Khu vực kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu BCTM QH (Trang 26 - 32)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI

2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp

0 2.350 2.450 2.570 2.650 2.770

Nguồn: Bác cáo phát triển kinh tế xã hội huyện Phù Yên giai đoạn 2016- 2020

1.2. Tình hình sản xuất & tiêu dùng

Chương trình sản xuất lương thực được duy trì, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, tập trung thâm canh, xen canh, tăng vụ. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt kết quả tích cực, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Hệ thống các trung tâm, chợ thực phẩm, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ nông thôn tạo thành mạng lưới thương mại rộng khắp trên địa bàn, tạo điều kiện trao đổi, giao lưu hàng hóa, thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất, góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn.

1.3. Tình hình đầu tư xã hội

Hoạt động xây dựng tiếp tục phát triển, giai đoạn 2016-2020 đã huy động được trên 1.800 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, gấp 1,8 lần giai đoạn 2010-2015 và gần 100 tỷ đồng nguồn vốn hỗ trợ tài trợ của các tổ chức cá nhân thực hiện đầu tư xây mới và nâng cấp 22 trạm y tế xã; 148 công trình trường lớp học với trên 500 phòng học; có 68 công trình văn hóa xã, bản; 165 dự án sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường giao thông; 73 công trình nước sinh hoạt, 63 công trình thủy lợi, 33 công trình điện sinh hoạt, 19 công trình nhà trụ sở xã, nhà làm việc công an, trung tâm hành chính công huyện, 08 công trình sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai và nhiều công trình thuộc các lĩnh vực khác. Đặc biệt trong giai đoạn 2016-2020 huyện đã hoàn thành đầu tư 02 khu ở đô thị) khu đô thị bản Phố, xã Huy Bắc quy mô 3,7ha; khu đô thị công viên 2/9 mở rộng, thị trấn Phù Yên quy mô 7,8 ha) có giá trị thương mại cao góp phần nâng cao bộ mặt đô thị thị trấn Phù yên.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt 12.790 tỷ đồng, thực hiện năm 2020 ước đạt 2.770 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trung bình 12,4%/ năm.

Bảng 2: Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Stt Chỉ tiêu vị tínhĐơn

Thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 TH 2016 TH 2017 TH 2018 TH 2019 TH 2020 Tổng cộng Tỷ 2.350 2.450 2.570 2.650 2.770

đồng

Tốc độ tăng % 104 105 103 105

Vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý

Tỷ

đồng 2.350 2.450 2.570 2.650 2.770 1 Vốn ngân sách nhà nước đồngTỷ 257 240 300 210 450

2 Vốn đầu tư của các doanh nghiệp NN đồngTỷ 33 36 35 40 41

3

Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Tỷ

đồng 1.990 2.094 2.165 2.300 2.180

5 Các nguồn vốn khác đồngTỷ 70 80 70 100 99

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Phù Yên giai đoạn 2016- 2020

1.4. Tình hình xuất nhập khẩu, sản phẩm chủ đạo XNK

Huyện đã tiến hành triển khai xây dựng kế hoạch xuất khẩu hàng nông sản

năm 2020; chủ động tham gia các chương trình xúc tiến, quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn của huyện với các tỉnh, thành phố lớn. Nhiều sản phẩm (Mía đường, xi măng, tinh bột sắn, cà phê, cam và một sản phẩm nông sản khác) đã được xuất khẩu vào thị trường các nước như: Trung Quốc, Mỹ, Đức, Philipin, Lào… Hiện chưa có thống kê cụ thể về giá trị hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn huyện.

2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Kinh tế của huyện tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá; năm 2020 tổng giá trị sản xuất đạt 4.660 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thuỷ sản 28,3% công nghiệp, xây dựng 31,8%; thương mại dịch vụ 39,9%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 24,7 triệu đồng/người/năm, sản xuất nông lâm nghiệp duy trì phát triển; sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; đầu tư xây dựng dần được cải thiện, dịch vụ đạt mức tăng trưởng khá.

