Quan sát có chủ đích: Quan sát công việc của bác lao công Trò chơi vận động: Chạy tiếp cờ.

Một phần của tài liệu Giáo án dạy hè mầm non năm 2022 (Trang 143 - 151)

- Trò chơi vận động: Chạy tiếp cờ.

- Chơi tự do theo ý thích với các đồ chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu:a. Kiến thức: a. Kiến thức:

- Trẻ biết được bác lao công là người quét dọn cho sân trường sạch sẽ.

b.Kĩ năng:

- Phát triển khả năng quan sát, phân tích, so sánh.

c. Thái độ:

- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động do cô tổ chức.

2. Chuẩn bị:

-2 lá cơ, 2 ghế học sinh. - Vòng, bóng, phấn, giấy,…

3. Cách tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

* HĐ1: HĐCMĐ: Dắt trẻ ra sân: Cô đọc câu đó về

bác lao công

“Ai cầm cái chổi Chăm chỉ miệt mài Quét dọn hàng ngày Sân trường sạch sẽ” - Bác lao công đang làm gì đáy?

- Các con thấy bác lao công là người như thế nào? - Để quét dọn sân trường, bác cần dụng cụ gì?

- Trẻ quan sát.

- Các cháu thấy hàng ngày bác quét dọn sân trường như thế nào?

- Vậy đối với bác lao công, các cháu phải như thế nào? Ra sân chơi thì các con phải làm gì?

* HĐ2: Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động

“Chạy tiếp cờ”:

- Luật chơi: Trẻ phải cầm được cờ và chạy vòng quanh ghế.

- Cách chơi: Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau. Trẻ xếp thành hai hàng dọc, hai trẻ đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách chỗ các cháu đứng 2m. Khi cô có hiệu lệnh “2,3”, trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyển cờ cho bạn thứ hai và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ, bạn thứ hai phải chạy ngay lên và phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ ba. Cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước thì nhóm đó thắng cuộc.Ai không chạy vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy từ đầu.

- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.

- Cô nhận xét kịp thời sau mỗi lần chơi.

* HĐ3:Chơi tự do:

- Cô giới hạn sân chơi, vị trí chơi để dễ bao quát. - Cô theo dõi, bao quát, bảo vệ an toàn cho trẻ. - Gần hết giờ cô tập trung trẻ lại, điểm danh lại sĩ số. - Cho trẻ đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.

- Trẻ tham gia chơi.

- Trẻ chơi.

- Vệ sinh vào lớp.

III. Hoạt động góc:* Dự kiến góc chơi * Dự kiến góc chơi

1. Góc xây dựng- Xây dựng trường học của bé.

2. Góc ngôn ngữ+ Học nguyên âm. + Học nguyên âm. 3. Góc cảm giác + Hộp hình lục giác to (1). + Hộp hình tứ giác (2) + Hộp hình tứ giác (1) + Hộp hình tam giác (2). 4. Góc toán học + Ôn phản 100. + Phản 51-100. + Phản 1-50. 5. Góc thực hành cuộc sống (Góc chính) + Cách đổ đồ vật khô 1:3.

+ Cách đổ đồ vật khô 1:2. + Cách sử dụng kẹp. + Cách sử dụng thìa.

1. Mục đích yêu cầu:a. Kiến thức a. Kiến thức

- Trẻ biết chơi tại các góc phù hợp với chủ đề, biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi của mình.

- Trẻ chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm 1 cách nhịp nhàng.

* Góc xây dựng

- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu: gạch, cây hoa ,thảm cỏ, các loại rau xanh. - Biết đặt tên cho công trình mà mình vừa xây dựng “Trường học của bé”.

* Góc ngôn ngữ

- Trẻ nhận biết được các nguyên âm.

* Góc cảm giác

- Trẻ nhận biết các hình lục giác.

- Trẻ biết sáng tạo các đồ vật từ các hình tam giác. - Trẻ nhận biết các hình tứ giác.

* Góc toán học

- Trẻ biết tìm, gọi tên và đặt các số lên phản trong phạm vi 100.

* Góc thực hành cuộc sống

- Trẻ biết cách đổ đồ vật khô 1:3. - Trẻ biết cách đổ đồ vật khô 1:2.

