Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng

Một phần của tài liệu BCTM QH (Trang 100 - 105)

I. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

3. Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng

3.1. Đất đô thị

Hiện trạng năm 2020, diện tích đất đô thị của huyện là 160,5 ha trên địa bàn Thị trấn Phù Yên và các xã Huy Hạ, Huy Bắc, Quang Huy. Trong kỳ quy hoạch huyện xác định cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch chung xây dựng thị trấn Phù Yên và quy hoạch mới Khu đô thị Gia Phù. Đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, diện tích đất đô thị của huyện dự báo là 1.775,15 ha, trong đó thị trấn Phù Yên 1.486,35 ha, Khu đô thị mới Gia Phù 288,80 ha.

3.2. Khu sản xuất nông nghiệp (khu vực chuyên trồng lúa nước, khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm) chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm)

Giai đoạn tới việc sử dụng đất nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch mở rộng đô thị; tiến hành quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng chuyên canh, gắn phát triển nông nghiệp với du lịch

sinh thái tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường; tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai.

Hình thành các mô hình sản xuất có hiệu quả, mở rộng diện tích và phát triển mạnh cây trồng có khả năng trở thành hàng hoá qui mô lớn, gắn chế biến với thị trường để nâng cao giá trị của sản phẩm. Chuyển đổi mạnh cơ cấu giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ theo hướng nâng cao giá trị, ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra giá trị hàng hóa lớn trên một đơn vị diện tích và đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ: Mở rộng sản xuất hàng hóa, tập trung vào những sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh của huyện: “Cam Phù Yên”, xây dựng thương hiệu “Gạo Phù Yên”, tỏi Phù Yên... theo hướng sản xuất hữu cơ gắn với liên kết chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn.

Tích cực chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp (chuyển một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu qua sang trồng cây rau màu thực phẩm với mô hình nhà lưới, nhà kính, chuyển đổi đất trồng lúa nương, hoa màu trên đất dốc sang trồng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao); sử dụng có hiệu quả đất đai, hình thành các vùng sản xuất tập trung; phát huy lợi thế từng vùng gắn với thâm canh và tạo vùng hàng hoá cạnh tranh. Chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ để có nhiều sản phẩm chất lượng cao, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích.

- Ổn định diện tích đất trồng cây hàng năm khác, cải tạo vườn tạp, trồng các giống cây có chất lượng cao.

- Về cơ bản, ổn định diện tích đất trồng lúa, đặc biệt là đất trồng lúa 2 vụ có năng suất cao hạn chế chuyển sang các mục đích khác. Trồng các loại cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây thực phẩm,… ứng dụng các tiến bộ về công nghệ sinh học, từng bước thực hiện một nền nông nghiệp sạch.

Theo đó, đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2040 dự kiến quỹ đất phục vụ sản xuất nông nghiệp khoảng 44.400 – 46.000 ha.

3.3. Khu lâm nghiệp (khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc

dụng, rừng sản xuất)

Toàn huyện hiện có khoảng 58.290 ha đất có rừng, chiếm khoảng 47,3% diện tích đất tự nhiên, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống xói mòn, rửa trôi, ngăn lũ ống, lũ quét và có vai trò phòng hộ đầu nguồn sông Đà. Định hướng chung cho đất lâm nghiệp đến năm 2030 là duy trì và phát triển diện tích đất lâm nghiệp, phấn đấu tỷ lệ che phủ rừng đạt 50% vào năm 2030. Đẩy nhanh việc trồng và khoanh nuôi rừng, phủ xanh và sử dụng đất trống đồi núi trọc gắn liền với định canh, định cư, ổn định đời sống của các dân tộc. Bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững, toàn diện cả về kinh tế - xã hội - môi trường, vừa tăng độ che phủ rừng, vừa nâng cao giá trị kinh tế của rừng, tạo thêm sản phẩm hàng hóa và việc làm, tăng thu nhập cho người làm nghề rừng; phát huy và khai thác tiềm năng lợi thế về đất rừng.

Ổn định ba loại rừng trên cơ sở xác định rõ mục đích sử dụng theo hai tính chất rừng bảo tồn và rừng kinh tế với biện pháp đầu tư và khai thác có hiệu quả. Đối

với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ bảo vệ nghiêm ngặt diên tích hiện có, không để xam hại nhất là đối với rừng đặc dung. Tập trung bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học diện tích rừng hiện còn; nhân giống và xây dựng kế hoạch trồng và phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, các loài cây bản địa, cây dược liệu dưới tán rừng phòng hộ gắn với khai thác phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường phát huy tốt nhất khả năng phòng hộ đầu nguồn các lòng hồ thủy điện. Đối với rừng sản xuất tập trung chọn lựa các loại cây đa mục tiêu, hiệu quả kinh tế cao, quy hoạch phát triển rừng gắn với quy hoạch các cơ sở chế biến, gắn chế biến với tiêu thụ. Có cơ chế, chính sách giao đất giao rừng cho người dân để người dân cùng thực hiện mô hình đồng sở hữu rừng và bảo vệ rừng; phát triển các dịch vụ sinh thái rừng và tăng cường áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ sinh thái rừng, đảm bảo lợi ích cho cả người sử dụng và người cung cấp dịch vụ sinh thái.

