Kết quả xử lý tiền nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 92 - 95)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các giải pháp thực hiện quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa

4.3.7. Kết quả xử lý tiền nợ thuế

Theo qui định tại Luật Quản lý thuế thì NNT cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán nên không nộp thuế kịp thời dẫn đến nợ thuế thì không phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế. Qui định này chỉ cho phép NNT là nhà thầu chính ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư thực hiện thi công các công trình sử dụng vốn NSNN nhưng NSNN chậm thanh toán được gia hạn nộp thuế; đối với các nhà thầu phụ không ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư thì không được áp dụng quy định này.

Các đối tượng gia hạn nộp thuế đối với đối tượng là nhà thầu phụ có thực hiện thi công các công trình sử dụng vốn NSNN nhưng nhà nước chậm thanh toán dẫn đến NNT không có nguồn để nộp thuế. Mặt khác, thời gian xây dựng thường kéo dài vài năm, trong khi các hợp đồng xây dựng giữa bên thi công và bên giao thầu thường được ký kết với mức giá đấu thầu theo dự toán cũ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này thường gặp khó khăn trong thanh toán tiền thuế với Ngân sách Nhà nước, chưa kể nếu các doanh nghiệp xây dựng các công trình thuộc vốn ngân sách thì còn gặp khó khăn hơn nhiều, do việc thẩm định dự án để giải ngân còn qua nhiều khâu, nhiều ban ngành thẩm định nên tiến độ thanh toán sau khi doanh nghiệp xuất hoá đơn tài chính còn chậm, kéo dài.

Do đó, việc nghiên cứu để mở rộng diện các đối tượng được xem xét đối tượng không tính tiền chậm nộp như các doanh nghiệp xây dựng cơ bản xây dựng các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước mà ngân sách nhà nước còn nợ doanh nghiệp, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.

- Tháo gỡ quy định về nộp dần tiền nợ thuế

Theo quy định của Luật Quản lý thuế thì NNT được nộp dần tiền thuế phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng và vẫn phải nộp tiền phạt chậm nộp trong thời gian được nộp dần tiền thuế. Trong khi đó, với các đơn vị có tiền thuế nợ, đặc biệt là tiền thuế nợ lớn, uy tín với đối tác và các ngân hàng không cao. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp thực sự khó khăn, số tiền thuế nợ phát sinh từ nhiều năm trước do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, do làm ăn thua lỗ… nhưng hiện nay đang tiến hành nộp thuế theo cam kết rất tốt nhưng do không có bảo lãnh của ngân hàng, theo quy định cơ quan thuế vẫn phải áp dụng cưỡng chế tài khoản, hóa đơn.

Để tháo gỡ khó khăn cho NNT, tăng hiệu quả của công tác thu nợ cần bãi bỏ quy định phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chỉ cần cam kết của NNT là CQT có thể xem xét chấp thuận hay không chấp thuận cho NNT được nộp dần tiền thuế nợ.

- Xóa các khoản nợ không có khả năng thu hồi

Những trường hợp không còn khả năng thu được nợ thuế do tổ chức kinh doanh thực tế đã giải thể, phá sản, cá nhân kinh doanh thực tế đã chết, mất tích kiến nghị được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt để giảm áp lực thu nợ thuế cho CQT đối với các trường hợp này.

Luật Quản lý thuế đã có quy định xóa nợ thuế cho các doanh nghiệp phá sản theo trình tự của Luật phá sản. Tuy nhiên, trong thực tế phát sinh rất nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, đã giải thể, phá sản nhưng không làm đầy đủ trình tự, thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, để giải quyết được số nợ khó thu, không có khả năng thu hồi, kiến nghị Bộ Tài chính, Chính phủ, Quốc hội được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với: doanh nghiệp thực tế đã giải thể, phá sản sau khi cơ quan thuế phối hợp với cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh và UBND cấp xã, phường nơi có địa chỉ đăng ký kinh doanh xác minh không còn hoạt động, hoặc không còn ở địa chỉ kinh doanh, và đã thực hiện hết các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy trình quản lý nghiệp vụ ngành thuế, xác nhận không còn tài sản, không có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ với NSNN.

Đối với các Chi cục Thuế, Cục Thuế chung trên toàn quốc, số tiền nợ thuế cũng đều diễn biến trong suốt cả năm, vừa chuyển nợ thuế cuối năm trước, vừa phát sinh nợ thuế trong năm. Nếu công tác xử lý nợ thuế tốt tức là động viên thu được nhiều nợ thuế trong năm thì thì nợ thuế cuối năm sẽ giảm xuống. Kết quả công tác xử lý nợ thuế tốt hay không được đánh giá trên các chỉ tiêu: Thu tiền nợ thuế đạt được trong năm thực hiện, tiền nợ thuế cuối năm vào 31/12 hàng năm và tỷ lệ nợ thuế cuối năm so với số thực thu ngân sách trong năm. Căn cứ theo chỉ tiêu thu nợ Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính giao từ đầu năm là 5% nếu vượt qua tỷ lệ trên là không đạt chỉ tiêu thu nợ và có thể đánh giá được công tác quản lý nợ thuế của cơ quan thuế còn yếu cần có nhiều giải pháp tăng cường công tác xử lý nợ thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 92 - 95)