Đếm lần lượt.

Một phần của tài liệu Giáo án dạy hè mầm non năm 2022 (Trang 52 - 56)

- Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy cho trẻ.

c. Thái độ:

- Biết thực hiện các yêu cầu của cô. - Biết yêu quý các đồ dùng cá nhân.

2. Chuẩn bị:

a. Đồ dùng của cô:

- Mô hình 6 cái áo, 6 cái quần, 2 thẻ số 6 giống của trẻ nhưng kích thước lớn hơn.

- Mô hình “Ô cửa bí mật”. Trong mỗi ô cửa có số lượng đồ dùng đã học: 5 bàn chải, 4 cốc nước, 3 cái kính, 5 cái mũ, các thẻ số tương ứng.

- Đĩa CD có bản nhạc hiệu của chương trình “Ô cửa bí mật” VTV3 Đài truyền hình Việt Nam.

- Nhóm đồ dùng cá nhân trong đó có 3 nhóm có số lượng 6 đặt xung quanh lớp: 6 cái ba lô, 6 cái dép, 6 khăn mặt; 2 nhóm có số lượng khác: 5,4.

b. Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ một giỏ đồ dùng trong đó có: mô hình 6 cái áo, 6 cái quần, 2 thẻ số 6.

3. Cách tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

a. Ổn định tổ chức – Gây hứng thú:

- Cô trong vai người dẫn chương trình. Cô nói: Chương trình “Ô cửa bí mật” xin chào các bạn! Xin giới thiệu với cả lớp tham dự chương trình hôm nay là các bạn nhỏ đến từ trường mn Rainbow.

b. Bài mới:

* Cho trẻ ôn luyện đếm và nhận biết chữ số trong phạm vi 5:

- Cô nói luật chơi: Có 5 ô cửa 1-5. Ai chọn ô cửa nào khi mở ra phải nói tên và đếm đúng số lượng đồ dùng có trong đó, sau đó lấy thẻ số tương ứng đặt vào.

Ví dụ: Trẻ chọn ô cửa số 1. Khi mở ra: Ô cửa có gì nào? (Bàn chải). Trẻ đếm được 5 cái bàn chải, tìm chữ số 5 đặt vào ô cửa đó.

- Cả lớp vận động bằng số lượng bàn chải (có thể nhún 5 cái).

- Tương tự với các ô cửa khác: 4 cốc nước, 5 cái mũ, 3 cái kính.

* Dạy trẻ lập số mới và nhận biết chữ số:

Cô nói:

- Mỗi bạn tham gia chương trình sẽ được nhận được một giỏ quà của chương trình, các con hãy xem trong giỏ có gì nào?

- Hãy lấy hết những chiếc áo trong giỏ ra, xếp thành hàng ngang.

- Hãy lấy 5 cái quần ra và xếp thành bộ: Mỗi áo xếp tương ứng với một quần.

- Đếm xem có bao nhiêu cái quần?

- Nhóm quần và nhóm áo như thế nào với nhau? - Nhóm nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy?

- Nhóm nào ít hơn, ít hơn là mấy?

- Muốn 2 nhóm bằng nhau ta phải làm như thế nào? - Cô và trẻ cùng đếm lại số lượng quần sau đó trẻ nhận xét kết quả: 5 cái quần thêm 1 cái quần là 6 cái quần.

- Trẻ lắng nghe và hưởng ứng.

- Trẻ tham gia trò chơi.

- Quần, áo và thẻ số. - Trẻ thực hiện.

- Không bằng nhau. - Nhóm áo nhiều hơn, nhiều hơn là 1.

- Nhóm quần ít hơn, ít hơn là 1.

- Bớt 1 cái áo hoặc thêm 1 cái quần.

- Cô chính xác hóa: 5 cái quần thêm 1 cái quần là 6 cái quần.

=> Cô khái quát: 5 thêm 1 là 6. Cho trẻ nhắc lại 2-3 lần.

- Bây giờ nhóm quần và nhóm áo như thế nào với nhau?

- Chúng cùng bằng mấy?

Cô nói: Để chỉ số lượng: 6 cái áo, 6 cái quần, chúng ta sử dụng thẻ số mấy?

- Cô giới thiệu chữ số 6 mẫu và phân tích: Số 6 có nét cong tròn khép kín ở dưới. Các con hãy lấy thẻ số 6 đặt vào mỗi nhóm 1 thẻ số.

- Cô cho cả lớp đếm từng chiếc áo và quần, vừa đếm cất từng nhóm quần, nhóm áo vào rổ.

* Luyện tập:

- Tìm các nhóm đồ dùng cá nhân có số lượng 6 đặt ở xung quanh lớp và lấy chữ số tương ứng đặt vào: 6 cái ba lô, 6 khăn mặt, 6 cái dép,...