3.4. Khu du lịch

Tập trung đầu tư xây dựng, bảo tồn khu di tích văn hóa lịch sử Đình Chu, Di tích kháng chiến chống Pháp đèo Lũng Lô xã Mường Cơi, khu du lịch sinh thái Noong Cốp, du lich sinh thái Hồ suối Chiếu xã Mường Thải; hệ thống hang động tại xã Đá Đỏ; Khu trung tâm di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp - Khu rừng bản Nhọt xã Gia Phù; du lịch sinh thái vùng hồ thủy điện Hòa Bình,... Do vậy cần nhìn nhận du lịch là một ngành kinh tế đầy tiềm năng của huyện; cần đánh giá, rà soát tiềm năng hệ thống di tích, các điểm du lịch tâm linh, du lịch sinh thái;… để đầu tư thúc đẩy cho phát triển du lịch (quy hoạch , phát triển hạ tầng du lịch, nguồn lực, văn hóa ứng xử, môi trường du lịch,… một cách bài bản, có tầm nhìn dài hạn, có khả năng kết nối với các trọng điểm du lịch của tỉnh). Tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch, dịch vụ; duy trì, khai thác tốt các điểm du lịch trên địa bàn. Tiếp tục đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất để đảm bảo phục vụ nhu cầu của khách tham quan tại các điểm du lịch, đặc biệt quan tâm đến bảo vệ môi trường và cảnh quan tự nhiên, kiểm soát các dự án không làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và giá trị các tài nguyên du lịch.

3.5. Khu phát triển công nghiệp (cụm công nghiệp)

Phát triển các cụm công nghiệp để đáp ứng yêu cầu về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Bố trí quỹ đất cho xây dựng các cụm công nghiệp trên cơ sở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của huyện và phải tuân thủ các nguyên tắc: tách biệt với khu dân cư, có cơ sở hạ tầng thuận lợi, gắn với vùng nguyên liệu và nguồn lao động, có điều kiện xử lý và bảo vệ môi trường, đảm bảo cho công nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững. Đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp đồng bộ, có hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, có khả năng hỗ trợ lẫn nhau, hình thành rõ cụm công nghiệp Gia Phù, Quang Huy, cụm công nghiệp sạch Huy Tân, cụm công nghiệp Tân Lang. Phát triển công nghiệp gắn với thế mạnh của địa phương như chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến quặng, thủy điện tích năng, may mặc, giày da và công nghiệp nhẹ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

3.6. Khu đô thị (trong đó có khu đô thị mới)

Tăng cường đầu tư phát triển mở rộng không gian thị trấn của huyện. Bố trí quỹ đất tái định cư phục vụ giải tỏa xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cũng như đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng của người dân. Triển khai xây dựng nhà ở dưới nhiều hình thức để mở rộng quỹ nhà đô thị, nhằm sử dụng quỹ đất ở của huyện tiết kiệm, hiệu quả hơn. Phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại IV thị trấn Phù Yên, tập trung xây dựng các tiêu chí đạt chuẩn đô thị, phấn đấu đủ điều kiện để công nhận thị trấn Gia Phù là đô thị loại V.

Xây dựng các Khu đô thị mới có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, kết nối thông suốt giữa đô thị với các vùng phụ cận; các công trình công cộng được bố trí phù hợp, đảm bảo bán kính phục vụ và đáp ứng tốt yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu ngày càng cao của người dân. Là một đô thị xanh, sạch, đẹp, có sự gắn kết hài hoà các yếu tố tự nhiên – xã hội – con người – văn hoá trên một không gian phát triển đô thị bền vững; gắn phát triển đô thị với phát triển các cụm công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Xây dựng các công trình thiết yếu về hạ tầng đô thị: trung tâm hành chính chính trị, trung tâm văn hoá thể dục thể thao, trung tâm y tế, giáo dục,…

Tổ chức không gian đô thị được hình thành trên tuyến chính, các điểm nhấn đô thị được hình thành chủ yếu tại các nút giao giữa các trục ngang, dọc của đô thị. Nhịp điệu kiến trúc được thay đổi với các nhà cao tầng kết hợp xen lẫn các công trình công cộng có khoảng lùi lớn và thấp tầng. Kiến trúc nhà ở vừa đảm bảo công năng, vừa đảm bảo vẻ mỹ quan đô thị khi phối hợp với công trình phục vụ công cộng trên các trục phố chính. Nhà cao tầng, nhà phố liên kế được xây dựng ở gần các trung tâm huyện chen lẫn một vài khu nhà biệt thự thấp tầng nhằm làm thay đổi nhịp điệu kiến trúc. Các khu nhà vườn được xây dựng trên các tuyến đường ven đô thị nhằm đảm bảo yêu cầu diện tích đất sử dụng, sản xuất nông nghiệp phục vụ đô thị; đồng thời, là khu chuyển tiếp giữa ruộng vườn và đô thị.