- Trẻ biết cách sử dụng kẹp và sử dụng thìa.

b. Kỹ năng

- Trẻ sử dụng các vật liệu khác nhau 1 cách phong phú để xây trường học của bé. - Trẻ có kỹ năng giao tiếp và có kỹ năng chơi.

- Trẻ dùng các khối gạch để xây và sắp xếp các khu hợp lí. - Có kĩ năng tô màu đẹp, không chờm ra ngoài.

- Trẻ bê ghế đúng cách, cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng khi chơi xong

- Phát triển các quá trình nhận thức, khả năng quan sát, tưởng tượng ghi nhớ có chủ định thông qua hoạt động vui chơi

c. Giáo dục

- Trẻ tham gia tích cực, hứng thú với hoạt động góc.

- Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm tạo hình, biết quý trọng, bảo vệ sản phẩm do mình và tập thể làm ra.

- Trẻ đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ đồ chơi với nhau khi chơi.

2. Chuẩn bị

* Góc xây dựng

- Nguyên vật liệu xây dựng: Các khối gỗ, hàng rào, cây hoa, gạch, cây rau xanh (xu hào, súp lơ, bắp cải).

* Góc ngôn ngữ + Phản chữ cát. * Góc cảm giác + Hộp hình lục giác to + Hộp hình tứ giác. + Hộp hình tam giác. * Góc toán học + Phản 100. + Phản 51-100. + Phản 1-50. * Góc thực hành cuộc sống + Cách đổ đồ vật khô 1:3. + Cách đổ đồ vật khô 1:2. + Cách sử dụng kẹp. + Cách sử dụng thìa. 3. Tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

a. Ổn định tổ chức gây hứng thú

- Cô cùng trẻ trò chuyện về lớp học của lớp mình: + Con đang học ở lớp gì?

+ Trong lớp có mấy cô?

+ Con hãy kể tên các cô trong lớp?

+ Trong lớp con thích chơi với những bạn nào?

- Đi học chúng mình không chị được gặp gỡ các thầy cô, bạn bè mà chúng mình còn được học tập nhiều điều thú vị và được tham gia vào các hoạt động vui chơi nữa đấy. Chúng mình thấy đi học có vui khộng? - Tuần này chúng mình chuyển sang chủ đề mới đó là chủ đề bé và các bạn. Cô cũng đã chuẩn bị cho chúng mình rất nhiều góc chơi.

b. Bài mới

* HĐ1: Giới thiệu góc chơi - thăm dò ý tưởng - hướng trẻ vào cuộc chơi

- Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con góc thực hành cuộc sống với bài học mới là cách đổ đồ vật khô 1:3.

- Buổi sáng đến lớp chúng mình đã nhận các góc chơi của mình rồi. Trong khi chơi chúng mình có được tranh giành đồ chơi của nhau không? Các con hãy chơi với nhau thật là đoàn kết. Các con nhớ chưa nào?

- Bây giờ cô mời các con nhẹ nhàng về góc chơi

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

của mình nào?

* HĐ2: Quá trình chơi

- Cô bao quát trẻ, xử lý các tình huống xảy ra trong khi chơi.

- Hỏi han động viên, khuyến khích trẻ ở các góc chơi. * Góc thực hành cuộc sống +Trẻ biết cách đổ đồ vật khô 1:3. + Trẻ biết cách đổ đồ vật khô 1:2. + Trẻ biết cách sử dụng kẹp và sử dụng thìa. * Góc thực hành cuộc sống “Gia đình bé”

+ Hôm nay gia đình mình định nấu những món gì?

+ Với những món ăn đó thì phải đi mua những thực phẩm gì?

+ Món ăn này được chế biến như thế nào? …

* HĐ3: Nhận xét quá trình chơi

- Cô thấy lớp mình hôm nay chơi rất là giỏi đấy. - Cô đi đến các góc và nhận xét từng góc chơi

*Góc thực hành cuộc sống

+ Con đã biết cách đổ đồ vật khô 1:3. + Con đã biết cách đổ đồ vật khô 1:2. + Con đã biết cách sử dụng kẹp và thìa.

*Góc Toán học

+ Các con đã biết tìm, gọi tên và đặt các số lên phản trong phạm vi 100.

*Góc cảm giác

+ Trẻ nhận biết các hình lục giác.

+ Trẻ biết sáng tạo các đồ vật từ các hình tam giác.