2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung; quan tâm hỗ trợ, khuyến khích thành lập hợp tác xã, nhóm hộ, đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, xây dựng mô hình kinh tế có hiệu quả gắn với chuỗi sản phẩm OCOP; giảm diện tích cây lương thực kém hiệu quả để phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế; cải tạo vườn tạp, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất gắn với từng tiểu vùng kinh tế.

a). Trồng trọt:

Sản lượng lương thực có hạt năm 2020 đạt 66.376 tấn; tổng sản lượng lương thực bình quân 73.246 tấn/năm; duy trì 316 ha chè, đạt 100% kế hoạch; phát triển diện tích cây ăn quả lên 2.800 ha, tăng 1.687 ha so với năm 2015 (trong đó, có 525 ha cây cam, bưởi; 57,39 ha cây ăn quả được ghép cải tạo); tích cực triển khai xây

dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp; đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Cam Phù Yên”.

Tổ chức tập huấn mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ được 10 lớp với 1.433 lượt người tham gia; Tổ chức mô hình trình diễn kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu tại bản Diệt xã Tan Lang trên giống NK 6101 và NK 6253 với quy mô 1ha với 02 hộ tham gia. Hiện nay cây ngô phát triển tốt, không có hiện tượng sâu bệnh hại; hiện cây đang trổ cờ phun râu. Phối hợp với các Công ty trình diễn các mô hình lúa chất lượng cao như: Giống lúa thuần Đại Dương 8; Đại Dương 18 và giống lúa Lai Đại Dương 1 và Đại Dương 2 tại xã Huy Tường và Tường Thượng với qui mô 0,5ha/1 giống lúa, 25 hộ tham gia. Giống lúa BQ và CNC 11 của Công ty cố phần giống vật tư nông nghiệp Công nghệ cao Thái Bình trồng tại xã Gia Phù với qui mô 02 ha.

Bảng 3: Thống kê công tác trồng trọt giai đoạn 2016-2020 TT Chỉ tiêu Đơnvị 2015TH

Thực hiện giai đoạn 2016-2020 TH 2016 TH 2017 TH 2018 TH 2019 TH 2020

1 Diện tích một số cây trồng chủ yếu

a Lúa cả năm ha 5.864 6.108 6.060 5.773 6.082 6.527 TĐ: - Lúa chiêm

xuân: Diện tích Ha 2.158 2.220 2.250 2.103 2.145 2.176

Năng suất Tạ/ ha 63,5 63 60,24 63,8 64 64

- Lúa mùa: (diện

tích) Ha 2.402 2.482 2.510 2.250 2.397 2.482 Năng suất Tạ/ ha 52.4 50 42.09 57.57 56 56 b Ngô: Diện tích Ha 20.987 19.137 16.432 12.476 10.600 9.007 Năng suất Tạ/ ha 32 30,02 30,98 34 34,9 40,2 c Chè Tổng diện tích Ha 311 311 311 316 316 316 TĐ: + Diện tích trồng mới Ha + Diện tích kinh doanh Ha 207 217 300 305 309 311

Năng suất Tạ/ha 45 45 40 30.8 48 45

d Mía Tổng diện tích Ha 46 60 65 53 56 62 Năng suất Tạ/ ha 120 120 120 120 120 120 e Sắn Tổng diện tích Ha 3.629 3.383 3.440 2.616 2.500 2.917 TĐ: Diện tích sắn nguyên liệu Ha

Năng suất Tạ/Ha 98 98 118 120 115

TT Chỉ tiêu Đơnvị 2015TH

Thực hiện giai đoạn 2016-2020 TH 2016 TH 2017 TH 2018 TH 2019 TH 2020 Tổng diện tích Ha 155 113 84 14 4 5

