Các xã hội có Nhà nước đều có những quy tắc pháp lý về câu trúc căn bản của chính quyền, dưới hình thức này hoặc hình thức khác, thành văn hoặc bâlt thành văn. Nhưng không phải xã hội có Nhà nước nào cũng có hiến pháp. Sự ra đời của hiến pháp xuâlt phát từ nhu cẩu chính thức hóa và thống nhâ't hóa các quy tắc pháp lý đứng ở một hệ câp cao hơn chính quyền để một mặt cống khai trao quyền cho chính quyền và mặt khác giới hạn quyền lực của chính quyền nhằm bảo vệ các quyền của con ngườị Những nội dung về tổ chức chính quyền được quy định trong hiến pháp bao gồm:
T h ứ n h â ĩ , h i ê h p h á p t u y ê n b ô ' c h í n h t h ể c ủ a m ộ t q u ố c g i a .
Trong các xã hội hiện đại, khi quổic gia m uốn khẳng định chính thể của m ình, việc sử dụng hiến pháp là hình thức phổ biến nhâ't. C hính thể là một nội dung cơ bản trong hiến pháp và
chỉ có hiến pháp mới có thể quy định về chính thể; các đạo luật thông thường khác không thê’ quy định về chính thể.
Các quốc gia có những cách thức khác nhau trong việc tuyên bố chính thể trong hiến pháp. Một số quốc gia, như Hoa Kỳ, xác định chính thế thông qua những quy định cụ thể của chính quyền. Trong H iến pháp Hoa Kỳ, không có một điều khoản cụ thể khẳng định quốc gia này theo chính thể gì, nhtm g thông qua các quy định của hiến pháp về cách thức nhân dân bầu tổng thống, người ta có thể nhận biê't rằng, H oa K ỳ thực hành chế độ cộng hòạ
N hiều hiến pháp khác có những quy định cụ thể khẳng định chính thể của quốc giạ Thông thường, hiến pháp dành những điều khoản đầu tiên để tuyên bố chính thể. Đ iều 1 H iến pháp Phần Lan quy định: "Phần Lan là một nền cộng hòa có chủ quyền". Đ iều 1 H iến pháp Trung Quốc cũng tuyên bố: "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Nhà nước xã hội chủ nghĩa với hình thức chuyên chính dân chủ nhân dân". Đ iều 1 H iến pháp Ápganixtan tuyên bố "Á pganixtan là một nước cộng hòa H ổi giáo". Đ iều 2 H iến pháp Thái Lan quy định: “Thái Lan áp dụng chính thể dân chủ với Nhà vua là nguyên thủ quốc gia".