II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
6. Quốc phòng, an ninh và đối ngoại
6.1. Quốc phòng
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, không để xảy ra các tình huống đột xuất, bất ngờ; chủ động phối hợp với các đơn vị đấu tranh, ngăn chặn luận điểm tuyên truyền tác động thành lập “nhà nước Mông” vào địa bàn; hoàn thành công tác chuyển hóa địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự; chủ động phòng ngừa, đấu tranh kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh quốc phòng được quan tâm, củng cố, tăng cường ngay tại cơ sở với nòng cốt là mô hình nhóm “liên gia tự quản”; kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông, cháy nổ trên địa bàn. Triển khai thực hiện tốt chủ trương tăng cường lực lượng công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã, đến hết năm 2020 hoàn thành theo đề án.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác quân sự địa phương, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo gắn với củng cố, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, khu vực phòng thủ huyện vững chắc. Thường xuyên nêu cao cảnh giác cách mạng, phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh, tập huấn, huấn luyện cho lực lượng vũ trang huyện, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên được quan tâm thường xuyên. Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện đạt xuất sắc; chỉ đạo diễn tập chiến đấu phòng thủ, diễn tập ứng phó bão lũ, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn cấp xã đạt 100% khá giỏi. Công tác tuyển quân hằng năm đạt 100% chỉ tiêu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
6.2. An ninh trật tự
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, không để xảy ra các tình huống đột xuất, bất ngờ; chủ động phối hợp với các đơn vị đấu tranh, ngăn chặn luận điệu tuyên truyền tác động thành lập “Nhà nước Mông” vào địa bàn; hoàn thành công tác chuyển hóa địa bàn phức tạp về an ninh trật tự; chủ động phòng ngừa, đấu tranh kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được quan tâm củng cố, tăng cường ngay tại cơ sở với nòng cốt là mô hình nhóm “liên gia tự quản”; kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông, cháy nổ trên địa bàn. Triển khai thực hiện tốt chủ trương tăng cường lực lượng công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã.
Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, nhất là tệ nạn ma túy; nắm chắc tình hình, quản lý thông tin về tội phạm và tệ nạn ma tuý; triển khai điều trị nghiện ma túy bằng thuốc methadone; chỉ đạo triệt xóa diện tích tái trồng cây thuốc phiện và các điểm tệ nạn ma túy trên địa bàn, xây dựng cơ quan, đơn vị, trường học không có ma túy. Đến nay, 100% cơ quan, đơn vị, trường học, trạm, trại; 26,9% xã, thị trấn; 79,7% bản, tiểu khu đạt tiêu chuẩn không có ma túy.
6.3. Đối ngoại
Quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế được tăng cường, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả quan hệ hữu nghị hợp tác với huyện Nậm Bạc - tỉnh Luông Pha Bang, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; tăng cường tình đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
7. Đánh giá chung
7.1. Những lợi thế và kết quả đạt được
- Có lợi thế về quỹ đất đai và thời tiết thích hợp cho đa dạng hóa phát triển sản xuất nông nghiệp như trồng cây lương thực, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm (cây chè) và chăn nuôi đại gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Tiềm năng đất lâm nghiệp trên địa bàn lớn, chiếm 47,3% tổng diện tích tự nhiên. Đây là điều kiện thuận lợi để mở rộng diện tích vùng nguyên liệu chế biến giấy, gỗ, cây ăn quả và cây công nghiệp.
- Tiềm năng đất đai dành cho phát triển công nghiệp, phát triển đô thị, phát triển hệ thống các cơ sở phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của huyện đã được xác định, đáp ứng đủ nhu cầu cho các mục đích sử dụng đất.
- Kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển đúng hướng, công nghiệp bước đầu được phát triển với sự hình thành của các ngành như chế biến giầy da, may mặc và thủy điện nhỏ; các ngành tiểu thủ công nghiệp khác như chế biến gỗ, mộc dân dụng, chế biến nông sản, gia công cơ khí,...
- Huyện có hệ thống giao thông đa dạng bao gồm cả đường bộ và đường thủy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, thông thương hàng hóa trong và ngoài huyện.
- Nguồn lao động dồi dào và đang từng bước được nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng lao động được nâng lên rõ rệt.
- Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt được nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
7.2. Những hạn chế, khó khăn và thách thức
- Tài nguyên đất tuy đa dạng về nhóm và loại nhưng phần lớn là đất dốc, tầng đất mỏng, thảm thực vật ít nên quá trình suy thoái đất diễn ra ngày càng nghiêm
trọng, chất lượng đất suy giảm, hạn chế đến khả năng khai thác sử dụng cho các mục đích phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Là huyện miền núi, địa hình bị chia cắt, lượng mưa tập trung chủ yếu theo mùa là điều kiện để hình thành lũ quét và sạt lở đất, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.
- Nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, kinh tế công nghiệp và xây dựng phát triển chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ chương trình dự án của Trung ương; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm.
- Trình độ dân trí không đồng đều, hạn chế về nguồn lực vốn và nhân công lao động chất lượng cao đang là những cản trở nhất định trong quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- Việc làm, thu nhập, đời sống của nhân dân chưa thực sự được cải thiện đặc biệt là hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn.
- Sự liên kết giữa Nhà nước - Nhà nông - Nhà doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp nông thôn và tiêu thụ, chế biến nông, lâm sản còn hạn chế, liên kết chưa vững chắc.
- Cơ sở hạ tầng mặc dù luôn được đầu tư nhưng cũng có rất nhiều cơ sở đang xuống cấp nhanh chóng như đường giao thông và hệ thống thuỷ lợi... đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế và đời sống xã hội.