+ Trẻ nhận biết các hình tứ giác.

*Góc ngôn ngữ

+ Trẻ đã nhận biết được các nguyên âm.

*Góc xây dựng

+ Ở góc xây dựng các kỹ sư đã xây được công trình gì đây?

+ Bác kỹ sư trưởng có thể giới thiệu về công trình nào.

- Cô khái quát lại các góc và nhận xét: Cô thấy hôm nay các con chơi ở các góc chơi ngoan và nhập vai chơi rất tốt, cô tuyên dương cả lớp chúng mình nào!

- Trẻ chơi các góc

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

c. Kết thúc

- Cô cùng trẻ hát bài hát “Hết giờ chơi” và cùng trẻ

thu dọn đồ dùng đồ chơi lên góc gọn gàng, ngăn nắp. - Trẻ cất dọn đồ chơi

IV. Hoạt động chiều1. Múa (NK). 1. Múa (NK).

2. Cảm thụ âm nhạc.V.Vệ sinh, trả trẻ. V.Vệ sinh, trả trẻ. * Đánh giá cuối ngày: - Tình trạng sức khỏe: ……… ……… - Trạng thái, cảm xúc, hành vi của trẻ: ……… ……… - Kiến thức và kỹ năng: ……… ……… _________________________________ Thứ 6 ngày 29 tháng 06 năm 2018 I. Hoạt động học: Thể dục

Đi trên dây

1. Mục đích yêu cầu:a. Kiến thức: a. Kiến thức:

- Trẻ biết cách đi trên dây.

b.Kĩ năng:

- Rèn luyện sự khéo léo, sự kiên trì cho trẻ.

c. Thái độ:

- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động do cô tổ chức.

2. Chuẩn bị:

- Bóng, rổ.

3. Cách tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

a. Ổn định tổ chức – Gây hứng thú:

- Cô cùng trẻ hát bài “Vui đến trường” và đàm thoại:

+ Chúng mình vừa hát bài gì?

+ Khi đến lớp chúng mình được gặp những ai? + Chúng mình được học những gì khi đến lớp? GD: Trẻ biết yêu thương, quý trọng thầy cô và bạn bè trong lớp.

b. Bài mới:

* HĐ1: Khởi động:

- Trẻ hát và trả lời câu hỏi.

- Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn rộng vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu tí xíu”. Khi vòng tròn khép kín đi vào trong vòng tròn, đi ngược chiều với trẻ. Tàu đi thường (trẻ đi thường - 5m) → tàu lên dốc (trẻ đi kiễng chân - 2m) → hết dốc rồi (trẻ đi thường - 5m) → tàu xuống dốc (trẻ đi bằng gót chân - 2m) → tàu đi thường (trẻ đi thường - 5m) → tàu tăng tốc (trẻ chạy nhanh - 1 vòng) → tàu giảm tốc (trẻ chạy chậm lại - 1 vòng) → tàu đi thường (trẻ đi thường - 5m) → Tàu về ga (trẻ trở về đội hình 4 hàng ngang).

- Cô cho trẻ dãn cách đều tập bài tập phát triển chung.

* HĐ2: Trọng động:

- BTPTC: Chúng ta cùng biểu diễn những bài tậpthể dục nhịp nhàng nhé. thể dục nhịp nhàng nhé.

+ Động tác tay: Đưa thẳng ra phía trước ngang vai, qua đầu (4 lần/4 nhịp).

+ Động tác bụng: Đứng quay người sang hai bên (4 lần/4 nhịp).

+ Động tác chân: Kiễng chân (4 lần/4 nhịp).

+ Động tác bật: Bật tách chân, khép chân (4 lần/4 nhịp).

+ Động tác nhấn mạnh: Bụng, chân. -VĐCB: “Đi trên dây”

+ Cô giới thiệu tên vận động “Đi trên dây” + Lần 1: Cô làm mẫu không phân tích. + Lần 2: Cô làm mẫu và phân tích động tác

- Từ đầu hàng cô đi đến vạch xuất phát khi có hiệu lệnh chuẩn bị người cô đứng thẳng đồng thời hai tay cô chống hông. Khi có hiệu lệnh đi thì cô đi trên dây sao cho gót chân nọ chạm vào mũi bàn chân kia. Cô đi như vậy cho đến hết đoạn dây, sau đó cô về cuối hàng đứng.

