Đổi mới hệ thống tổ chức trong công tác quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 85 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các giải pháp thực hiện quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa

4.3.1. Đổi mới hệ thống tổ chức trong công tác quản lý nợ thuế

Một nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý nợ thuế là tổ chức bộ máy hoạt động chưa khoa học và cần phải đổi mới như:

Bộ máy quản lý nợ thuế các cấp chưa được hoàn thiện thì công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế còn bị phân tán tại nhiều bộ phận quản lý chưa tập trung về một đầu mối. Để đạt hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý nợ và CCNT thì cần chuyển giao công tác quản lý nợ cho phòng, đội QLN lúc này chỉ tập trung vào làm công tác quản lý nợ không kiêm nghiệm thêm các việc khác như quản lý thu khác, trước bạ, đất… chủ yếu tại Chi cục Thuế các huyện (trừ 3 đơn vị là văn phòng Cục Thuế, Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình, Chi cục Thuế huyện Lương Sơn do đã có đội quản lý nợ thuế riêng và không kiêm nghiệm các công việc khác).

Cần xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho từng cán bộ, công chức quản lý nợ theo đối tượng doanh nghiệp, ngành nghề, tập trung chủ yếu vào sắt thuế nợ

lớn như thuế GTGT, Thu nhập doanh nghiệp… Để làm căn cứ đánh giá chất lượng công chức hàng năm. Phải gắn hiệu quả của công tác quản lý nợ với chất lượng công việc của cán bộ, công chức liên quan đến công tác quản lý nợ ý thức trực tiếp đến nghĩa vụ của mình.Việc thực hiện biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế, tăng cường trách nhiệm các công chức quản lý nợ thuế.

Chính vì vậy, thời gian tới phải tổ chức sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ của bộ phận quản lý thu nợ ở Cục Thuế. Đưa vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua, đánh giá công chức nếu không giảm được nợ thuế. Xử lý cán bộ có vi phạm, thông đồng hoặc bao che cho người nộp thuế để phát sinh nợ thuế, không thu hồi nợ đọng. Cần phải công khai hóa các qui chế, qui định cụ thể về lộ trình, cách thức giải quyết, thời gian giải quyết, hồ sơ cụ thể cho từng trường hợp liên quan đến công tác quản lý nợ: thời hạn giải quyết công văn xóa phạt của NNT, hồ sơ đề nghị xóa phạt trong từng trường hợp… Khi đó, NNT và cán bộ thuế sẽ giám sát lẫn nhau để tránh xảy ra những trường hợp vô trách nhiệm trong giải quyết công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 85 - 86)