Các xã hội không có hiến pháp thành văn có thể có những quy tắc pháp lý khác nhau liên quan đến quyền lực, nhưng về cơ bản không có một quy tắc nào tuyên bố nguyên tắc chủ quyền nhân dân. Điểm khác biệt của một xã hội có hiến pháp thành văn là ở chỗ nhân dân trong xã hội đó lập ra hiến pháp để tổ chức đời sôíng chính trị của m ình. Theo nghĩa như vậy, hiến pháp là một hình thức ghi nhận những thỏa thuận của những người dân sống trong một cộng đổng chính trị. M ột hệ
quả tự nhiên, hiến pháp phải tuyên bố chủ quyền trong cộng đống chính trị đó thuộc về người dân.
H iến pháp khẳng định chủ quyền nhân dân cũng có nghĩa hiêh pháp là một bản văn uỷ quyền. Ngưòd dân là chủ thể tối cao của quyền lực, nhưng do những lý do tììực tế, người dân không thể trực tiếp thực hành toàn bộ quyền lực của m ình, mà thông qua hiến pháp, người dân uỷ quyền cho Nhà nước để M ìà nước đại diện nhân dân thực hành quyền lực theo ý chí cia nhân dân. Do vậy, chỉ hiến pháp mới quy định về chủ qayền nhân dân; các đạo luật vốn xuâ't phát từ 'cơ quan quyền lục được ủy quyền nên về nguyên tắc không thể quy định vê' clủ quyển nhân dân với tư cách là quyền nguyên thủỵ
Cùng vớ i chính thể, đa sô' hiến pháp thường dành những đều khoản đầu tiên để trang trọng tuyên bố chủ quyền thuộc vé' nhân dân. Đ iều 3 H iến pháp của Pháp cũng khẳng định: "Chủ quyền quốc gia do nhân dân sử dụng thông qua các vị d in biểu hay trong những cuộc trim g cầu ý dân." Đ iều 1 H iến ptáp Ita lia quy định: "C hủ quyền thuộc về nhân dân và được thực hiện bởi nhân dân theo những hình thức và giới hạn do H ến pháp quy định". Đ iều 1 H iến pháp Bungari cũng quy đnh: 'T â't cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dìn thực hiện quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc ửông qua các cơ quan đại diện được thiết lập theo H iến pháp n iỵ" V .V ..