- Trẻ thực hiện:

+ Cô cho lần lượt bạn đầu hàng của hai đội thực hiện.

+ Cô tổ chức thi đua giữa hai đội với nhau.

* HĐ3: TC “Sói và dê”. Luật chơi:

- Khi nghe tiếng sói, dê chạy nhanh về chuồng nhà mình. - Trẻ thực hiện. - Trẻ tập các động tác theo cô. - Trẻ quan sát. - Trẻ thực hiện.

- Sói chỉ được bắt con dê nào ở ngoài vòng tròn. - Con dê nào bị bắt phải ra ngoài một lần chơi.

Cách chơi:

- Chọn một trẻ làm “chó sói” ngồi ở góc khuất ở góc lớp, các trẻ còn lại là “dê con” đứng trong chuồng. Cô nói “Phía trước là một bãi cỏ non, các chú dê con đi tìm lá non và uống nước mát nào!”. - Tất cả các con dê bước ra phía trước uống nước và kiếm cỏ non, khoảng 30 giây, chó sói xuất hiện và kêu “Hừm hừm”. Khi có tiếng chó sói, các chú dê con chạy về chuồng của mình. Cùng lúc đó chó sói chạy đuổi theo đàn dê. Chú dê nào chạy chậm để chó sói bắt thì phải ra ngoài một lần chơi. Trò chơi tiếp tục, cô cho đổi cháu khác giả làm sói. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 – 2 lần

- Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương trẻ. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.

* HĐ4: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng xung quanh lớp. Hát bài hát “Đèn xanh đèn đỏ”.

c. Kết thúc:

-Cho trẻ ra ngoài sân chơi.

- Trẻ tham gia trò chơi.

- Trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh lớp.

Giáo dục âm nhạc

Dạy hát: Những khúc nhạc hồng. Nghe hát: Cò lả

TCAN: Ai đoán giỏi

1. Mục đích, yêu cầu:

a. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và thuộc bài hát. - Trẻ hiểu nội dung bài hát.

b. Kỹ năng:

- Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Rèn tai nghe nhạc cho trẻ.

c. Thái độ:

- Trẻ mạnh dạn tự tin, hứng thú tích cực tham gia hoạt động do cô tổ chức.

2. Chuẩn bị:

- Nhạc giai điệu bài hát “Những khúc nhạc hồng”, “Cò lả”. - Xắc xô, trống, mõ, phách, mũ chóp kín.

3. Tiến hành:

a. Ổn định tổ chức gây hứng thú:

- Cô và trẻ trò chuyện về các bạn trong lớp.

b. Bài mới:

* HĐ 1: Dạy hát “Những khúc nhạc hồng”

- Cô giới thiệu tên bài hát, nhạc sỹ.

- Cô hát cho trẻ nghe 1 - 2 lần, lần 2 cô hát kết hợp với nhạc đệm.

+ Cô vừa hát bài gì? Do nhạc sỹ nào sáng tác? Dạy trẻ hát:

 Cô hát cùng trẻ từng câu một đến hết bài  Cô hát cùng trẻ đến hết bài (2lần )

 Nhóm hát cùng cô(nhóm nam ,nhóm nữ ,nhóm 3, 4 … ) kết hợp sửa sai cho trẻ  Cá nhân (1-2 tr ẻ ) hát kết hợp với đệm đàn  Cô hát cùng trẻ cả bài kết hợp đàn

* HĐ 2: Nghe hát “Cò lả”

- Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả và nội dung bài hát - Cô hát cho trẻ nghe 1 - 2 lần kết hợp với nhạc đệm. - Cô và cả lớp cùng nhau hát.

* HĐ 3: Trò chơi “Tai ai tinh”

- Cách chơi: Cô cho trẻ nghe một đoạn nhạc, khi nhạc kết thúc thì trẻ phản đoán được tên bài hát và thể hiện được bài hát.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.

c. Kết thúc

- Cô nhận xét tiết học và cho trẻ hát bài “Những khúc nhạc hồng” nhẹ nhàng ra sân chơi. - Trẻ trả lời - Trẻ hát kết hợp nhạc đệm - Tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát. - Trẻ nghe hát - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ hát.

II. Hoạt động ngoài trời:

Một phần của tài liệu Giáo án dạy hè mầm non năm 2022 (Trang 143 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)