Hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 79 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp trên

4.2.1. Hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý nợ thuế

Từ năm 2014 đến nay Hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) triển khai trên toàn quốc đẩy mạnh việc thực hiện rà soát phân loại nợ, xác định phân loại nợ chính xác là tiền đề để áp dụng các biện pháp quản lý và đôn đốc thu hồi nợ đọng hiệu quả. Xây dựng giải pháp cụ thể đối với từng nhóm nợ, Cục Thuế đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện cưỡng chế để nâng cao năng suất và hiệu quả trong công tác cưỡng chế như xây dựng ứng dụng cảnh báo thời hạn cưỡng chế tài khoản để chuyển bước sang cưỡng chế hóa đơn kịp thời, áp dụng phần mềm cưỡng chế tài khoản, cưỡng chế cưỡng chế hóa đơn.

Triển khai chương trình “Rà soát dữ liệu nợ tổng thể” trước mắt, Bộ phận kiểm tra là đầu mối làm việc, liên hệ với doanh nghiệp đối chiếu các trường hợp nợ sai, phối hợp bộ phận kê khai điều chỉnh dứt điểm các khoản nợ sai và phối hợp bộ phận quản lý nợ điều chỉnh tiền chậm nộp liên quan.

Hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) xây dựng dữ liệu nợ toàn ngành liên thông từ Cục Thuế Hòa Bình đến các Chi cục Thuế huyện, thành phố ứng dụng cho phép tra cứu số tiền nợ thuế của các tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh Hòa Bình. Định kỳ hàng tháng Bộ phận Quản lý nợ xác định người nộp thuế thuộc danh sách nợ trọng điểm, cung cấp dữ liệu nợ chi tiết từng doanh nghiệp theo từng sắc thuế đến bộ phận kiểm tra, các Chi cục Thuế phối hợp đôn đốc quyết liệt.

Bảng 4.18. Đánh giá ý kiến của công chức thuế về cơ sở dữ liệu tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình (2014-2017) ĐVT: người TT Các chỉ tiêu Tốt Trung bình Còn hạn chế

1 Số người đánh giá về hệ thống cơ sơ dữ liệu

Ứng dụng (TMS) cơ sơ dữ liệu hoạt động và tính liên thông giữa Cục Thuế và Chi cục Thuế

6 11 13 2 Tỷ lệ đánh giá (%) 20,0 36,6 43,4

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Qua đánh giá hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý nợ thuế (TMS) của 30 công chức quản lý nợ, tỷ lệ đánh giá hoạt động tốt và hiệu quả chiếm 20%; có 36,6% đánh giá chỉ ở mức trung bình còn nhiều tính năng chưa phù hợp, 43,4% đánh giá còn hạn chế như về số liệu chưa đảm bảo chính xác kịp thời, sử dụng phức tạp do trình độ tin học của công chức quản lý nợ còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 79 - 80)