+ Cách đổ đồ vật khô 1:3. + Cách đổ đồ vật khô 1:2. + Cách sử dụng kẹp. + Cách sử dụng thìa. - Góc cảm giác: + Hộp hình lục giác to (1). + Hộp hình tứ giác (2). + Hộp hình tứ giác (1). + Hộp hình tam giác (2). Hoạt động chiều - Cờ vua (NK). - Kỹ năng sống (NK). - Mỹ thuật (NK). - Ngôn ngữ (Mont). - Võ Vovinam (NK). - Tiếng anh (GVBN). - Múa (NK). - Cảm thụ âm nhạc. - Phim giáo dục/ đọc sách. - Tiếng anh (GVBN). Thứ 7: Bé vui múa hát, đọc thơ, kể chuyện, theo chủ đề.
KẾ HOẠCH NGÀYThứ 2 ngày 25 tháng 06 năm 2018 Thứ 2 ngày 25 tháng 06 năm 2018 I. Hoạt động học: Làm quen chữ cái Chữ a, ă, â 1. Mục đích, yêu cầu: a. Kiến thức:
- Dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái a, ă, â. - Trẻ tìm đúng chữ a, ă, â trong cụm từ.
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chữ cái a, ă, â. - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
c. Thái độ:
- Trẻ biết yêu quý, giúp đỡ, chia sẻ và biết tôn trọng các bạn trong lớp. - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
2. Chuẩn bị:
- Thẻ chữ cái a, ă, â.
- Tranh ảnh có từ ghép “Khăn mặt”, “Tủ giầy”, “Ba lô”.
- Các thẻ chữ cái a, ă, â kiểu in thường, viết thường, in hoa, viết hoa.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
a. Ổn định tổ chức gây hứng thú:
- Cô cùng trẻ hát bài “Lớp chúng mình đoàn kết” và trò chuyện về các bạn trong lớp.
+ Chúng mình đang học lớp gì?
- Trẻ hát cùng cô. - Trẻ trả lời.
+ Lớp mình có bao nhiêu bạn nam và bao nhiêu bạn nữ?
+ Con chơi thân với bạn nào trong lớp? Vì sao con thích chơi với bạn?
b. Bài mới:
* Làm quen với chữ “a”
- Cô có bức tranh và dưới bức tranh có từ: “Ba lô” (in thường).
- Cô cho trẻ quan sát tranh và từ dưới bức tranh . Rồi cô dùng các thẻ chữ ghép thành từ: “Ba lô”.
Cô đọc: “Ba lô”
- Cho trẻ đọc từ “Ba lô” (3 lần). Sau đó cô mời trẻ lên tìm những chữ cái đã học có trong từ “Ba lô”, cô giới thiệu trong từ “Ba lô” có chữ “a”.
- Cô đọc chữ “a” và cho cả lớp đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc.
- Cô cho trẻ quan sát chữ “a” và nói cho trẻ biết về cấu tạo của chữ “a”: gồm một nét cong tròn khép kín và một nét móc ở phía bên phải nét cong tròn khép kín.
- Cô đưa ra các thẻ chữ và giới thiệu cho trẻ biết về các kiểu chữ “a” in thường , viết thường, chữ in hoa, viết hoa.
* Làm tương tự với chữ cái “ă” * Làm tương tự với chữ cái “â” * So sánh chữ cái “a”, “ă”, “â”.
* Trò chơi củng cố:
- TC1: Tìm chữ
+ Cách chơi: Có các hộp dán chữ cái a, ă, â để ở giữa lớp, cô mời một số trẻ lên chơi. Các trẻ vừa đi xung quanh vừa hát, khi nào nghe hiệu lệnh “Tìm chữ a”(hoặc tìm chữ “ă”, “â”) thì trẻ nhảy nhanh vào hộp dán chữ cái đó. Số trẻ ở mỗi hộp theo đúng yêu cầu của cô. Trẻ nào không kịp nhảy vào hộp thì phải nhảy lò cò một vòng.
+ Luật chơi: Trẻ nào không kịp nhảy vào hộp thì phải nhảy lò cò một vòng.
Cô gọi trẻ lên chơi theo nhóm
Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần (nâng cao dần trình độ chơi).
Lần 1: Gọi 5 trẻ lên chơi, yêu cầu: Tìm chữ a, mỗi hộp 2 bạn.
Lần 2: Gọi 8 trẻ lên chơi, yêu cầu: Tìm chữ ă, mỗi
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ tham gia trò chơi.
hộp 3 bạn.
Lần 1: Cho trẻ lên chơi theo ý thích, yêu cầu: Tìm chữ â, mỗi hộp 5 bạn.
- TC2: Thi xem đội nào nhanh nhất
+ Cô treo tờ giấy in bài thơ “Ai dậy sớm” của tác giả Võ Quảng lên trước lớp. Cô cho trẻ đọc thơ một lần. + Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 tổ, đứng sau vạch xuất phát. Khi nào cô bật nhạc thì trẻ đứng đầu chạy nhanh lên tìm và gạch chân một chữ cái i, t, c vừa học. Sau đó về đưa bút cho bạn tiếp theo, khi nhận được bút, bạn tiếp theo sẽ chạy lên tìm chữ, cứ như thế cho đến khi nào bản nhạc dừng lại.
+ Luật chơi: Khi nhạc kết thúc đội nào gạch đúng, được nhiều chữ cái nhất và nhanh nhất thì đội đó sẽ giành chiến thắng, đội thua cuộc sẽ phải hát một bài hát có trong chủ đề trường mầm non.
c. Kết thúc:
Kết thúc giờ học cô động viên, khen ngợi trẻ.
II. Hoạt động ngoài trời: