II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
2.2.1. Ngành Công nghiệp
Trên địa bàn huyện hiện có 02 cụm công nghiệp đã và đang được đầu tư, đi vào hoạt động là CCN Gia Phù cũ (nay là CNN Phù Yên) và CCN Quang Huy. Việc hình thành 2 CCN này đã góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn. Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong và ngoài huyện. Các ngành công nghiệp hiện đang được khai thác trên địa bàn huyện gồm:
a). Công nghiệp khai khoáng
Phù Yên có nhiều loại khoáng sản khác nhau nhưng trữ lượng không lớn, phân bố rải rác trên địa bàn huyện do vậy việc khai thác gặp nhiều khó khăn, ngành công nghiệp khai khoáng tại huyện không phát triển, chủ yếu theo hình thức khai thác nhỏ lẻ, tự phát nên năng suất và chất lượng sản phẩm không cao. Tới hết năm 2020, trên địa bàn huyện có 2 đơn vị đang hoạt động khai thác khoảng sản là đá và cát làm vật liệu xây dựng.
Trên địa bàn huyện có 1 tài nguyên khá đặc thù là nước khoáng nóng tại bản Chiếu, xã Mường Thải và bản Khảo, xã Tường Hạ chưa có hồ sơ đánh giá tiềm năng khoáng sản tại khu vực này nên việc sử dụng còn tự phát, chủ yếu là các hộ gia đình đang khai thác.
b). Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản
Năm 2020, ngành nông, lâm, ngư sản được sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, ngư sản tại địa phương chưa hiệu quả, chưa khai thác hết lợi thế của vùng nguyên liệu và quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ. Sản lượng chè sơ chế tại Mường Cơi và một số xã giảm từ 75 tấn năm 2015 xuống còn 43 tấn năm 2020. Cơ sở chế biến gỗ nguyên liệu tại công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Phù Yên quy mô nhỏ. Các cơ sở chế biến, bảo quản lương thực, tinh bột tại các xã Mường Lang, Tân Lang, Huy Thượng, Huy Hạ, Tân Phong và các xã khác hoạt động theo hình thức nhỏ lẻ, hộ gia đình.
c). Công nghiệp sản xuất VL & hàng tiêu dùng
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng tiếp tục được duy trì. Hiện Phù Yên đang tập trung phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng để đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện cũng như toàn tỉnh và một số tỉnh lân cận. Phát triển trên cơ sở các nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương gắn với hiệu quả kinh tế, tiết kiệm nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái. Đầu tư sản xuất các sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến. Huyện Phù Yên có nhà máy gạch Tuynel tại xã Huy Thượng, công suất 36 triệu viên/năm; cơ sở sản xuất gạch trại Yên Hạ, công suất 10 triệu viên/năm.
Ngoài công ty giày Ngọc Hà đã được đầu tư vào địa bàn từ năm 2010 và đã được mở rộng quy mô sản xuất (góp phần giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao
động); công ty may Phù Yên đã đi vào hoạt động sau khi CCN Gia Phù được hoàn thành; nhà máy may Tâm Việt được đầu tư; trên địa bàn huyện còn có các cơ sở sản xuất thủ công, quy mô nhỏ. Các cơ sở sản xuất này đã tạo ra các sản phẩm tiêu dùng phù hợp với nhu cầu của người dân cũng như đáp ứng được yêu cầu về xuất khẩu hàng hóa.
d). Công nghiệp điện: Trên địa bàn huyện Phù Yên có nhà máy Thủy điện Suối
Sập 2 (14,4 M), Suối Sập 3 (14M) và thủy điện Mường Bang (16M) đã đi vào Hoạt động. Tổng công suất 44,4 M.. Sản lượng điện phát ra ước đạt 98 triệu KW, sản lượng điện thương phẩm đạt 48,5 triệu KW, tăng bình quân 7%/năm. Trong thời gian tới tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai hoàn thành các dự án thủy điện: Thủy điện Mường Bang; Thủy điện Suối Lèo dự kiến hoàn thành 2024.
e). Các định hướng thực hiện đầu tư xã hội trong ngành
Sản xuất công nghiệp huyện Phù Yên tập trung chủ yếu ở các nhóm ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến chè, may mặc, nước máy thương phẩm, công nghiệp điện với sản lượng và giá trị cao. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp chuyển biến tích cực, các mặt hàng chủ yếu là một số sản phẩm dân tộc (thổ cẩm, mây tre đan...) đang dần chiếm lĩnh được thị trường, phục vụ tốt nhu cầu phát triển du lịch địa phương. Quan tâm, tập trung thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển công nghiệp tập trung vào các ngành nghề có thế mạnh của huyện như: chế biến nông sản; máy mặc, da giầy, năng lượng... đã góp phần tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bảng 7: Thống kê một số sản phẩm chủ lực ngành công nghiệp giai đoạn 2016-2020
TT Sản phẩm chủ yếu vị tínhĐơn
Thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 TH
2016 2017TH 2018TH 2019TH 2020TH
- Gạch nung các loại Triệu
viên 22,5 43 42 44 40
- Đá Nghìn m3 33 33,3 35 37 37
- Chè sơ chế Tấn 75 60 42 42,5 43
- Nước máy thương phẩm Triệu m3 0,7 0,73 0,77 0,8 0,82
- Điện phát ra Tr.Kwh 95 97 90,9 97 98
- Điện thương phẩm Tr.Kwh 37 37 47,6 48 48,5
- May mặc tại nhà máy may mặc Phù Yên Triệu sp 0,24 0,24 0,3 0,32 0,31 - Sản phẩm giầy da Triệu sp 0,15 0,7 0,75 0,8 1,31
Nguồn: Phụ lục phát triển kinh tế xã hội huyện Phù Yên giai đoạn 2016-2020