Năng suất Tạ/ha 13,81 13,93 13,92 15 14 14

h Cây ăn quả Ha 1.113 1.253 1.800 2.389 2.485 2.800

i Cỏ chăn nuôi Ha 141 171 172 308 420 465

k Trồng rau Ha 419 575,54 649 1048 613 556

2 Sản lượng một số cây trồng chủ yếu - Sản lượng lương thực có hạt Tấn 92.460 88.241 76.647 69.978 64.991 66.376 TĐ: + Thóc Tấn 27.075 28.124 25.792 26.259 27.891 30.126 + Ngô Tấn 65.385 60.117 50.855 43.719 37.100 36.250 - Sắn củ Tấn - 33.153 33.712 30.869 30.000 33.546 - Mía cây Nghìn Tấn 0,552 0,72 0,78 0,636 0,684 0,6 - Đậu tương Tấn 214 157 117 21 5,6 7 - Lạc vỏ Tấn 47 91 149 118 126 98 - Sản lượng quả các loại Tấn 2.127 6.600 7.292 9.140 9.963 8.000 - Sản lượng rau các loại Tấn 3.240 5.341 6.188 9.536 8.514 4.000

Nguồn: Phụ lục phát triển kinh tế xã hội huyện Phù Yên giai đoạn 2016-2020

b). Chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi được quan tâm chỉ đạo theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng kỹ thuật, chăn nuôi an toàn sinh học, mở rộng và phát triển đàn gia súc gắn với đầu tư trồng cỏ. Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm dịch động vật, sản lượng thịt hơi xuất chuồng: 5.200 tấn. Tổng đàn ong 1.150 đàn, sản lượng mật 17 tấn. Triển khai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi gà thương phẩm liên kết theo chuỗi giá trị gắn với bao tiêu sản phẩm đã cấp 14.000 con, với giống gà ri Lạc Thủy. Tổ chức tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm đạt 111.970 liều.

Bảng 4: Thống kê công tác chăn nuôi qua các năm 2016-2020

Stt Chỉ tiêu Đơn

vị

TH 2015

Thực hiện giai đoạn 2016-2020 TH 2016 2017TH 2018TH 2019TH TH 2020 1 Tổng đàn trâu (trung bình) Con 16.655 16.248 16.181 15.483 15.480 14.520 2 Tổng đàn bò (trung bình) Con 15.672 22.316 23.367 25.039 27.050 31.000 3 Tổng đàn lợn (> 2 tháng tuổi) Con 50.136 55.317 53.814 66.473 44.000 43.820

4 Tổng đàn ngựa Con 4.394 4.263 3.982 3.542 3.540 4.300 5 Tổng đàn dê Con 17.015 19.842 18.196 12.523 14.000 12.560 6 Tổng đàn gia cầm các loại Con 603.000 632.000 648.000 678.000 698.190 825.000

7 Sản lượng thịt hơi các loại Tấn 5.195 6.683 5.756 6.722 5.562 5.200

Nguồn: Phụ lục phát triển kinh tế xã hội huyện Phù Yên giai đoạn 2016-2020

c). Thủy sản:

Duy trì diện tích nuôi cá lồng tại vùng lòng hồ Thủy điện Hòa Bình và hồ Suối Chiếu, thành lập mới 05 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực thủy sản; trong đó 02 hợp tác xã thủy sản (HTX thủy sản Tân Phong, HTX thủy sản Tường Phong) được cấp chứng chận VietGap, toàn huyện có 638 lồng cá. Chăm sóc tốt đàn cá giống, đàn cá thịt, nuôi vỗ các loại cá bố mẹ và kiểm tra mức độ thành thục của các loại cá. Tổ chức thả 53.200 con cá giống trên sông Đà nhân dịp hưởng ứng ngày Nghề cá tháng 4. Tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt 1.380 tấn/năm.

