Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng

Một phần của tài liệu BCTM QH (Trang 137 - 141)

II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.3. Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng

Căn cứ phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất toàn huyện đến năm 2030, tỷ lệ 1/25000; tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất theo các khu chức năng như sau (Chi tiết các khu chức năng xem biểu 11/CH)

2.3.1. Đất đô thị

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Phù Yên, tiếp tục bố trí quỹ đất đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng đất cho phát triển đô thị mang tầm vóc quy mô của một đô thị mới; đến năm 2030, diện tích đất đô thị của huyện là 1.775,15 ha, tăng 1.577,24 ha so với năm 2020 (197,91 ha). Với định hướng phát triển đô thị như sau:

a. Điều chỉnh mở rộng thị trấn Phù Yên

Sau khi điều chỉnh, Thị trấn Phù Yên có diện tích 1.486,35 ha với 24 bản, Tiểu khu. Cụ thể như sau:

+ Điều chỉnh địa giới hành chính sáp nhập 06 bản gồm: bản Phố, Nà Phái 1, Nà Phái 2, Phai Làng, Suối Làng, Kim Tân với diện tích khoảng 457 ha của xã Huy Bắc vào thị trấn Phù Yên.

+ Điều chỉnh địa giới hành chính sáp nhập 11 bản gồm: Mo 1, Mo 2, Mo Nghè 1, Mo Nghè 2, Nà Xá, Chiềng Thượng, Chiềng Hạ, Chiềng Trung, Tường Quan, Búc, Cang với diện tích khoảng 910 ha của xã Quang Huy vào thị trấn Phù Yên.

+ Điều chỉnh địa giới hành chính 13,94 ha diện tích đất thuộc bản Xà xã Huy Hạ vào thị trấn Phù Yên.

Thị trấn Phù Yên là đô thị có những tính chất và chức năng như sau:

+ Là trung tâm hành chính – chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội của huyện Phù Yên, gồm các chức năng: hành chính, văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ.

+ Là trung tâm giao lưu văn hóa, trao đổi kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Là đầu mối giao thông quan trọng nối liền thị trấn với các xã thuộc huyện, là điểm trung chuyển giao thông đường bộ trên tuyến Quốc lộ 37 nối liền Sơn La với Phú Thọ.

+ Là đô thị có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

b. Khu đô thị mới Gia Phù

Chỉnh trang xã Gia Phù theo hướng đô thị hiện đại, thực sự là đô thị kinh tế của huyện. Quy mô diện tích thị trấn khoảng 288,80 ha. Thị trấn Gia Phù sẽ phát triển bám theo đường Quốc lộ 37.

- Là đô thị loại V, thị trấn trung tâm tiểu vùng kinh tế huyện Phù Yên.

- Là trung tâm dịch vụ - thương mại, sản xuất kinh doanh, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của huyện.

- Là đầu mối giao thông quan trọng nối liền với các xã vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình, là điểm trung chuyển giao thông đường bộ trên tuyến quốc lộ 43 đi huyện Mộc Châu; tuyến quốc lộ 37 đi huyện Mai Sơn và Thị trấn Phù Yên.

2.3.2. Khu sản xuất nông nghiệp (Khu vực chuyên trồng lúa nước, cây công nghiệp lâu năm) nghiệp lâu năm)

- Tổng diện tích khu sản xuất nông nghiệp toàn huyện đến năm 2030 có 2.216,12 ha, chiếm 1,80% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó: có 1.896,12 ha đất chuyên trồng lúa nước; 320 ha đất chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm. Tầm nhìn đến năm 2040 diện tích đất Khu sản xuất nông nghiệp là 2.170 ha, chiếm 1,76% tổng DTTN của huyện.

Khu vực trồng lúa nước, tập trung trên các vùng đất có nước tưới chủ động của các hồ, đập. Đảm bảo sự tăng trưởng không chỉ về lượng mà còn cả về chất trên cơ sở khai thác hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất bằng tăng vụ, tăng năng suất, cơ giới hóa các khâu canh tác, thu hoạch và ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất lúa gạo.

Cây công nghiệp lâu năm được trồng ở Phù Yên chủ yếu là cây chè, hiện tại diện tích trồng chè trên địa bàn huyện có khoảng 300 ha được trồng nhiều và tập trung tại xã Mường Cơi, Tân Lang, Mường Do và Mường Thải. Mục đích chủ yếu được xác định trong quy hoạch là tập trung đầu tư thâm canh, cải tạo giống trên diện tích chè hiện có; chỉ mở rộng diện tích trồng mới ở những địa bàn có điều kiện tự nhiên phù hợp, đáp ứng về lao động, vốn và điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến. Áp dụng quy trình sản xuất chè sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng các giống chè mới, năng suất và chất lượng cao để trồng mới và trồng tái canh cây chè, đẩy mạnh công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị sản xuất cây chè.

