……… ……… _________________________________ Thứ 5 ngày 14 tháng 06 năm 2018 I. Hoạt động học: Khám phá khoa học
Ngày của cha.
1. Yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết ngày 17/06 là ngày của cha và biết ý nghĩa về ngày của cha là tôn vinh người cha đáng quý của mình.
b. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng trả lời câu hỏi.
c. Thái độ:
- Trẻ có thái độ kính trọng, yêu thương, giúp đỡ những người thân trong gia đình, đặc biệt là có thái độ biết ơn đối với người cha yêu quý của mình.
2. Chuẩn bị:
- Slide hình ảnh hai cha con ở bên nhau.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
a. Ổn định tổ chức – Gây hứng thú:
- Trẻ hát và múa theo lời bài hát “Con gái nhỏ của ba”.
- Chúng mình vừa hát và múa bài gì? - Bài hát có nói về ai?
- Ngày 17/6 là ngày của cha. Đây là ngày những người con thể hiện tình yêu, sự kính trọng của mình đối với cha – người đã cùng bước với con trên suốt chặng đường của cuộc đời.
b. Bài mới:
* Trò chuyện về ngày của cha
- Để thể hiện tình cảm của mình đối với cha thì con làm gì?
- Con hãy kể những công việc mà con đã làm cùng cha?
- Cha thường đưa chúng mình đi chơi những đâu? - Các con có yêu quý cha của mình không? Vì sao? Cô cho trẻ quan sát một số hình ảnh mà hai cha con hay làm việc cùng nhau.
- Ở lớp chúng mình đã cùng cô làm gì nhân ngày của cha?
=>GD: Trẻ có thái độ kính trọng, yêu thương, giúp
- Trẻ hát. - Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
đỡ những người thân trong gia đình, đặc biệt là có thái độ biết ơn đối với người cha yêu quý của mình.
* Trò chơi: Chuyền bóng
- Cách chơi: Trẻ tạo thành vòng tròn. Khi âm nhạc vang lên thì trẻ bắt đầu chuyền bóng bằng hai tay cho bạn bên cạnh. Bản nhạc dừng lại thì bạn đó phải kể được kỷ niệm mà hai cha con thường làm cùng nhau.
- Luật chơi: Bạn nào không trả lời được bạn đó phải nhảy lò cò xung quanh vòng tròn.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
c. Kết thúc:
- Cho trẻ hát bài “Bố ơi, mình đi đâu thế!”.
- Trẻ tham gia trò chơi. - Trẻ hát.
II. Hoạt động ngoài trời:
Quan sát có chủ đích: Quan sát cây chuối tiêu. Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng.
Chơi tự do theo ý thích với các đồ chơi ngoài trời 1. Yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm và lợi ích của cây chuối tiêu.
b. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
c. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loại cây trong tự nhiên.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm quan sát: Vườn cây của trường. - Phấn vẽ, vòng, lá cây,...
3. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
* HĐ1: Cô hỏi trẻ về thời tiết, kiểm tra sức khỏe
của trẻ sau đó cho trẻ đi dạo chơi.
- Cho trẻ quan sát, đàm thoại về cây chuối tiêu: + Đây là cây gì?
+ Lá cây có đặc điểm gì? + Thân cây như thế nào?
+ Quả chuối khi chưa chín có màu gì? + Khi quả chuối chín thì có màu gì?
+ Chúng mình có được tự ý hái quả không?, Vì sao?
- Trồng cây chuối để làm gì?
- Con hãy kể tên một số loại cây ăn quả mà con biết?
- Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô.
- Muốn cho cây luôn xanh tốt chúng mình phải làm gì?
* HĐ2: Trò chơi “Lộn cầu vồng”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
* HĐ3: Chơi tự chọn
- Cô giới hạn sân chơi, vị trí chơi để dễ bao quát.
- Cô theo dõi, bao quát, bảo vệ an toàn cho trẻ. - Gần hết giờ cô tập trung trẻ lại, điểm danh lại sĩ số.
- Cho trẻ đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.
- Trẻ tham gia trò chơi.
- Trẻ chọn đồ chơi yêu thích. - Trẻ vệ sinh vào lớp. III. Hoạt động góc: * Dự kiến góc chơi 1. Góc xây dựng
- Xây dựng ngôi nhà của bé.
2. Góc ngôn ngữ+ Học nguyên âm. + Học nguyên âm. 3. Góc cảm giác + Hộp hình tứ giác (1) + Hộp hình tam giác (2). 4. Góc toán học + Phản 51-100. + Phản 1-50. 5. Góc thực hành cuộc sống (Góc chính) + Cách sử dụng kẹp. + Cách sử dụng thìa. 1. Mục đích yêu cầu a. Kiến thức
- Trẻ biết chơi tại các góc phù hợp với chủ đề, biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi của mình.
- Trẻ chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm 1 cách nhịp nhàng.
* Góc xây dựng
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu: gạch ,cây hoa ,thảm cỏ, các loại rau xanh. - Biết đặt tên cho công trình mà mình vừa xây dựng “Ngôi nhà của bé”.
* Góc ngôn ngữ
- Trẻ nhận biết được các nguyên âm.
* Góc cảm giác
- Trẻ biết sáng tạo các đồ vật từ các hình tam giác. - Trẻ nhận biết các hình tứ giác.
