Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất

Một phần của tài liệu BCTM QH (Trang 79 - 80)

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT

2. Biến động sử dụng đất theo từng loại đất trong quy hoạch kỳ trước

2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất

a. Hiệu quả kinh tế

Quá trình phát triển nhanh kinh tế - xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong những năm qua đã kéo theo việc thay đổi rất lớn trong bố trí sử dụng các loại đất.

- Sản xuất nông nghiệp từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và đất đai trên địa bàn huyện nên hiệu quả sử dụng đất tăng lên đáng kể, năng suất các loại cây trồng vật nuôi và giá trị sản phẩm đều tăng, đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ cho nhân dân, môi trường sinh thái cũng ngày càng được cải thiện.

- Các loại đất phi nông nghiệp tăng đáng kể đã góp phần làm cho diện mạo khu đô thị, khu dân cư ngày càng khang trang hơn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng ngày càng hoàn thiện…

- Đất ở nông thôn, đất ở đô thị và hệ thống cơ sở hạ tầng: giao thông, văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục,... đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nhưng trong thời gian tới cùng với sự gia tăng dân số (tự nhiên, cơ học), việc bố trí quỹ đất phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cư đô thị, nông thôn,... nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế huyện phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị được chỉnh trang đáp ứng mục tiêu phát triển của huyện, cần phải tiếp tục được mở rộng, nâng cấp, cải tạo các công trình này.

b. Hiệu quả xã hội

Thông qua việc phân bố, sử dụng đất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, chuyển quỹ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp đã tạo được nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần ổn định đời sống cho người dân và phát triển kinh tế của địa phương.

Tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp - nông thôn chuyển dịch cơ cấu lao động sang phi nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Cơ cấu lao động chuyển đổi theo chiều hướng tích cực, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm.

Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị ngày càng được mở rộng.

Đối với phát triển kết cầu hạ tầng, công nghiệp, đô thị và dịch vụ: Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong thời gian qua đã cơ bản đáp ứng nhu cầu về đất để triển khai thực hiện các công trình, dự án đầu tư, tạo bước đi phù hợp với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện công khai, minh bạc, rút ngắn thời gian góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các công trình, dự án. Diện tích đất được giao để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp (đất công cộng, đất sản xuất kinh doanh, đất thương mại, dịch vụ, đất ở,...) ngày càng tăng, góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, rút ngắn được khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

c. Hiệu quả môi trường

Việc khai thác đất chưa sử dụng, diện tích đất rừng hàng năm được trồng bổ sung, trồng mới và bảo vệ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển diện tích rừng đem lại hiệu quả kinh tế và cải thiện môi trường, chống xói mòn đất, nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng làm tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp.

Tuy nhiên quá trình khai thác sử dụng đất với việc đầu tư tăng thêm lượng phân hóa học, các chất tăng trưởng, thuốc diệt cỏ, phòng trừ sâu bệnh,... đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất.

Một phần của tài liệu BCTM QH (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)