II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội
2.1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1.1.1. Giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Phù Yên giai đoạn 2021-2025 được UBND huyện thông qua tại Kế hoạch số 197/KH-UBND ngày 05/10/2020. Cụ thể các chỉ tiêu như sau:
a. Về kinh tế
(1) Thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 đạt 564 tỷ đồng. (2) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt trên 13.250 tỷ đồng.
(3) Tỷ lệ đô thị hóa đến 2025 đạt 15%. Phấn đấu đến năm 2030 xây dựng thị trấn Phù Yên trở thành đô thị loại IV.
(4) Sản lượng lương thực có hạt trung bình đạt 65.000 tấn/năm; sản lượng nuôi trồng, đánh bắt thủy sản đạt 1.500 tấn/năm; phấn đấu có từ 10 sản phẩm trở lên được công nhận sản phẩm OCOP.
(5) Thành lập mới 14 hợp tác xã, nâng tổng số hợp tác xã trên địa bàn đạt 54 HTX.
(6) Xây dựng 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 12 xã, trong đó, ít nhất 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 5 bản kiểu mẫu.
b. Về xã hội
(7) Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021- 2025 bình quân 3%/năm.
(8) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50% (trong đó, có bằng cấp và chứng chỉ nghề đạt trên 20%). Số lượng lao động tại các cụm, khu công nghiệp trong và ngoài huyện đạt trên 20.000 người. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 53%.
(9) Xây dựng 14 trường học đạt chuẩn quốc gia (nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 42/67 trường).
(10) Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt trên 80%; 7,5 bác sỹ, 23 giường bệnh/1 vạn dân; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 10%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin 97%.
(11) Tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm y tế đạt 97%; bảo hiểm xã hội đạt 22% lực lượng lao động, trong đó, bảo hiểm xã hội tự nguyện 6,3%.
(12) Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” đạt 82%. (13) Tỷ lệ người dân tiếp cận với Internet 80%.
(14) Tỷ lệ đường giao thông đến bản, nội bản, tiểu khu được cứng hóa đạt trên 50%.
(15) 100% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, trạm y tế; xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”
(16) Số lượt khách du lịch bình quân 20.000 lượt/năm, doanh thu đạt 12 tỷ đồng/năm.
c. Về môi trường
(17) Tỷ lệ che phủ rừng đạt ổn định 50% (bao gồm cả diện tích cây ăn quả trên đất dốc); từng bước nâng cao chất lượng rừng.
(18) Tỷ lệ dân số thị trấn, thị tứ được sử dụng nước sạch đạt 100%; tỷ lệ khu vực nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 90%.
(19) Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom ở đô thị 95%, ở nông thôn 85%; Tỷ lệ các cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn 100%.
2.1.1.2. Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 và tầm nhìn 2040
Căn cứ vào chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2021-2025, dự báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030, tầm nhìn 2040 như sau:
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2025 Năm
2030 Năm 2040
1 Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 120 150 200
2 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Tỷ đồng/nă m 2.650 2.800 3.300 3 Tỷ lệ đô thị hóa % 15 20 25 4
Sản lượng lương thực có hạt Tấn/năm 65.000 60.000 62.000 Sản lượng đánh bắt thủy sản Tấn/năm 1.500 1.600 1.800 Sản phẩm được công nhận OCOP Sản phẩm >10 15 20
5 Tổng số HTX, doanh nghiệp DN, HTX 180 200 230 Trong đó: Thành lập mới DN, HTX 32 50 60 6
Xây dựng Nông thôn mới
Số xã đạt chuẩn nông thôn mới 12 15 20
Trong đó:
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2025 Năm2030 Năm 2040
nâng cao
Số xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu Xã 0 3 5
Số bản kiểu mẫu Bản 5 15 40
Số xã dưới 10 tiêu chí Xã 0 0 0
7 Giảm tỷ lệ hộ nghèo %/năm 3 2,8 2,3
8
Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 50 65 75
Trong đó
Có bằng cấp chứng chỉ % >20 30 40
Số lượng lao động tại các cụm, khu công nghiệp trong và ngoài huyện
Người >20.000 >25.000 >30.000
Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong
tổng số lao động xã hội % 53 50 45
9 Số trường đạt chuẩn quốc gia Trường 42 50 100%
10
Y tế
Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế % >80 90 100
Số bác sỹ/1 vạn dân Bác sỹ 7,5 8,0 10,0
Số giường bệnh/ 1 vạn dân Giường 23 26 32
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng % 10 7,5 5,0
Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm
chủng đầy đủ các loại vắc xin % 97 100 100
Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế % 97 100 100 Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm xã
hội % 22 25 35
Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm xã
hôi tự nguyện % 6,3 10 15
11 Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa" % 82 88 95
12 Tỷ lệ người dân tiếp cận với
Intenet % 80 90 100
13 Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia an toàn % 100 100 100
14 Tỷ lệ đường giao thông đến bản,nội bản, tiểu khu được cứng hóa % >50 >65 100
15 Tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2025 Năm2030 Năm 2040
chuẩn "An toàn an ninh trật tự" Tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn "An
toàn về an ninh, trật tự" % 100 100 100
16 Số lượt khách du lịch bình quân Lượt/năm 20.000 20.000 30.000
Doanh thu đạt Tỷ đồng 12 12 15
17
Tỷ lệ che phủ rừng ổn định % 50 50 50
Trồng rừng mới bình quân Ha/năm 300 300 300
Trồng cây phân tán bình quân Cây/năm 5.000 5.000 5.000
18
Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng
nước sạch % 100 100 100
Tỷ lệ dân số nông thôn được sử
dụng nước hợp vệ sinh % 90 100 100
19
Tỷ lệ chất thải, rắn được thu gom
ở đô thị % 95 100 100
Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom ở
nông thôn % 85 90 100
Tỷ lệ khu, cụm công nghiệp có hệ
thống xử lý nước thải tập trung % 100 100 100
2.1.2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế a. Kinh tế nông nghiệp
Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con nuôi, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ. Phát triển đa dạng ngành nghề, làng nghề nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.
Giảm diện tích cây ngô, sắn, diện tích lúa nương, tăng diện tích trồng cỏ chăn nuôi. Tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, tập trung vào những sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh của huyện như phát triển Cam Phù Yên, Gạo Phù Yên, Tỏi tía Phù Yên, Chanh leo... được sản xuất theo hướng hữu cơ gắn với liên kết chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.
Xây dựng chuỗi sản xuất sản phẩm nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietTGAP, Globgap. Duy trì và giữ ổn định diện tích chè hiện có, tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất, hiệu quả canh tác. Phấn đấu có từ 10 sản phẩm trở lên được công nhận sản phẩm OCOP.
Khôi phục, cải tạo và phát triển diện tích chè Shan tuyết hiện có tại các xã Mường Do, Tân Lang; tạo điều kiện cho Hợp tác xã đầu tư hỗ trợ kỹ thuật, giống, vật tư, tiêu thụ sản phẩm để các hộ cải tạo, chăm sóc chè, nâng cao chất lượng chế biến. Tiếp tục trồng, phát triển cây dược liệu như sa nhân, an xoa, thanh hao... Tiếp
tục duy trì phát triển sản xuất các chuỗi giá trị gắn với bao tiêu sản phẩm đã có và nâng cấp các chuỗi đã có, phát triển chuỗi mới... Xây dựng một số mô hình trồng rau, quả công nghệ cao và phát triển vùng sản xuất quả tập trung đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung phát triển gia súc ăn cỏ theo quy mô trang trại, đầu tư trồng cỏ. Tuyên truyền, vận động bà con nhân dân không thả rông gia súc, làm chuồng trại gắn với phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Áp dụng chăn nuôi hữu cơ, an toàn sinh học vào sản xuất.
Thủy sản: Khai thác tốt diện tích nước mặt vùng hồ sông Đà và các hồ thủy lợi trên địa bàn huyện để phát triển nuôi cá lồng kết hợp với xây dựng các cơ sở chế biến thuỷ sản tại các xã vùng dọc sông
Lâm nghiệp: Tập trung phát triển mạnh 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng) phân chia theo 4 vùng kinh tế của huyện. Tiếp tục thực hiện trồng rừng tập trung gắn với trồng cây dược liệu, măng sặt dưới tán rừng, nhằm tạo ra mô hình nông lâm kết hợp, đảm bảo nhân dân thực sự có thu nhập từ rừng. Đẩy mạnh trồng rừng sản xuất bằng cây xoan, tếch, thông đưa nghề rừng trở thành một trong những nghề chính trong ngành nông lâm nghiệp. Xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm lâm luật, thường trực công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có trên địa bàn huyện, hàng năm thực hiện trồng mới và tổ chức trồng mới cây phân tán tại các xã, thị trấn phấn đấu nâng độ che phủ rừng của huyện lên 50%, tương ứng với diện tích có rừng 61.800 ha.
b. Kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Đẩy mạnh phát triển lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng với định hướng chủ đạo là phát triển quy mô vừa và nhỏ làm chủ đạo. Tăng nhanh tỷ trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế.
