Cách thức hiến định quyền con người, quyền công dân

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số vấn đề về hiến pháp của các nước trên thế giới: Phần 1 (Trang 102 - 104)

- Trưng câ uý dẩn và lây ý ki mn hân dân:

1. Cách thức hiến định quyền con người, quyền công dân

Quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong hiến pháp của các quốc gia theo ba cách cơ bản:

C á c h t h ứ n h ấ t , gồm các điều khoản trong một chương riêng, hoặc rải rác trong một số chương của hiến pháp. Đây là cách hiến định quyền phổ biến nhât hiện nay, được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng.

C á c h t h ứ h a i , quy định trong một văn bản riêng và được thừa nhận như là một câu phần của hiến pháp. V í dụ, Tuyên ngôn quyền con người năm 1689 và Bộ luật về quyển năm 2008 được coi là hai văn bản nguồn của H iêh pháp nưóc Anh; Hoặc theo Lời mở đầu của H iến pháp năm 1958 (hiện hành) của nước Pháp, bản Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân năm 1789 được thừa nhận như là một câu phần của H iến pháp. Điểu này có nghĩa là các quy định chủ chốt về quyền của bản Tuyên ngôn có giá trị như các quy tắc hiến định.

Cách thứ h a , không quy định trực tiếp trong nội dung hoặc không thành một văn bản riêng, mà được xác định như là những điều bổ sưng của hiến pháp. Đây là trường hợp của Hoa Kỳ. Hiến pháp H oa K ỳ ban đầu không có quy định trực tiếp nào về quyền con ngưòi, nhưng sau đó được bổ sung 10 tu chính án quy định về các quyền cơ bản mà sau này được gọi là Bộ luật vể quyền con người của Hoa Kỳ.

2. V Ị trí của chế định quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp

Với những quốc gia theo cách thức hiến định quyền thành một chương riêng, thì vị trí và tên gọi của chương này trong hiến pháp ít nhiều khác nhaụ Qua khảo sát 35 bản hiến pháp các nước trên thế giới, có 26 bản (70%) đặt chế định quyền con người, quyền công dân ở vị trí thứ hai (thậm chí ở Chương I), ngay sau chương về chính thể. Các bản hiến pháp năm 1946 và năm 1959 của V iệt Nam cũng theo xu hướng này khi đặt chế định quyền và nghĩa vụ của công dân ở các Chương II và IIỊ Điều này phản ánh nhận thức chung của các nhà lập hiến trên thế giói là rất coi trọng chế định quyền con người, quyền công dân { X e m P h ụ ỉ ụ c l . I Ĩ Ĩ ) .

3. Cấu trúc chế định quyền con người, quyền công dân

Nghiên cứu các bản hiêh pháp của các nước trên thế giới, có thể thây một điểm chung là các quyền dân sự, chính trị thường được đề cập trước, sau đó đến các quyển kinh tế, xã hội - văn hóa, cuôì cùng là các nghĩa vụ của công dân và một s ố quy định khác có liên quan. Các hiến pháp mới được thông qua hoặc sửa đổi trong khoảng hai thập kỷ gần đây (gọi là các hiến pháp theo

mô hình hiện đại), v í dụ như: H iến pháp Liên bang Nga, H àn Quốc, Ba Lan, Inđônêxia, Thái Lan, Ẩ n Độ, Nam Phi, V .V ., có xu hướng diễn đạt và câu trúc chế định vê' quyển con người, quyền công dân phỏng theo nội dung của các điều ưóc quốc tế về quyền con người để thuận tiện cho việc nội luật hóa và bảo đảm thực thi các điểu ước đó. Cụ thể, câu trúc của các bản hiến pháp theo mô hình hiện đại thông thường có trình tự như sau:

- Những nguyên tắc chung về quyền con người, quyền công dân.

- Các quyền dân sự, chính trị.

- Các quyền kinh tê^ xã hội - văn hóạ - Quyền của nhóm.

- Các nghĩa vụ.

- Các điều kiện và cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền hiến định.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số vấn đề về hiến pháp của các nước trên thế giới: Phần 1 (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)