Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 43 - 45)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Tỉnh Hoà Bình là tỉnh miền núi thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 460.871,97 ha, chiếm 1,39% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Tỉnh nằm ở toạ độ địa lý 20019' - 21008' vĩ độ Bắc, 104048' - 105040' kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 76 km theo đường quốc lộ 6, là khu vực đối trọng phía Tây của Thủ đô Hà Nội, có vị trí quan trọng trong chiến lược phòng thủ khu vực và cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía Ðông giáp tỉnh Hà Tây; phía Tây giáp tỉnh Sơn La, Thanh Hóa.

Với vị trí địa lý như trên, Hòa Bình có thị trường khá rộng lớn, đặc biệt là thị trường Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng; đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và sản xuất hàng hóa, trao đổi công nghệ kỹ thuật và kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh, nhằm đẩy nhanh tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh trong thời gian tới.

Trung tâm tỉnh là TP Hòa Bình cách thủ đô Hà Nội 76 km.Tỉnh có 10 huyện và một thành phố

*Đặc điểm địa hình

Điểm nổi bật của địa hình ở Hòa Bình là núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, thấp dần từ Bắc xuống Nam và Tây sang Đông. Quá trình vận động kiến tạo của địa chất qua nhiều thế kỷ đã tạo thành hai vùng địa hình rõ rệt:

- Phía Tây Bắc (vùng cao): Bao gồm các dải đồi núi lớn, bị chia cắt nhiều, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 500-600m, một số đỉnh núi cao trên 1.000m, nơi cao nhất là đỉnh Phu Canh cao 1.373m, núi Dục Nhan (huyện Đà Bắc) cao 1.320 m, đỉnh núi Psi Lung (huyện Mai Châu) cao 1.287 m. Độ dốc trung bình từ 30-350, có nơi dốc trên 400, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn. Vùng này rất phù hợp với những cây trồng, vật nuôi có tính chất

bản địa, mang tính đặc sản và có giá trị dinh dượng cao như Trâu, bò thịt; lợn, gà đặc sản, Tỏi tía, su su và các loại hoa cây cảnh.

- Phía Đông Nam (vùng thấp): thuộc hệ thuỷ sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi, gồm các huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Lương Sơn, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Lạc Sơn, thành phố Hoà Bình. Địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20-250, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 100-200 m, đi lại thuận lợi. Vùng này phù hợp với những cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao như cam, bưởi, mía tím, các loại rau xanh và chăn nuôi gia súc gia cầm. Dạng địa hình núi thấp, chia cắt phức tạp do đứt, gãy, lún sụt của nếp võng sông Hồng ở khu vực trung tâm, độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 250 - 300m, trong đó ở Tân Lạc là 318 m, Lạc Sơn, Kỳ Sơn 300 m, Kim Bôi 310 m, Lương Sơn 251 m. Dạng địa hình đồi gò xen các cánh đồng, phân bố ở khu vực Đông Nam của tỉnh, độ cao trung bình 40 – 100 m, trong đó ở huyện Lạc Thủy 51 m, huyện Yên Thủy 42 m.

*Đặc điểm khí hậu

Do nằm ở chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh Hòa Bình mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa nóng (mưa nhiều) từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 10 và mùa lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau.

*Tài nguyên thiên nhiên

+ Nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt ở tỉnh Hòa Bình do lượng nước mưa hàng năm đổ xuống và do ba hệ thống sông chính (sông Đà, sông Mã, sông Đáy) với khoảng gần 400 sông lớn nhỏ chảy qua địa bàn tỉnh, hồ thủy điện Hòa Bình, trên 300 hồ chứa thủy lợi và khoảng 1.300 ha ao hồ nhỏ cung cấp.

+ Nguồn nước ngầm:

Theo kết quả điều tra sơ bộ về nguồn nước ngầm ở Hòa Bình cho thấy nước ngầm trên địa bàn tỉnh khá dồi dào, nhưng phân bố không đồng đều theo cấu thành tầng địa chất. Nhiều nơi chỉ cần khoan hoặc đào giếng tới độ sâu 10 m, thậm chí chỉ cần đào sâu 5- 6 m đã gặp nước ngầm (tập trung nhiều ở các lưu vực sông và vùng ven hồ). Ở một số nơi tại độ sâu 40 – 50 m, lượng nước

ngầm đạt 150 – 200 m3/s. Nhìn chung chất lượng nước ngầm ở Hòa Bình phần lớn là nước ngọt, có khả năng khai thác phục vụ sản xuất và đời sống, đặc biệt là với việc khai thác nguồn nước ngầm để cấp nước sinh hoạt cho cư dân của tỉnh.

- Tài nguyên rừng:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình là 288.554,60 ha, chiếm 54,7% diện tích tự nhiên; trong đó đất rừng tự nhiên 151.949 ha, đất rừng trồng 136.606 ha. Rừng Hòa Bình có nhiều loại gỗ, tre, bương, luồng; cây dược liệu quý như dứa dại, xạ đen, củ bình vôi... Ngoài các khu rừng phòng hộ, phần lớn diện tích rừng trồng thuộc các dự án trồng rừng kinh tế hiện nay đã đến kỳ khai thác và tiếp tục được trồng mới mở rộng diện tích,

hứa hẹn khả năng xây dựng các nhà máy chế biến quy mô lớn.

- Tài nguyên khoáng sản:

Hòa Bình có nhiều loại khoáng sản, trong đó đã có một số loại được tổ chức khai thác như than, Amiăng, đá vôi, sét, nước khoáng ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)