3.7. Khu thương mại dịch vụ

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển và mở rộng mạng lưới thương mại, dịch vụ, xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị, nâng cấp các chợ.

- Tạo bước chuyển biến mạnh cho khu vực dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử để hình thành các khu du lịch trên địa bàn thị xã.

- Xây dựng và tôn tạo các di tích lịch sử, danh thắng để phát triển du lịch như: du lịch tâm linh Hồ Noong Bua - Đình Chu xã Quang Huy, du lịch cộng đồng bản Chiếu xã Mường Thải, đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (tại khu rừng bản Nhọt xã Gia Phù) gắn với bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc có giá trị nhân văn, giới thiệu cho du khách khi tới tham quan.

3.8. Khu đô thị - thương mại - dịch vụ

Xây dựng đô thị huyện Phù Yên có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, kết nối thông suốt giữa đô thị với các vùng phụ cận; các công trình công cộng được bố trí phù hợp, đảm bảo bán kính phục vụ và đáp ứng tốt yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu ngày càng cao của người dân. Là một đô thị xanh, sạch, đẹp, có sự gắn kết hài hoà các yếu tố tự nhiên – xã hội – con người – văn hoá trên một không gian phát triển đô thị bền vững; gắn phát triển đô thị với phát triển các cụm công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Giai đoạn tới, tiếp tục thực hiện quy hoạch mở rộng thị trấn Phù Yên và Quy hoạch Khu đô thị mới Gia Phù.

- Dịch vụ: Cùng với công nghiệp - xây dựng, dịch vụ là ngành tạo động lực tăng trưởng và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế huyện; cần tập trung cao cho phát triển các dịch vụ: du lịch, thương mại, vận tải; tăng cường năng lực hoạt động các dịch vụ ngành tài chính, ngân hàng,... để đạt tốc độ tăng trưởng cao, tăng tỷ trọng dịch vụ.

- Thương mại: Xây dựng mạng lưới thương nghiệp huyện đủ năng lực cung ứng vật tư thiết yếu, hỗ trợ sản phẩm cho nông dân, hạn chế ép giá bảo vệ sản xuất. Phát triển mô hình các tổ hợp dịch vụ thu mua - chế biến - tổ chức tiêu thụ sản phẩm để chủ động tìm đầu ra cho sản xuất; xây dựng ngành thương mại - dịch vụ thương mại thực sự trở thành cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.

3.9. Khu dân cư nông thôn

Việc phát triển và bố trí các khu dân cư nông thôn phải phù hợp với chính sách phát triển kinh tế, xã hội, thuận tiện giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phòng an ninh, thuận lợi trong sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế gia đình.

Đến năm 2030 đất khu dân cư nông thôn của huyện trên địa bàn 26 xã sẽ phát triển theo các hướng sau:

- Các khu dân cư nông thôn trong vùng đô thị hóa của huyện được tồn tại và phát triển theo hướng từng bước cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, đẩy mạnh phát triển các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, vận tải, văn hóa, giáo dục,... để chuyển hóa cơ cấu lao động, tạo ra sự thay đổi về lối sống; hiện đại hóa hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, từng bước cải tạo làm thay đổi hình thái kiến trúc xây dựng theo hướng các đô thị nhà vườn. Tại các khu vực trung tâm xã bố trí các công trình công cộng dịch vụ, khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, thông tin liên lạc, nhà ở gắn với các hoạt động thương mại, dịch vụ.

Quy hoạch khu trung tâm xã khang trang với đầy đủ các thiết chế hạ tầng xã hội, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, cơ sở y tế, nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao,... nhằm cải thiện, nâng cao đời sống người dân; từng bước sắp xếp lại các điểm dân cư ven theo các trục lộ giao thông chính.

- Cải tạo, mở rộng các khu dân cư hiện có theo mô hình khép kín khu dân cư, hạn chế hình thành các khu dân cư mới độc lập, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng khu dân cư, giảm chi phí xây dựng mới.

Theo quy luật đô thị hóa, ngoài một bộ phận dân cư nông thôn sẽ chuyển tới cư trú ở khu vực nội thị và một bộ phận trở thành cư dân đô thị do quá trình mở rộng,

thành lập đô thị mới, song nhìn chung dân số nông thôn của huyện vẫn tăng lên bởi hai yếu tố là tăng tự nhiên và tăng cơ học. Kết quả dự báo đến năm 2030 dân số nông thôn của huyện chiếm khoảng 70% tổng dân số. Việc xác định quỹ đất khu dân cư nông thôn của huyện đến năm 2030 dựa trên các căn cứ: định mức cấp đất ở nông thôn/hộ; dự báo dân số khu vực nông thôn và số hộ phát sinh; hiện trạng và dự báo tốc độ đô thị hóa nông thôn; hiện trạng sử dụng đất khu dân cư nông thôn, đất ở nông thôn.

Một phần của tài liệu BCTM QH (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)