2.3.3. Khu lâm nghiệpa. Khu vực rừng phòng hộ a. Khu vực rừng phòng hộ

Quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 tiếp tục thực hiện mục tiêu quản lý bền vững rừng phòng hộ, đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; tái sinh có kết hợp trồng bổ sung, trồng mới rừng. Đến năm 2030, toàn huyện có 31.724,19 ha đất rừng phòng hộ, tăng 7.997,62 ha so với năm 2020 (23.726,57 ha).

b. Khu vực rừng sản xuất

Đến năm 2030, diện tích đất rừng sản xuất là 32.781,90 ha. Mục đích chủ yếu được xác định theo quy hoạch là: đẩy mạnh việc khôi phục và phát triển rừng tự nhiên thông qua các biện pháp lâm sinh nuôi dưỡng, trồng mới và làm giàu rừng bằng các loài cây đa mục tiêu và lâm sản ngoài gỗ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị của rừng và tăng thu nhập cho người dân sống bằng nghề rừng. Đối với diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt, tái sinh kém và rừng trồng chất lượng thấp được cải tạo để trồng rừng mới, mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Đẩy mạnh trồng cây phân tán để đáp ứng kịp thời, có hiệu quả các nhu cầu gỗ gia dụng cho thị trường.

c. Khu vực rừng đặc dụng

Quy hoạch đến năm 2030, diện tích khu vực rừng đặc dụng của huyện là 9.547 ha, tăng1.135,70 ha so với hiện trạng năm 2020 (8.411,31 ha), phân bổ ở 2 xã Suối Tọ và Mường Thải. Mục đích chủ yếu được xác định theo quy hoạch là bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng đặc dụng hiện có, tiếp tục khoanh nuôi tái sinh rừng đặc dụng, nhằm đảm bảo mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, giá trị cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và các loài sinh vật hoang dã, quý hiếm trong hệ thống rừng đặc dụng.

2.3.4. Khu du lịch

Tập trung đầu tư xây dựng, bảo tồn khu di tích văn hóa lịch sử Đình Chu, Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (tại khu rừng bản Nhọt xã Gia Phù); di tích lịch sử đèo Lũng Lô xã Mường Cơi; khu du lịch sinh thái Noong Cốp xã Quang Huy, Hồ Suối Chiếu; hệ thống hang động Tân Lang, Mường Do, Đá Đỏ; Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng bản Văn Phúc Yên, bản Thải xã Mường Thải và du lịch vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững. Tổng diện tích khu du lịch toàn huyện đến năm 2030, tầm nhìn

đến năm 2040 là 953,35 ha, chiếm 0,77% tổng DTTN của huyện.

2.3.5. Khu phát triển công nghiệp

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, diện tích đất cụm công nghiệp của huyện là 83,47 ha, tăng 40,47 ha so với năm 2020 (43 ha). Mục đích chủ yếu được xác định trong quy hoạch là: Bố trí đủ quỹ đất cho xây dựng các cụm công nghiệp trên cơ sở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của huyện và phải tuân thủ các nguyên tắc: tách biệt với khu dân cư, có cơ sở hạ tầng thuận lợi, gắn với vùng nguyên liệu và nguồn lao động, có điều kiện xử lý và bảo vệ môi trường, đảm bảo cho công nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững. Đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp đồng bộ, có hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, có khả năng hỗ trợ lẫn nhau, hình thành rõ cụm công nghiệp Gia Phù (38 ha), Quang Huy (10,47 ha), Tân Lang (15 ha) và Huy Tân (20 ha). Phát triển công nghiệp gắn với thế mạnh của địa phương như chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến quặng, thủy điện tích năng, may mặc, giày dép và công nghiệp nhẹ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tầm nhìn đến năm 2040 diện tích khu phát triển công nghiệp là 90 ha, chiếm 0,87% tổng DTTN của huyện

2.3.6. Khu đô thị - thương mại – dịch vụ

- Đối với khu đô thị: tiếp tục mở rộng và chỉnh trang thị trấn Phù Yên theo hướng đô thị hiện đại, thực sự là đô thị trung tâm hành chính - kinh tế của huyện với các khu vực chức năng chính: khu hành chính, chính trị tập trung; khu trung tâm thương mại, dịch vụ; khu trung tâm thể thao văn hóa; trung tâm y tế giáo dục. Đặc biệt khu dân cư và khu sản xuất công nghiệp được quy hoạch phân định rõ ràng đảm bảo xu thế phát triển hợp lý, bền vững và lâu dài. Quy mô diện tích thị trấn là 1.486,35 ha, thị trấn Phù Yên sẽ phát triển bám theo đường Quốc lộ 37, được mở rộng về phía xã Quang Huy, Huy Bắc và Huy Hạ. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư phát triển theo hướng hiện đại; hệ thống công trình xây dựng và nhà ở khang trang đàng hoàng; khung cảnh vẫn mang đặc thái riêng của một đô thị miền núi, thể hiện sự kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu của các dân tộc trên địa bàn huyện Phù Yên.

- Đối với khu thương mại, dịch vụ: Ưu tiên quỹ đất tại các vị trí đẹp, trung tâm để xây dựng hệ thống thương mại, dịch vụ đồng bộ tại trung tâm huyện; các thị tứ gắn với hệ thống phân phối, bán buôn bán lẻ ở đô thị đồng thời bố trí quỹ đất thuận tiện giao thông gắn với trung tâm các xã để xây dựng chợ trung tâm xã, nâng cấp các điểm giao dịch thành chợ, đảm bảo cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Tập trung đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu thương mại, dịch vụ trên địa bàn thị trấn, Quang Huy, Huy Hạ và Huy Bắc đáp ứng nhu cầu trên địa bàn và khách thập phương.

2.3.7. Khu dân cư nông thôn

Đất khu đân cư nông thôn tại các xã chủ yếu là đất ở, đất vườn trong khu ở và các công trình công công phục vụ khu dân cư tại các xã. Tổng diện tích khu dân cư nông thôn đến năm 2030 có 5.251,37 ha, chiếm 4,26% tổng DTTN toàn huyện. Tầm nhìn đến năm 2040 đạt 5.400 ha, chiếm 4,54% tổng DTTN toàn huyện.

Một phần của tài liệu BCTM QH (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)