nợ chủ trì phối hợp với bộ phận kiểm tra, bộ phận quản lý các khoản thu từ đất thực hiện xử lý kịp thời, đúng pháp luật.

+ Các khoản nợ chờ điều chỉnh: Tiếp tục và thường xuyên đẩy mạnh công tác rà soát số liệu nợ thuế phối hợp với các bộ phận kiểm tra, bộ phận kê khai kế toán thuế.

- Ban hành đầy đủ thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp (Mẫu 07/QLN) đến người nợ thuế cả 3 khu vực (nợ thuế đối với doanh nghiệp và nợ các khoản liên quan đến đất). Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc gửi thông báo để đạt được hiệu quả thông tin cao nhất và giảm thiểu tối đa chi phí.

- Đẩy mạnh công tác cưỡng chế tài khoản, cưỡng chế hóa đơn theo qui định. Phấn đấu cưỡng chế 100% đối tượng phải cưỡng chế theo qui định. Trước mắt hoàn thành cưỡng chế các doanh nghiệp trọng điểm, doanh nghiệp Nhà nước Trung ương. Đối với các trường hợp không thực hiện cưỡng chế do dữ liệu nợ chưa chính xác, các Bộ phận Kiểm tra thuế là đầu mối phối hợp với Bộ phận Kê khai và kế toán thuế, Bộ phận Quản lý nợ thực hiện đối chiếu, xử lý dứt điểm. Đối với các trường hợp không thực hiện cưỡng chế do có khó khăn vướng mắc tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền để được hướng dẫn xử lý.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện cưỡng chế để nâng cao năng suất và hiệu quả trong công tác cưỡng chế như xây dựng tool cảnh báo thời hạn cưỡng chế tài khoản để chuyển bước sang cưỡng chế hóa đơn kịp thời, áp dụng phần mềm cưỡng chế tài khoản, cưỡng chế cưỡng chế hóa đơn hiện đã thực hiện tại văn phòng Cục Thuế và Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 89 - 91)