Quan sát có chủ đích: Quan sát cây hoa hồng Trò chơi vận động: Cây cao, cỏ thấp

Một phần của tài liệu Giáo án dạy hè mầm non năm 2022 (Trang 97 - 101)

- Trò chơi vận động: Cây cao, cỏ thấp

- Chơi tự do theo ý thích với các đồ chơi ngoài trời1. Yêu cầu: 1. Yêu cầu:

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật của hoa hồng: cánh hoa, nhụy hoa, lá hoa, màu sắc, công dụng. Trẻ biết chơi trò chơi.

- Phát triển ngôn ngữ, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ hoa.

2. Chuẩn bị:

- Địa điểm quan sát. - Phấn vẽ, vòng, lá cây,...

3. Cách tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

* HĐ1: Cô hỏi trẻ về thời tiết, kiểm tra

sức khỏe của trẻ sau đó cho trẻ đi dạo chơi.

- Cho trẻ quan sát, đàm thoại về cây hoa hồng:

+ Đây là cây hoa gì? + Đây là gì của hoa? + Cánh hoa như thế nào? + Cánh hoa có màu gì? + Nhụy hoa có màu gì? + Lá hoa hồng như thế nào? + Thân hoa hồng như thế nào?

+ Chúng mình có nên tự ý sờ vào thân hoa hồng không? Vì sao?

- Trẻ đi dạo chơi…

+ Cây hoa hồng ạ.

+ Cánh hoa, nhụy hoa, lá hoa.

+ Cánh hoa hồng to, nhiều cánh, sờ rất mịn.

+ Cánh hoa có màu đỏ. + Nhụy hoa có màu vàng. + Mép lá có răng cưa.

+ Thân hoa hồng có gai, thân có màu xanh.

+ Không nên sờ vào thân hoa hồng vì thân có gai.

- Trồng hoa hồng để làm gì?

- Muốn cho cây luôn xanh tốt chúng mình phải làm gì?

* HĐ2: Trò chơi “Cây cao cỏ thấp”

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.

* HĐ3: Chơi tự chọn

- Cô giới thiệu đồ chơi trên sân trường và đồ chơi cô đã chuẩn bị: Phấn vẽ, vòng, lá cây,...và hướng dẫn trẻ cách chơi các đồ chơi đó.

- Cô gợi ý cho trẻ chọn đồ chơi mà trẻ thích.

- Cô bao quát, hướng dẫn, khuyến khích, động viên trẻ chơi.

+ Trồng hoa hồng để bày trang trí nhà cửa.

+ Phải chăm sóc và bảo vệ cây, không hái hoa, hái lá, bẻ cành.

- Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chọn đồ chơi yêu thích. - Trẻ chơi. III. Hoạt động góc. * Dự kiến góc chơi 1. Góc xây dựng

- Xây dựng trường học của bé.

2. Góc ngôn ngữ+ Học nguyên âm. + Học nguyên âm. 3. Góc cảm giác + Hộp hình tứ giác (2) + Hộp hình tứ giác (1) + Hộp hình tam giác (2). 4. Góc toán học (Góc chính) + Phản 100. + Phản 51-100. + Phản 1-50. 5. Góc thực hành cuộc sống + Cách đổ đồ vật khô 1:2. + Cách sử dụng kẹp. + Cách sử dụng thìa. 1. Mục đích yêu cầu a. Kiến thức

- Trẻ biết chơi tại các góc phù hợp với chủ đề, biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi của mình.

- Trẻ chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm 1 cách nhịp nhàng.

* Góc xây dựng

- Biết đặt tên cho công trình mà mình vừa xây dựng “Trường học của bé”.

* Góc ngôn ngữ

- Trẻ nhận biết được các nguyên âm.

* Góc cảm giác

- Trẻ biết sáng tạo các đồ vật từ các hình tam giác. - Trẻ nhận biết các hình tứ giác.

* Góc toán học

- Trẻ biết tìm, gọi tên và đặt các số lên phản trong phạm vi 100.

* Góc thực hành cuộc sống

- Trẻ biết cách sử dụng kẹp và sử dụng thìa. - Trẻ biết cách đổ đồ vật khô 1:2.

b. Kỹ năng

- Trẻ sử dụng các vật liệu khác nhau 1 cách phong phú để xây trường học của bé. - Trẻ có kỹ năng giao tiếp và có kỹ năng chơi.

- Trẻ dùng các khối gạch để xây và sắp xếp các khu hợp lí. - Có kĩ năng tô màu đẹp, không chờm ra ngoài.

- Trẻ bê ghế đúng cách, cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng khi chơi xong

- Phát triển các quá trình nhận thức, khả năng quan sát, tưởng tượng ghi nhớ có chủ định thông qua hoạt động vui chơi

c. Giáo dục

- Trẻ tham gia tích cực, hứng thú với hoạt động góc.

- Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm tạo hình, biết quý trọng, bảo vệ sản phẩm do mình và tập thể làm ra.

- Trẻ đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ đồ chơi với nhau khi chơi.

2. Chuẩn bị

* Góc xây dựng

- Nguyên vật liệu xây dựng: Các khối gỗ, hàng rào, cây hoa, gạch, cây rau xanh (xu hào, súp lơ, bắp cải).

* Góc ngôn ngữ + Phản chữ cát. * Góc cảm giác + Hộp hình tứ giác. + Hộp hình tam giác. * Góc toán học + Phản 51-100. + Phản 1-50. + Phản 100. * Góc thực hành cuộc sống + Cách sử dụng kẹp. + Cách sử dụng thìa. + Cách đổ đồ vật khô 1:2.

3. Tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

a. Ổn định tổ chức gây hứng thú

- Cô cùng trẻ trò chuyện về lớp học của lớp mình: + Con đang học ở lớp gì?

+ Trong lớp có mấy cô?

+ Con hãy kể tên các cô trong lớp?

+ Trong lớp con thích chơi với những bạn nào?

- Đi học chúng mình không chị được gặp gỡ các thầy cô, bạn bè mà chúng mình còn được học tập nhiều điều thú vị và được tham gia vào các hoạt động vui chơi nữa đấy. Chúng mình thấy đi học có vui khộng? - Tuần này chúng mình chuyển sang chủ đề mới đó là chủ đề lớp học của bé. Cô cũng đã chuẩn bị cho chúng mình rất nhiều góc chơi.

b. Bài mới

* HĐ1: Giới thiệu góc chơi - thăm dò ý tưởng - hướng trẻ vào cuộc chơi

- Góc chơi đầu tiên mà cô muốn giới thiệu với lớp chúng mình là “Góc xây dựng”

+ Những bạn nào muốn chơi ở góc xây dựng nào?

+ Với chủ đề nhánh là “Lớp học của bé” thì các bạn ở góc xây dựng có dự định là sẽ xây gì?

+ Đầu tiên các bác định xây gì?

+ Sau khi xây nhà xong thì các bác định xây gì nữa?

+ Bạn nào muốn làm bác kỹ sư trưởng nào? - Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho chúng mình một bài học mới ở góc cảm giác đó là bài “Hộp hình tứ giác (2)”

- Các con ơi! Trong khi chơi chúng mình có được tranh giành đồ chơi của nhau không? Các con hãy chơi với nhau thật là đoàn kết. Các con nhớ chưa nào?

* HĐ2: Quá trình chơi

- Cô bao quát trẻ, xử lý các tình huống xảy ra trong khi chơi.

- Hỏi han động viên, khuyến khích trẻ ở các góc chơi.

* Góc cảm giác:

+ Trẻ biết cách sáng tạo từ các hình tam giác.

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

* Góc xây dựng:

+ Hôm nay các bác định xây công trình gì? + Đầu tiên các bác xây gì?

+ Không gian rộng trong lớp học các bác định bày những đồ gì?

+ Xung quanh lớp học các bác định làm gì? …

* HĐ3: Nhận xét quá trình chơi

- Cô thấy lớp mình hôm nay chơi rất là giỏi đấy. - Cô đi đến các góc và nhận xét từng góc chơi

*Góc cảm giác

+ Trẻ biết sáng tạo các đồ vật từ các hình tam giác.

+ Trẻ nhận biết các hình tứ giác.

*Góc Toán học

+ Các con đã biết tìm, gọi tên và đặt các số lên phản trong phạm vi 100.

*Góc thực hành cuộc sống

+ Con đã biết cách đổ đồ vật khô 1:2. + Con đã biết cách sử dụng kẹp và thìa.

*Góc ngôn ngữ

+ Trẻ đã nhận biết được các nguyên âm.

*Góc xây dựng

+ Ở góc xây dựng các kỹ sư đã xây được công trình gì đây?

+ Bác kỹ sư trưởng có thể giới thiệu về công trình nào.

- Cô khái quát lại các góc và nhận xét: Cô thấy hôm nay các con chơi ở các góc chơi ngoan và nhập vai chơi rất tốt, cô tuyên dương cả lớp chúng mình nào!

c. Kết thúc

- Cô cùng trẻ hát bài hát “Hết giờ chơi” và cùng trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi lên góc gọn gàng, ngăn nắp.

- Trẻ trả lời - Trẻ chơi các góc - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ cất dọn đồ chơi

IV. Hoạt động chiều1. Võ Vovinam (NK). 1. Võ Vovinam (NK). 2. Tiếng anh (GVBN). V.Vệ sinh, trả trẻ. * Đánh giá cuối ngày: - Tình trạng sức khỏe:

……… ………

Một phần của tài liệu Giáo án dạy hè mầm non năm 2022 (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)