Khu vực kinh tế dịch vụ

Một phần của tài liệu BCTM QH (Trang 33 - 35)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI

2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ

Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục được mở rộng, hàng hóa phong phú đa dạng, lưu thông thuận lợi. Tổng giá trị sản phẩm năm 2020 ước đạt 1.939 tỷ đồng, tăng 526 tỷ đồng so với năm 2015; tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2020 ước đạt 2.188 tỷ đồng, tăng 1,2 lần so với năm 2015. Hệ thống chợ trung tâm, chợ thực phẩm, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ nông thôn đã hình thành và tạo nên mạng lưới thương mại trên địa bàn, thuận lợi cho việc trao đổi, giao lưu hàng hoá, thúc đẩy sản xuất phát triển. Các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: xăng dầu, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc, đồ gỗ gia dụng cũng đang dần được quan tâm đầu tư.

Giai đoạn 2015-2020, công tác xã hội hóa trong phát triển hạ tầng thương mại; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm nông sản tham gia chuỗi kết nối giá trị, chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm có quy mô, có khả năng liên kết các cơ sở nhỏ lẻ để định hướng kế hoạch sản xuất; Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân, đầu tư phát triển các vùng cây ăn quả trên địa bàn, gắn với bao tiêu sản phẩm quả. Trong năm 2020 các đơn vị HTX, Tổ hợp tác tham gia gian hàng trưng bày tại đại hội đảng các cấp nhiệm Kỳ 2021 – 2025; Tham gia các tuần hàng nông sản tại thành Phố Hà Nội và Thành Phố Hải Phòng với các sản phẩm tham gia được đánh giá cao.

b). Du lịch: Dịch vụ du lịch tăng trưởng khá với hệ thống nhà hàng khách sạn được đầu tư mở rộng về quy mô, chất lượng, phục vụ cho lượng khách đến lưu trú du lịch, hằng năm đạt khoảng 9.528 lượt người (trong đó khách nội địa 8.876 lượt người, khách quốc tế 652 lượt người); năm 2019, có 13.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 7 tỷ đồng; Đề án phát triển du lịch bền vững huyện Phù Yên giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đang được hoàn thành và triển khai thực hiện.

c). Vận tải: Dịch vụ vận tải phát triển ổn định, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại của nhân dân, phương tiện vận tải hàng hóa và vận tải hành khách đều tăng về số lượng và chất lượng. Số lượng hành khách luân chuyển 60.900 nghìn hành khách/km, khối lượng hàng hóa luân chuyển 7.900 nghìn tấn/km.

Bảng 8: Thống kê dịch vụ vận tải giai đoạn 2016-2020

Stt Chỉ tiêu Đơn vị TH 2016 TH 2017 TH 2018 TH 2019 TH 2020 1 Số lượt hành khách vận chuyển Nghìn khách 760 760 770 800 870

2 Số lượt hành khách luân chuyển HK/Km 53.500 53.500 55.000 56.000 60.900

3 Khối lượng hàng hóa vận chuyển Nghìn tấn 680 680 730 750 780

4 Khối lượng hàng hóa luân chuyển tấn/KmNghìn 7.550 7.550 7.600 7.800 7.900

Nguồn: Phụ lục phát triển kinh tế xã hội huyện Phù Yên giai đoạn 2016-2020

d). Tài chính: Công tác quản lý tài chính ngân sách được triển khai đồng bộ, đảm bảo quy định. Thực hiện các biện pháp quản lý nguồn thu, đôn đốc thu, truy thu

các khoản thuế, nợ thuế. Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5.046 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn dự kiến đến năm 2020 lũy kế đạt 675,586 tỷ (tăng 190,3%). Quản lý chi ngân sách được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tổng chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 là 4.986 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng đạt mức tăng trưởng khá. Mở rộng loại hình, đối tượng huy động, cho vay chú trọng nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

e). CNTT, Bưu chính, viễn thông, logistics: Dịch vụ Bưu chính viễn thông phát triển nhanh, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, nâng cấp, mở rộng ngày càng hoàn thiện với nhiều dịch vụ (gồm 02 nhà cung cấp chính là VNPT và Viettel).

Hiện trên địa bàn huyện chưa có các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp theo chuỗi liên hoàn khép kín từ khâu đóng gói, vận chuyển, tập kết, bốc dỡ hàng hóa,làm thủ tục thông quan, lưu kho... nên hàng nông sản tươi số lượng lớn của huyện đa số phải thuê các doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp từ Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh.

f). Khoa học - công nghệ: Hoạt động chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ được đẩy mạnh. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật canh tác, mô hình sản xuất mới được đưa vào sản xuất đại trà, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGap, sản xuất an toàn được triển khai tích cực, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả từ huyện đến cơ sở, hội nghị trực tuyến, công tác giảng dạy, học tập trong các nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn huyện. 27/27 xã được áp dụng ISO.

g). Các định hướng thực hiện đầu tư xã hội trong ngành:

Các ngành dịch vụ trên địa bàn huyện Phù Yên hiện đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế của huyện, nhất là các hoạt động thương mại, du lịch kết hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Để có sự tăng trưởng nhanh và bền vững, cần có sự tổ chức tốt hệ thống thương mại đảm bảo lưu thông hàng hóa, phát triển cơ sở hạ tầng tới các xã, bản gặp nhiều khó khăn. Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nâng cao mức sống người dân.

Một phần của tài liệu BCTM QH (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)