- Tạo ra các nhóm có số lượng và dấu hiệu theo yêu cầu: + Hãy tạo nhóm có 6 bạn + Nhóm có 6 cái mắt + Nhóm có 6 cái tai + Nhóm có 6 cái tay + Nhóm có 6 cái mũi. - TC: Tìm người láng giềng Chuẩn bị: Mỗi trẻ một thẻ số từ 1-5

Luật chơi: Mỗi trẻ được đeo một thẻ số ở cổ. Cô chọn 1 bạn đứng lên trước lớp và đọc to một số trong khoảng từ 2-5. Khi đọc đến số nào, các bạn đeo thẻ mang số đó đứng lên trước lớp. Cả lớp đọc số thẻ của các bạn. Sau đó các bạn mang thẻ số liền trước sẽ đứng bên trái, bạn mang thẻ có số liền sau sẽ đứng bên phải các bạn mang số được chọn.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.

c. Kết thúc:

- Trẻ chuẩn bị cho giờ học tiếp theo.

- Bằng nhau.

- Chúng cùng bằng 6. - Thẻ số 6.

- Trẻ tham gia trò chơi.

- Trẻ tham gia trò chơi.

Tạo hình

Vẽ chân dung bố (mẫu)

1. Mục đích yêu cầu:a. Kiến thức: a. Kiến thức:

- Trẻ biết phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, nét cong tạo thành chân dung bốcó màu sắc, bố cục phù hợp.

b. Kĩ năng:

- Trẻ biết vận dụng các kỹ năng đã học để vẽ thành bức chân dung của bố.

c. Thái độ:

- Trẻ có thái độ kính trọng, lễ phép và yêu quý những thành viên trong gia đình đặc biệt là bố của mình.

2. Chuẩn bị:

a. Chuẩn bị của cô:

- Tranh mẫu của cô. - Giấy A3, bút màu.

b. Chuẩn bị của trẻ:

- Giấy A4, bút màu.

3. Cách tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

a. Ổn định tổ chức – Gây hứng thú:

- Cô cùng trẻ hát và múa theo lời bài hát “Con gái nhỏ của ba”

- Chúng mình vừa múa bài gì? - Trong bài hát có nhắc đến ai?

- Sắp đến ngày của cha để thể hiện sự kính trọng, tình yêu thương đối với người cha của mình. Thì cô có điều bất ngờ dành cho chúng mình đấy!

b. Bài mới:

* Quan sát, nhận xét mẫu:

- Món quà này chúng mình thử đoán xem là gì? - Bức tranh vẽ về ai?

- Chân dung gồm có những bộ phận nào? - Bố có đặc điểm gì?

- Đây là phần gì của chân dung?

- Để vẽ được phần đầu ta vẽ những nét gì?

- Tương tự hỏi về phần mình có những bộ phận khác.

- Tóc của bố như thế nào?

- Bố được vẽ trong bức tranh mặc áo có màu sắc như thế nào?

* Cô vẽ mẫu:

- Cô đặt dọc tờ giấy và vẽ bộ phận nào đầu tiên? - Vẽ xong khuôn mặt tiếp theo cô vẽ đến bộ phận gì?

- Sau đó cô vẽ bờ vai bằng nét gì? - Trên khuôn mặt còn thiếu bộ phận gì? - Cô vẽ mắt bằng nét gì? - Trẻ hát và múa cùng cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời.

- Cô vẽ mũi và miệng bằng các nét gì?

- Khi vẽ xong cô làm gì để hoàn thiện bức tranh? - Cô đang tô màu gì?

* Trẻ thực hiện:

- Cô hỏi trẻ ý tưởng vẽ, tư thế ngồi và cách tô màu. - Lưu ý khi vẽ chân dung người thì không vẽ chân tay.

- Bây giờ cô sẽ cho các bạn vào bàn để thực hiện nhé!

- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ hoàn thành sản phẩm. động viên trẻ kiên trì hoàn thành sản phẩm

* Trưng bày và nhận xét sản phẩm:

- Trẻ mang bài treo lên giá đựng tranh.

- Ngoài bức tranh của con thích bài nào nhất? Vì sao?

- Con hãy giới thiệu về bức tranh của mình? (hỏi 2-3 trẻ)

- Cô nhận xét chung.

- GD: Trẻ biết kính trọng và yêu thương những người thân trong gia đình, trong đó có người cha vô cùng đáng kính của con. Đồng thời trẻ biết kiên trì hoàn thành sản phẩm và giữ gìn sản phẩm mình làm ra.

c. Kết thúc:

- Cô cùng trẻ hát bài “Bố là tất cả” và chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trả lời.

- Trẻ hát và chuẩn bị cho giờ học tiếp theo.

II. Hoạt động ngoài trời:

Một phần của tài liệu Giáo án dạy hè mầm non năm 2022 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)