Phát triển công nghiệp điện: Thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác hệ thống lưới điện, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho các ngành kinh tế khác. Tập trung khai thác hiệu quả các công trình thuỷ điện nhỏ như: Suối Sập 2, Suối Sập 3. Tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai hoàn thành các dự án thủy điện: Thủy điện Suối Lèo xã Tân Lang, Thủy điện Suối Gà xã Mường Bang.
Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ: tập trung đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm của huyện; các tuyến đường giao thông.
Tăng cường thu hút đầu tư, mở rộng các cụm công nghiệp: Quang Huy, Gia Phù, trọng tâm là nhà máy may Tâm Việt, nhà máy giày da Ngọc Hà; thu hút đảm bảo giải quyết vệc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Phát triển cụm công nghiệp sạch Huy Tân, cụm công nghiệp vùng Mường.
Phát triển lĩnh vực chế biến nông, lâm sản: Tiếp tục thu hút đầu tư vào các Cụm công nghiệp Quang Huy, Huy Thượng, Gia Phù các ngành chế biến nông sản... Chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở chế biến chè, chế biến, bảo quản lương thực, tinh bột, chế biến gỗ nguyên liệu giấy,... Đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu chế
biến sản phẩm nông, lâm nghiệp trên địa bàn. Khuyến khích đầu tư mở rộng qui mô cơ sở chế biến chè tại Mường Cơi, đầu tư xây dựng các cơ sở sơ chế biến quy mô nhỏ tại các xã: Tân Lang, Mường Lang, Mường Do. Mở rộng quy mô chế biến gỗ nguyên liệu tại Lâm trường Phù Bắc Yên đồng thời phát triển các cơ sở vệ tinh ở Tân Phong, Mường Cơi. Quy hoạch xây dựng các cơ sở chế biến, bảo quản lương thực, tinh bột tại Mường Lang, Tân Lang, Huy Thượng, Huy Hạ, Tân Phong và các xã khác có nguồn nguyên liệu lớn.
Tiếp tục tăng cường kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra đôn đốc thực hiện quản lý xây dựng theo qui hoạch, vệ sinh môi trường đô thị. Chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn và trách nhiệm của cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Giao thông vận tải, vận động nhân dân đóng góp công sức sửa chữa đường GTNT trong mùa khô. Tiếp tục triển khai phối hợp với các ban, ngành có liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch duy tu GTNT trên địa bàn huyện.
c. Kinh tế thương mại - dịch vụ - du lịch
Tiếp tục đầu tư đẩy nhanh sự phát triển của ngành thương mại, dịch vụ, du lịch đạt tốc độ tăng trưởng khá.
Phát triển và tổ chức tốt hệ thống thương mại đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt, thuận lợi, đặc biệt là các xã, bản gặp nhiều khó khăn về giao thông đi lại. Tăng cường quản lý thị trường, chấn chỉnh, hướng dẫn các thành phần kinh tế kinh doanh đúng chính sách, pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, chống trốn thuế, lậu thuế, lưu thông hàng giả. Quy hoạch xây dựng các trung tâm thương mại tại trung tâm huyện, các thị tứ gắn với hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ ở đô thị, trung tâm các xã, vùng đông dân cư. Củng cố, nâng cấp hệ thống cung cấp các mặt hàng nhu yếu phẩm cho nhân dân, các mặt hàng chính sách trợ giá, trợ cước, đảm bảo hàng hoá thiết yếu được cung ứng thuận lợi đến các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại đẩy mạnh phát triển, mở rộng quy mô các ngành dịch vụ: ngân hàng, viễn thông, vận tải hàng hoá, bảo hiểm. Tiếp tục quy hoạch phát triển ngành dịch vụ du lịch. Tập trung đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn trên địa bàn Thị trấn, Quang Huy, Huy Hạ, Mường Thải đáp ứng nhu cầu trên địa bàn. Tập trung xây dựng các điểm du lịch có lợi thế của huyện (Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hồ suối Chiếu, rừng Thông Noong Cốp...).
Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp như: Cung ứng giống, phân bón, vật tư, kỹ thuật phục vụ sản xuất và các dịch vụ về thu gom, bao gói bảo quản, bao tiêu nông sản phẩm đầu ra cho nông dân.