Trò chơi vận động: Tìm lá cho cây.

Một phần của tài liệu Giáo án dạy hè mầm non năm 2022 (Trang 72 - 76)

- Chơi tự do theo ý thích với các đồ chơi ngoài trời

1. Mục đích, yêu cầu:a. Kiến thức: a. Kiến thức:

- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên để trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Trẻ biết được quá trình gieo hạt: phải làm những gì, có những giai đoạn nào.

b.Kĩ năng:

- Phát triển khả năng quan sát, phân tích, so sánh.

c. Thái độ:

- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động do cô tổ chức.

2. Chuẩn bị:

a. Chuẩn bị của cô:

- Cô chuẩn bị chậu trồng cây lạc đã có nhiều lá.

- Hộp sữa chua đã đục lỗ, muôi múc đất, chậu đựng đất, bình tưới cây, hạt lạc phơi khô, hạt lạc đã nảy mầm.

b. Chuẩn bị của trẻ:

- Hộp sữa chua đã đục lỗ đủ cho mỗi bạn, muôi múc đất, chậu đựng đất, bình tưới cây, hạt lạc phơi khô, hạt lạc đã nảy mầm.

3. Cách tiến hành:

Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * HĐ1: HĐCMĐ: Cô cho trẻ đứng xung quanh

bàn để quan sát cây lạc đã có nhiều lá và trò chuyện cùng trẻ:

- Cây mọc từ đâu?

- Làm thế nào để cây có thể mọc được? - Muốn cây nảy mầm thì cần những gì?

- Sau đó cô đưa hạt giống ra và hỏi trẻ tên hạt giống?

- Cô nói lại quá trình nảy mầm của cây lạc cho trẻ nghe và các yếu tố để hạt nảy mầm được như: Đất, nước, ánh sáng, không khí,…

- Các con có muốn gieo hạt để xem hạt có nảy mầm không?

- Cô thực hiện gieo hạt lạc xuống đất trước cho trẻ quan sát, sau đó cô yêu cầu từng trẻ thực hiện trồng hạt lạc tại bàn.

- Hẹn trẻ hàng ngày tưới cây và theo dõi hạt nảy mầm.

* HĐ2: Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận

động “Tìm lá cho cây”:

- Cách chơi: Bạn đầu hàng lên lấy một lá bất kỳ, tìm cây dó rồi bỏ lá vào rổ, lần lượt từ bạn đầu

- Trẻ quan sát. - Trẻ trả lời câu hỏi.

hàng đến cuối hàng, thời gian 5-6 phút. Đội nào nhặt lá và tìm đúng cây nhiều hơn thì đội đó thắng.

- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.

- Cô nhận xét kịp thời sau mỗi lần chơi.

* HĐ3:Chơi tự do:

- Cô giới hạn sân chơi, vị trí chơi để dễ bao quát. - Cô theo dõi, bao quát, bảo vệ an toàn cho trẻ. - Gần hết giờ cô tập trung trẻ lại, điểm danh lại sĩ số.

- Cho trẻ đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.

- Trẻ tham gia chơi.

- Trẻ chơi.

- Vệ sinh vào lớp.

III. Hoạt động góc:* Dự kiến góc chơi * Dự kiến góc chơi

1. Góc xây dựng

- Xây dựng ngôi nhà của bé.

2. Góc ngôn ngữ+ Học nguyên âm. + Học nguyên âm. 3. Góc cảm giác + Hộp hình tứ giác (1) + Hộp hình tam giác (2). 4. Góc toán học + Phản 51-100. + Phản 1-50.

5. Góc văn hóa, địa lý (Góc chính)+Thí nghiệm đất, nước, không khí. +Thí nghiệm đất, nước, không khí.

+Quả cầu màu.

1. Mục đích yêu cầua. Kiến thức a. Kiến thức

- Trẻ biết chơi tại các góc phù hợp với chủ đề, biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi của mình.

- Trẻ chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm 1 cách nhịp nhàng.

* Góc xây dựng

- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu: gạch ,cây hoa ,thảm cỏ, các loại rau xanh. - Biết đặt tên cho công trình mà mình vừa xây dựng “Ngôi nhà của bé”.

* Góc ngôn ngữ

- Trẻ nhận biết được các nguyên âm.

* Góc cảm giác

- Trẻ biết sáng tạo các đồ vật từ các hình tam giác. - Trẻ nhận biết các hình tứ giác.

- Trẻ biết tìm, gọi tên và đặt các số lên phản 100.

* Góc văn hóa, địa lý

- Trẻ biết về đất, nước, không khí.

- Trẻ nhận biết các châu lục trên thế giới thông qua quả cầu màu.

b. Kỹ năng

- Trẻ sử dụng các vật liệu khác nhau 1 cách phong phú để xây ngôi nhà của bé. - Trẻ có kỹ năng giao tiếp và có kỹ năng chơi.

- Trẻ dùng các khối gạch để xây và sắp xếp các khu hợp lí. - Có kĩ năng tô màu đẹp, không chờm ra ngoài.