Bảng 5: Thống kê công tác nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2016-2020 Stt Chỉ tiêu Đơn vị 2015TH

Thực hiện giai đoạn 2016-2020 TH

2016 2017TH 2018TH 2019TH 2020TH

1 Diện tích nuôi trồng thủysản Ha 3.371 3.369 3.369 3.357 3.346 3.350

2 Số lồng nuôi trồng thủy sản Lồng 274 368 671 778 767 638

3 Sản lượng nuôi trồng thủy sản Tấn 666 800 657 632 786 750

4 Sản lượng khai thác thủysản Tấn 366 368 362 251 314 630

Nguồn: Phụ lục phát triển kinh tế xã hội huyện Phù Yên giai đoạn 2016-2020

d). Trồng rừng

Sản xuất lâm nghiệp được quan tâm; tập trung công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng rừng tập trung. Năm 2020, tổng diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 430,8 ha, khoanh nuôi tái sinh mới đạt 2.342 ha, bảo vệ 58.008 ha rừng với độ che phủ là 47,3%. Thực hiện trồng 6.724 cây phân tán. Thường xuyên kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng và duy trì trực phòng cháy chữa cháy rừng 24/24 giờ trong mùa hanh khô. Công tác giao đất lâm nghiệp, giao rừng đảm bảo đúng tiến độ, xu thế các hộ nhận đất trống đồi núi trọc để xây dựng vườn rừng ngày càng nhiều.

Bảng 6: Thống kê các chỉ tiêu lâm nghiệp giai đoạn 2016-2020 Stt Chỉ tiêu Đơn vị 2015TH

Thực hiện giai đoạn 2016-2020 TH 2016 TH 2017 TH 2018 TH 2019 TH 2020

1 - Diện tích rừng hiện có Ha 55.793 55.793 55.872 56.404 56.745 58.008

2 - Diện tích rừng trồng mới tập trung Ha 323,53 444 640 525 430 430,8 + Rừng phòng hộ và đặc

dụng Ha 100 190 175 - 100 100

+ Dự án rừng đặc dụng Ha

+ Rừng sản xuất Ha 223,53 254 465 525 330 330,8

3 - Trồng cây phân tán Nghìnha 0,0047 0,0049 0,0025 0,0072 0,00645 0,014

4 - Diện tích rừng trồng được chăm sóc Ha 100 189 170 559 659

5 - Diện tích rừng được giao

khoán bảo vệ Ha

55.79

3 55.793 55.872 56.404 56.745 58.008 6 - Diện tích rừng được khoanh

nuôi tái sinh Ha 2.342 2.342 2.342

7 - Khai thác chế biến lâm sản 3.271 1.787 10.000 11.000

TĐ: + Sản lượng gỗ m3 3.271 1.787 10.000 11.000

Nguồn: Phụ lục phát triển kinh tế xã hội huyện Phù Yên giai đoạn 2016-2020

Công tác quản lý bảo vệ rừng đã được triển khai nhiều biện pháp kiên quyết, liên tục, đồng bộ nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm lâm luật, quản lý, bảo vệ tốt hơn tài nguyên rừng. Tuy nhiện, do địa bàn quản lý rộng, lực lượng cán bộ kiểm lâm mỏng, nhận thức và ý thức bảo vệ rừng của người dân chưa cao nên tình trạng vi phạm lâm luật vẫn diễn ra, vẫn còn hiện tượng người dân tự ý chuyển sang sản xuất nông nghiệp trong khu vực được giao quản lý, bảo vệ rừng.

e). Định hướng thực hiện đầu tư xã hội trong ngành

Điều kiện tự nhiên của huyện Phù Yên thuận lợi phát triển cho hầu hết các ngành nông nghiệp. Đặc biệt là trồng trọt, phát triển các loại giống cây trồng nhất là cây ăn quả miền ôn đới và các loại rau trái vụ, mang lại năng suất, chất lượng cao, mang hương vị đặc trưng của tỉnh so với vùng khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương, cải thiện chất lượng sống của người dân. Việc phát triển ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (cách mạng 4.0) và sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng phát triển chung của toàn xã hội, đảm bảo phát triển nông nghiệp đô thị - nông nghiệp bền vững. Để có những hướng đầu tư đúng đắn, chính quyền các cấp cần quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản xuất công nghệ cao, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ; hỗ trợ xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất; phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ nông nghiệp công nghệ cao. Quan tâm đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý các hợp tác xã, hộ sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu BCTM QH (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)