Khái quát phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu BCTM QH (Trang 98 - 100)

I. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Khái quát phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

1.1. Phương hướng phát triển

a. Xây dựng nông thôn mới

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện, sử dụng hiệu quả nguồn lực về đất đai nhằm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị, bảo vệ môi trường bền vững. “Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ cức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp – dịch vụ và đô thị, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của dân cư nông thôn, trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội trước hết là lao động, đất đai”.

- Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo sự chuyển biến căn bản trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với phát triển trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, đưa kinh tế nông nghiệp phát triển theo chiều sâu gắn với thị trường tiêu thụ và hiệu quả sản xuất; tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác, hợp tác xã; chú trọng phát triển nguồn nhân lực.

- Phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế khá và bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

b. Phát triển đô thị

- Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng quản lý đô thị và xây dựng nông thôn mới gắn với quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường. Phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại IV thị trấn Phù Yên, tập trung xây dựng các tiêu chí đạt chuẩn đô thị, phấn đấu đủ điều kiện để công nhận khu đô thị mới Gia Phù là đô thị loại V vào năm 2025.

c. Đảm bảo môi trường bền vững, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh

- Chăm lo phát triển văn hóa và đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh chương trình xóa đói giảm nghèo, từng bước ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.

- Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và làm tốt công tác đối ngoại.

1.2. Mục tiêu phát triển

- Đến năm 2030, phấn đấu 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong đó có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu. Thị trấn Phù Yên đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, Khu đô thị mới Gia Phù đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.

- Đến năm 2040, phấn đấu có 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong đó 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 8 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu. Phấn đấu Thị Phù Yên đạt tiêu chuẩn đô thị loại III, Khu đô thị mới Gia Phù đạt chuẩn đô thị loại V.

2. Quan điểm sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất nhằm quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai theo quy hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, nhằm khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Khai thác sử dụng đất đai theo quy hoạch, kế hoạch để phát triển kinh tế - xã hội cần phải gắn với việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp kinh tế với quốc phòng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới; tôn trọng phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

a) Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả đất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất. Mở rộng mô hình nhà lưới nhà kính đối với các sản phẩm rau màu thực phẩm; các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; phát triển cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao.

Trong sử dụng đất nông nghiệp, do khả năng mở rộng sản xuất bị hạn chế bởi địa hình bị chia cắt phức tạp, vì vậy việc phát triển nông nghiệp của huyện phải dựa chủ yếu vào thâm canh tăng vụ phát triển cây vụ đông, phát triển mạnh cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới, cây công nghiệp lâu năm cũng như các loại cây hàng năm nhằm đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn. Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên trồng lúa nước, hạn chế thấp nhất việc chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích khác; trong trường hợp bắt buộc phải lấy vào đất chuyên lúa nước thì phải có biện pháp sử dụng hợp lý, tiết kiệm.

Chuyển đổi nhanh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn liền giữa người sản xuất và người tiêu dùng, nâng cao năng suất nhằm mang lại hiệu quả cao, tiếp tục phát triển mạng lưới thị trường đồng bộ, gắn liền giữa sản xuất và người tiêu dùng, nâng cao năng suất nhằm mang lại hiệu quả cao.

Duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt trạng thái rừng ở những vùng đầu nguồn xung yếu. Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và khoanh nuôi có trồng bổ sung, trồng rừng và xây dựng vườn rừng, vườn quả, phát triển trồng hỗn giao giữa các loại cây tạo thành rừng nhiều tầng tán, đảm bảo chức năng phòng hộ, cung cấp lâm sản, tạo cảnh quan môi trường phục vụ cho khách thăm quan du lịch và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế.

Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Từng bước thay đổi hệ thống canh tác thiếu bền vững sang hệ thống canh tác vùng cao bền vững trên cơ sở chuyển đổi mô hình khai thác, tận thu tài nguyên sang sử dụng hiệu quả, bền vững và nâng cao năng suất. Chú trọng đẩy mạnh thực hiện chương trình hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với Trung tâm Chế biến rau quả Doveco Sơn La, định hướng sản xuất nông nghiệp hướng đến xuất khẩu trên địa bàn. Tiếp tục xây dựng,

thực hiện chuỗi sản xuất sản phẩm nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietTGAP, nông nghiệp hữu cơ.

Phát triển mạnh kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện kinh tế hộ phát triển để phát triển sản xuất hàng hóa nông, lâm, thủy sản.

b) Quan điểm sử dụng đất phi nông nghiệp

Ưu tiên bố trí quỹ đất để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, quỹ đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, quỹ đất cho nhu cầu xây dựng đô thị, xây dựng nông thôn mới. Đáp ứng đầy đủ diện tích đất cho mục đích quốc phòng và an ninh.

Trong sử dụng đất phi nông nghiệp, đặc biệt là quỹ đất đang sử dụng vào mục đích phát triển hạ tầng và xây dựng các công trình công cộng cần xem xét quy mô sử dụng ổn định lâu dài, sử dụng tiết kiệm, hợp lý đất đai, hạn chế việc đầu tư mở rộng công trình theo hướng dàn trải, tự phát. Với đất khu dân cư và đất ở vùng nông thôn cần bố trí thật hợp lý, kết hợp hài hoà phong tục tập quán định cư, thuận tiện cho sản xuất, tiện cho đầu tư cơ sở hạ tầng tập trung và phát huy hiệu quả công tác quản lý xã hội.

Đảm bảo quỹ đất cho việc xây dựng nâng cấp khu đô thị, xây dựng nông thôn mới, đất cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng chế biến nông lâm sản, khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng; Ưu tiên quỹ đất cho xây dựng cụm công nghiệp tập trung gắn với vùng nguyên liệu, tạo cơ hội cho ngành nghề nông nghiệp nông thôn phát triển.

c) Quan điểm sử dụng quỹ đất chưa sử dụng

Toàn huyện có trên 14.700 ha đất chưa sử dụng chiếm 11,97% tổng diện tích tự nhiên chủ yếu là diện tích đất có độ dốc cao khó khai thác ở quy mô tập trung cho sản xuất nông nghiệp, do đó quan điểm sử dụng loại đất này ngoài việc dành quỹ đất cho mục đích phi nông nghiệp thì tập trung chủ yếu cho phát triển lâm nghiệp trọng tâm ưu tiên cho khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng.

Một phần của tài liệu BCTM QH (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)