* Góc toán học
- Trẻ biết tìm, gọi tên và đặt các số lên phản 100.
* Góc thực hành cuộc sống
- Trẻ biết cách sử dụng kẹp và sử dụng thìa.
b. Kỹ năng
- Trẻ sử dụng các vật liệu khác nhau 1 cách phong phú để xây ngôi nhà của bé. - Trẻ có kỹ năng giao tiếp và có kỹ năng chơi.
- Trẻ dùng các khối gạch để xây và sắp xếp các khu hợp lí. - Có kĩ năng tô màu đẹp, không chờm ra ngoài.
- Trẻ bê ghế đúng cách, cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng khi chơi xong
- Phát triển các quá trình nhận thức, khả năng quan sát, tưởng tượng ghi nhớ có chủ định thông qua hoạt động vui chơi
c. Giáo dục
- Trẻ tham gia tích cực, hứng thú với hoạt động góc.
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm tạo hình, biết quý trọng, bảo vệ sản phẩm do mình và tập thể làm ra.
- Trẻ đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ đồ chơi với nhau khi chơi.
2. Chuẩn bị
* Góc xây dựng
- Nguyên vật liệu xây dựng: Các khối gỗ, hàng rào, cây hoa, gạch, cây rau xanh (xu hào, súp lơ, bắp cải).
* Góc ngôn ngữ + Phản chữ cát. * Góc cảm giác + Hộp hình tứ giác. + Hộp hình tam giác. * Góc toán học + Phản 51-100. + Phản 1-50. * Góc thực hành cuộc sống + Cách sử dụng kẹp. + Cách sử dụng thìa. 3. Tiến hành
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
a. Ổn định tổ chức gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát và vận động bài hát “Con gái nhỏ của ba”
- Cô hỏi trẻ:
+ Cô cùng các con vừa hát bài gì vậy? + Trong bài hát có nhắc đến ai?
- Trẻ hát. - Trẻ trả lời
+ Ngoài ba ra còn có những ai trong gia đình con? + Để tổ ấm gia đình luôn ấm áp và tràn ngập tình thương yêu thì người cha đóng một vai trò rất quan trọng. Vì thế chúng mình phải biết kính trọng, yêu thương cha mẹ để cha mẹ mãi ở bên cạnh chúng ta. - Tuần này chúng mình chuyển sang chủ đề mới đó là chủ đề ngày của cha. Cô cũng đã chuẩn bị cho chúng mình rất nhiều góc chơi.
b. Bài mới
* HĐ1: Giới thiệu góc chơi - thăm dò ý tưởng - hướng trẻ vào cuộc chơi
- Góc chơi đầu tiên mà cô muốn giới thiệu với lớp chúng mình là “Góc xây dựng”
+ Những bạn nào muốn chơi ở góc xây dựng nào? + Với chủ đề nhánh là “Ngày của cha” thì các bạn ở góc xây dựng có dự định là sẽ xây gì?
+ Bạn nào muốn làm bác kỹ sư trưởng nào?
- Không chỉ có góc “Xây dựng” mà ở mỗi góc chơi còn lại cô cũng đã chuẩn bị cho các con các bài giáo cụ về chủ đề chúng mình đang học đấy. Chúng mình có thích không nào?
- Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho chúng mình góc thực hành cuộc sống với bài học mới là cách sử dụng kẹp và sử dụng thìa.
- Các con ơi! Trong khi chơi chúng mình có được tranh giành đồ chơi của nhau không? Các con hãy chơi với nhau thật là đoàn kết. Các con nhớ chưa nào?
* HĐ2: Quá trình chơi
- Cô bao quát trẻ, xử lý các tình huống xảy ra trong khi chơi.
- Hỏi han động viên, khuyến khích trẻ ở các góc chơi.
* Góc toán học
+ Hôm nay các con sẽ được nhận biết các chữ số và xếp lên phản 51-100.
* Góc thực hành cuộc sống “Gia đình bé”
+ Hôm nay gia đình mình định nấu những món gì?
+ Với những món ăn đó thì phải đi mua những thực phẩm gì?
+ Món ăn này được chế biến như thế nào? … - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ chơi các góc - Trẻ trả lời
* HĐ3: Nhận xét quá trình chơi
- Cô thấy lớp mình hôm nay chơi rất là giỏi đấy. - Cô đi đến các góc và nhận xét từng góc chơi
*Góc Toán học
+ Các con đã biết tìm, gọi tên và đặt các số lên phản 100.
*Góc thực hành cuộc sống
+ Con đã biết cách sử dụng kẹp và thìa.
*Góc ngôn ngữ
+ Trẻ đã nhận biết được các nguyên âm.
*Góc cảm giác
+ Trẻ biết sáng tạo các đồ vật từ các hình tam giác.
+ Trẻ nhận biết các hình tứ giác.
*Góc xây dựng
+ Ở góc xây dựng các kỹ sư đã xây được công trình gì đây?
+ Bác kỹ sư trưởng có thể giới thiệu về công trình nào.
- Cô khái quát lại các góc và nhận xét: Cô thấy hôm nay các con chơi ở các góc chơi ngoan và nhập vai chơi rất tốt, cô tuyên dương cả lớp chúng mình nào!
c. Kết thúc
- Cô cùng trẻ hát bài hát “Hết giờ chơi” và cùng trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi lên góc gọn gàng, ngăn nắp.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ cất dọn đồ chơi