II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT
2. Biến động sử dụng đất theo từng loại đất trong quy hoạch kỳ trước
2.4. Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân trong việc sử dụng đất
trong việc sử dụng đất
2.4.1. Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất
Những năm qua, UBND huyện đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai. Những kết quả đạt được trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội có phần đóng góp không nhỏ của việc khai thác sử dụng đất hợp lý, hiệu quả. Tuy nhiên, đất đai là tài sản đặc biệt, các quan hệ đất đai hết sức nhạy cảm và phức tạp, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đất đai theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã nảy sinh nhiều vấn đề tồn tại cần được quan tâm:
- Việc chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa cho mục đích phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị hoá là tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế.
- Quỹ đất dành cho các hoạt động phát triển kinh tế, phát triển cụm công nghiệp, khu du lịch chưa được khai thác sử dụng hiệu quả, một số công trình, dự án đã được giao đất nhưng tiến độ triển khai còn chậm hoặc chưa được thực hiện gây lãng phí nguồn tài nguyên đất.
- Việc bố trí vốn để thực hiện các công trình, dự án có sử dụng đất chưa đảm bảo đúng tiến độ theo kế hoạch đã được phê duyệt, nên việc thực hiện chậm so với tiến độ đề ra, đã gây lãng phí trong sử dụng đất.
- Do nhận thức của người dân về pháp luật đất đai còn hạn chế nên việc giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình, dự án có sử dụng đất chậm tiến độ. Bên cạnh đó, chính sách bồi thường tái định cư thiếu đồng bộ, thực hiện chưa thống nhất cũng là nguyên nhân gây nhiều khó khăn khi Nhà nước thu hồi đất, đặc biệt khi thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
- Đất đai có nguồn gốc phức tạp, chính sách pháp luật thay đổi qua nhiều thời kỳ, chưa sát với tình hình thực tiễn. Phần lớn các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có giấy tờ hợp lệ, vi phạm pháp luật đất đai từ nhiều năm chưa được giải quyết, vi phạm về việc chuyển mục đích trái phép, lấn chiếm đất công, không thực hiện đăng ký đất đai theo quy định.
- Công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính còn nhiều tồn tại hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình hình biến động về đất đai diễn ra liên tục và thường xuyên những việc trao đổi. chỉnh lý hồ sơ đia chính giữa các cấp chưa được quan tâm và chỉnh lý thường xuyên dẫn đến khi thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian tiến hành đo đac và xác minh nguồn gốc đất.
- Một số nội dung quy định của pháp luật về đất đai thực hiện chưa nghiêm; việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng, đất nông nghiệp dành cho công ích còn nhiều bất cập; việc rà soát, xác định ranh giới, đo đạc, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết số 112/2015/QH13 của Quốc hội còn chậm.
2.4.2. Giải pháp khắc phục những tồn tại trong việc sử dụng đất
- Đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; tăng cường sức hút đầu tư phát triển kinh tế, đô thị bằng những chính sách hợp lý cũng như ưu tiên đầu tư vốn cho các công trình, dự án trọng điểm.
- Xây dựng quy hoạch thống nhất trên địa bàn toàn huyện, quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt. Kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích.
- Vận động và tuyên truyền hướng dẫn quần chúng nhân dân thực hiện tốt chính sách pháp luật về đất đai của Nhà nước.
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2013, cập nhập thông tin đầy đủ, kịp thời chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện.
- Thường xuyên, nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn của cán bộ các cấp, các ngành thông qua chương trình tập huấn và đào tạo nguồn nhân lực.