- Trẻ bê ghế đúng cách, cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng khi chơi xong

- Phát triển các quá trình nhận thức, khả năng quan sát, tưởng tượng ghi nhớ có chủ định thông qua hoạt động vui chơi

c. Giáo dục

- Trẻ tham gia tích cực, hứng thú với hoạt động góc.

- Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm tạo hình, biết quý trọng, bảo vệ sản phẩm do mình và tập thể làm ra.

- Trẻ đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ đồ chơi với nhau khi chơi.

2. Chuẩn bị

* Góc xây dựng

- Nguyên vật liệu xây dựng: Các khối gỗ, hàng rào, cây hoa, gạch, cây rau xanh (xu hào, súp lơ, bắp cải).

* Góc ngôn ngữ + Phản chữ cát. * Góc cảm giác + Hộp hình tứ giác. + Hộp hình tam giác. * Góc toán học + Phản 51-100. + Phản 1-50.

* Góc văn hóa, địa lý

+Thí nghiệm đất, nước, không khí.

+Quả cầu màu.

3. Tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

a. Ổn định tổ chức gây hứng thú

- Cô cùng trẻ hát và vận động bài hát “Con gái nhỏ của ba”

- Cô hỏi trẻ:

+ Cô cùng các con vừa hát bài gì vậy? + Trong bài hát có nhắc đến ai?

- Trẻ hát. - Trẻ trả lời

+ Ngoài ba ra còn có những ai trong gia đình con? + Để tổ ấm gia đình luôn ấm áp và tràn ngập tình thương yêu thì người cha đóng một vai trò rất quan trọng. Vì thế chúng mình phải biết kính trọng, yêu thương cha mẹ để cha mẹ mãi ở bên cạnh chúng ta. - Tuần này chúng mình chuyển sang chủ đề mới đó là chủ đề ngày của cha. Cô cũng đã chuẩn bị cho chúng mình rất nhiều góc chơi.

b. Bài mới

* HĐ1: Giới thiệu góc chơi - thăm dò ý tưởng - hướng trẻ vào cuộc chơi

- Góc chơi đầu tiên mà cô muốn giới thiệu với lớp chúng mình là “Góc xây dựng”

+ Những bạn nào muốn chơi ở góc xây dựng nào? + Với chủ đề nhánh là “Ngày của cha” thì các bạn ở góc xây dựng có dự định là sẽ xây gì?

+ Bạn nào muốn làm bác kỹ sư trưởng nào?

- Không chỉ có góc “Xây dựng” mà ở mỗi góc chơi còn lại cô cũng đã chuẩn bị cho các con các bài giáo cụ về chủ đề chúng mình đang học đấy. Chúng mình có thích không nào?

- Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho chúng mình văn hóa địa lý với bài học mới là thí nghiệm đất, nước, không khí.

- Các con ơi! Trong khi chơi chúng mình có được tranh giành đồ chơi của nhau không? Các con hãy chơi với nhau thật là đoàn kết. Các con nhớ chưa nào?

* HĐ2: Quá trình chơi

- Cô bao quát trẻ, xử lý các tình huống xảy ra trong khi chơi.

- Hỏi han động viên, khuyến khích trẻ ở các góc chơi.

* Góc toán học

+ Hôm nay các con sẽ được nhận biết các chữ số và xếp lên phản 51-100.

* Góc văn hóa địa lý

+ Các con sẽ nhận biết thế nào là đất, nước và không khí.

…..

* HĐ3: Nhận xét quá trình chơi

- Cô thấy lớp mình hôm nay chơi rất là giỏi đấy. - Cô đi đến các góc và nhận xét từng góc chơi

- Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ chơi các góc - Trẻ trả lời

*Góc Toán học

+ Các con đã biết tìm, gọi tên và đặt các số lên phản 100.

*Góc văn hóa, địa lý

+ Con đã nhận biết được các châu lục trên thế giới thông qua quả cầu màu.

+ Con được nhận biết đất, nước, không khí thông qua các thí nghiệm.

*Góc ngôn ngữ

+ Trẻ đã nhận biết được các nguyên âm.

*Góc cảm giác

+ Trẻ biết sáng tạo các đồ vật từ các hình tam giác.

+ Trẻ nhận biết các hình tứ giác.

*Góc xây dựng

+ Ở góc xây dựng các kỹ sư đã xây được công trình gì đây?

+ Bác kỹ sư trưởng có thể giới thiệu về công trình nào.

- Cô khái quát lại các góc và nhận xét: Cô thấy hôm nay các con chơi ở các góc chơi ngoan và nhập vai chơi rất tốt, cô tuyên dương cả lớp chúng mình nào!

c. Kết thúc

- Cô cùng trẻ hát bài hát “Hết giờ chơi” và cùng trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi lên góc gọn gàng, ngăn nắp.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ cất dọn đồ chơi

Một phần của tài liệu Giáo án dạy hè mầm non năm 2022 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)