KẾT LUẬN RÚT RA TỪ NHỮNG CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luan an_Le Ba Tam (Trang 26 - 31)

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Các cơng trình và bài viết đã cơng bố ở trong và ngoài nước nêu trên đã giải quyết được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV. Đó là:

Đã hướng vào luận giải vấn đề chuyển dịch CCKTNN và vai trò của việc chuyển dịch CCKTNN về mặt lý luận tiếp cận từ xu hướng tất yếu của quá trình phát triển, gắn với KTTT, phát huy lợi thế về tài nguyên đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng để chun mơn hóa sản xuất, mở rộng khả năng sản xuất, tăng NSLĐ, thúc đẩy tăng trưởng KTNN. Một số cơng trình quan tâm làm rõ sự cần thiết phải chuyển dịch CCKTNN ở một quốc gia trước xu thế phát triển mạnh mẽ của KH&CN, hội nhập quốc tế và xu hướng nhu cầu ngày càng tăng lên và đa dạng hơn về hàng nông sản ở trong nước và trên thế giới.

Nghiên cứu về lý thuyết nội dung và một số xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, như xu hướng chuyển dịch cơ cấu của ngành KTNN, chuyển dịch cơ cấu tiếu ngành nông nghiệp như trồng trọt, ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; phân tích sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ của mỗi ngành hẹp này trong quá trình phát triển KTNN. Những yếu tố bảo đảm thực hiện quá trình chuyển dịch này gắn với nhận thức lý thuyết kinh tế học, xã hội học, quản trị từ các góc độ vi mơ và tầm vĩ mô. Chuyển dịch CCKTNN phải được đồng hành với sự phát triển của ngành nông nghiệp, của nền kinh tế quốc gia, đơ thị hóa và tăng trưởng trong thu nhập. Ngồi ra, cịn có cơng trình nghiên cứu về lựa chọn chính sách thu hút FDI hỗ trợ chuyển dịch CCKTNN và vấn đề chuyển dịch CCKTNN trong nền kinh tế chuyển đổi sang KTTT và hội nhập quốc tế.

Một hướng mới trong nghiên cứu chuyển dịch CCKTNN nảy sinh trong thời gian gần đây là tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo hướng này, đã có một số tác giả quan tâm phân tích và đề xuất quan điểm, định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn tái cơ cấu với đa dạng hóa trong lĩnh vực nơng nghiệp đáp ứng những nhu cầu thị trường về hàng nơng sản. Có cơng trình, nhất là ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến nay, đã thu thập dữ liệu ở cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh để phân tích, đánh giá thực tiễn và tìm giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, đặt tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế.

Vấn đề chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV được quan tâm ở một số cơng trình nghiên cứu trong những năm gần đây trên các khía cạnh: gắn sản xuất với thị trường, phát triển đa ngành, đa chức năng theo nhu cầu thị trường; quan hệ giữa chuyển dịch CCKTNN với vấn đề xóa đói, giảm nghèo và cải thiện thu nhập, phát triển XH; chuyển dịch CCKTNN với vấn đề bảo vệ mơi trường sinh thái và chống biến đổi khí hậu; khẳng định chỉ có một sự phát triển đa ngành, đa chức năng trên cơ sở gắn phát triển nông nghiệp với phát triển KT-XH và bảo vệ mơi trường mới có thể đảm bảo phát triển nơng nghiệp bền vững. Có một số nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài về điều kiện bảo đảm cho phát triển nông nghiệp bền vững; nghiên cứu về tăng trưởng xanh với hàm ý thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN.

Một số cơng trình đã hướng vào nghiên cứu thực tiễn, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKTNN của một nước, một tỉnh, so sánh, rút ra rút ra kinh nghiệm… trên các khía cạnh: hoạch định chính sách, định hướng phát triển, lộ trình chuyển đổi CCKTNN, phân bổ nguồn lực, phát huy nội lực và cơ chế hỗ trợ cho chuyển dịch CCKTNN về thuế, tài chính, tín dụng, thị trường… Một số nghiên cứu thực nghiệm ở trong nước có liên quan đến khơng gian KTNN. Đề xuất hệ thống giải pháp để thực thi chuyển dịch và tái cơ cấu nông nghiệp ở cấp quốc gia hoặc cấp vùng, cấp tỉnh…

Riêng về tỉnh Nghệ An, gần đây đã có một số cơng trình, bài viết nghiên cứu liên quan đến chuyển dịch CCKTNN. Những vấn đề lý luận đã được quan tâm giải quyết là cơ sở khoa học của chuyển dịch CCKT ở cấp tỉnh. Một số nội dung có liên quan đến chuyển dịch CCKT ở cấp tỉnh như đưa giống mới vào sản xuất, thâm canh, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển không gian nông nghiệp dựa vào lợi thế vùng. Một số nghiên cứu thực tiễn đã hướng vào phân tích, đánh giá thực trạng và kiến nghị giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN ở tỉnh trên một số khía cạnh, như: thu hút FDI, phát triển sản phẩm chiến lược, chuyển đổi hình thức tổ chức, gắn

chuyển dịch CCKTNN với chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nói chung, với PTKT vùng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh.

Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên mới chủ yếu được trình bày dưới các góc độ của của chuyên ngành KTNN, kinh tế phát triển, khoa học quản lý và địa lý kinh tế, vẫn còn "khoảng trống" trong một số vấn đề về chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV tiếp cận dưới góc độ Kinh tế chính trị học như sau:

Thứ nhất, q trình chuyển dịch CCKTNN hiện nay đã có nhiều biến

đổi, nhất là đã bộc lộ nhiều bất cập trước nhu cầu ngày càng tăng cao về hàng nông sản của xã hội; an ninh lương thực, thực phẩm là vấn đề nan giải. Bên cạnh đó, chuyển dịch CCKTNN lại diễn ra trong bối cảnh mới của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại với sức đột phá của nhiều cơng nghệ sản xuất, chế biến mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn. Xu hướng tồn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế đã diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Với cơng nghệ hiện đại, nó có sự kết nối các nền kinh tế quốc gia đã, đang tác động mạnh mẽ vào sản xuất và CCKTNN của một nước, một tỉnh, khiến cho những nhận thức và định hướng chính sách về chuyển dịch CCKTNN trước đây khơng cịn phù hợp.

Thứ hai, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011, nước ta bước

vào giai đoạn mới của đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế với những đòi hỏi mới về năng suất, cơ cấu và chất lượng sản phẩm. Vấn đề tăng trưởng và PTKT bền vững được đặt ra và trở thành cấp bách. Để đáp địi hỏi đó, Đảng và Nhà nước đã đề xuất đường lối, chính sách về tái cơ cấu kinh tế, trong đó phải điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư của các ngành kinh tế nói chung và ngành nơng nghiệp nói riêng. Việc nghiên cứu chuyển dịch CCKTNN đã được khá nhiều cơng trình nghiên cứu và cơng bố, nhưng chỉ giới hạn trong tư duy cũ: tăng trưởng dựa vào tăng đầu tư vốn, phát triển theo chiều rộng mà chưa thực sự phát triển theo chiều sâu, chưa coi trọng chuyển

dịch CCKTNN gắn với hội nhập sâu rộng vào các định chế quốc tế và chưa coi trọng đúng mức tính bền vững trong q trình chuyển dịch. Giải quyết vấn đề nơng nghiệp, nông dân, nơng thơn đang trở thành địi hỏi cấp bách. Bởi vậy, cần có nhận thức mới trong vấn đề này làm cơ sở cho nhiệm vụ điều chỉnh CCKT các ngành nói chung, ngành nơng nghiệp nói riêng đáp ứng u cầu PTBV của cả nước cũng như của mỗi vùng, mỗi tỉnh.

Thứ ba, việc chuyển dịch CCKTNN của tỉnh Nghệ An thời gian qua đã

có những kết quả quan trọng: đến năm 2013, tỷ trọng của nông nghiệp thuần là 83,09%, lâm nghiệp: 7,63%, thủy sản: 9,28%; nơng nghiệp thuần đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng nơng nghiệp bình quân giai đoạn 2003 - 2013 đạt từ 4,5 - 5,0%. Mặc dù vậy, trước yêu cầu mới của tái cơ cấu ngành nông nghiệp, của việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nơng thơn, đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu sâu, có hệ thống về chuyển dịch CCKTNN ở tỉnh Nghệ An theo hướng PTBV. Đây là một “khoảng trống” lớn. Nếu không nghiên cứu sâu để có giải pháp thiết thực thì mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh không thể đạt được như mong muốn.

Đề góp phần vào lấp đầy "khoảng trống" này và thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN tỉnh Nghệ An theo hướng PTBV trong thời gian tới, tác giả luận án sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Điểm mới trong nhận thức lý luận về chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới về kinh tế, KH&CN trên thế giới.

- Những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Nghệ An trong q trình chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV.

- Thực trạng chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2015 và tác động của nó đến phát triển KT-XH của tỉnh.

- Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠCẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT

Một phần của tài liệu Luan an_Le Ba Tam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w