chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững
Do có mối quan hệ tương tác hữu cơ giữa các yếu tố, bộ phận trong một CCKT, nên để thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nhất thiết phải coi trọng PTBV cả về công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu nông - công nghiệp - dịch vụ của tỉnh. Yêu cầu này đã được đặt ra trong “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Nghệ An đến năm 2020”, trong các quy hoạch về tài cơ cấu ngành nông nghiệp và các chuyên ngành nông nghiệp của tỉnh và xác định tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII. Tuy nhiên, để thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV, cần:
- Phát triển bền vững về công nghiệp
Phát triển về công nghiệp không chỉ huy động được các nguồn lực trong và ngồi nước, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, mà cịn góp phần làm tăng năng suất, chất lượng và giá trị sử dụng của sản phẩm nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường. Đại hội lần thứ XI của Đảng yêu cầu: Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ NN, NT, đặc biệt là cơng nghiệp sản xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản, sản phẩm xuất khẩu; sản xuất phân bón, thức ăn cho chăn ni và thuốc bảo vệ động, thực vật... Đại hội lần thứ XII bổ sung: chú trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Yêu cầu phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp được Đảng ta đặt ra ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Từ thực tế nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An cũng đã cho thấy tính cấp bách của việc giải quyết yêu cầu này. Trong thời gian tới, tỉnh cần phải:
+ Coi trọng phát triển cả công nghiệp ở thành thị, tại các khu công nghiệp và phát triển công nghiệp ở khu vực nông thôn. Việc phát triển công nghiệp không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu đầu vào của sản xuất mà còn rất chú
trọng việc đáp ứng giải quyết đầu ra, làm tăng chất lượng sản phẩm của ngành nông nghiệp trên địa bàn, tăng sức cạnh tranh hàng nông sản của tỉnh.
+ Chú trọng phát triển công nghiệp đáp ứng yêu cầu “đầu vào” của SXNN. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát cụ thể, chi tiết và thận trọng về các yếu tố đầu vào cho nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, vùng Bắc Trung Bộ và hiến kế cho Nhà nước để tìm ra những giải pháp mang tính chất chiến lược tổng thể và bền vững, phù hợp, thích ứng với nhu cầu, xu thế, đảm bảo mơi trường NN, NT. Khắc phục tình trạng hiện nay cịn phụ thuộc nhiều vào nước ngồi về phân bón, hóa chất bảo vệ, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng trong SXNN mà khơng kiểm sốt được giá và chất lượng, cần chú trọng tìm giải pháp phát triển các sản phẩm thiết yếu này để nâng cao tính độc lập, tự chủ và làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Phát triển cơng nghiệp phải thiết thực, nhằm vào khắc phục tình trạng SXNN của tỉnh Nghệ An vẫn cịn khiêm tốn trong ứng dụng KH&CN, cơ giới hóa.
Để chủ động đầu vào cho phát triển ngành chăn nuôi, cần dựa trên quy hoạch chuyển dịch CCKTNN để phát triển các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi theo hướng phát huy hết cơng suất của nhà máy hiện có trên cơ sở đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường và lập dự án đầu tư thêm một số nhà máy thức ăn đáp ứng yêu cầu phát triển ngành chăn nuôi trong tỉnh.
+ Phát triển công nghiệp chế biến giải quyết đầu ra cho SXNN. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xây dựng và đưa vào hoạt động một số cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm và chế biến thực ăn chăn nuôi. Nhưng quy mô và công suất của các cơ sở chế biến hiện có cịn bất cập. Bởi vậy, bên cạnh việc khai thác tối đa công suất của các cơ sở chế biến hiện có, cần dựa trên những dự báo, đánh giá chính xác nhu cầu để xây dựng mới các cơ sở chế biến nơng sản, qua đó mà chủ động cung ứng sản phẩm nơng nghiệp ra thị trường, tránh tình trạng được mùa thì mất giá đã diễn ra nhiều năm qua.
Một số cơ sở chế biến cần được phát triển đáp ứng yêu cầu bức thiết của giải quyết đầu ra cho nông nghiệp tỉnh Nghệ An hiện nay và các năm tới
là công nghiệp chế biến lúa gạo, công nghiệp chế biến chè, cao su, chế biến thủy sản, lâm sản, chế biến gia súc, gia cầm, chế biến sữa và chế biến thức ăn chăn ni. Cần rà sốt, sắp xếp lại các cơ sở chế biến hiện có; đầu tư nâng cấp và đầu tư mới thiết bị, công nghệ chế biến gắn với phát triển vùng nguyên liệu. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển công nghiệp chế biến. Để kích thích động lực của người làm cơng nghiệp, chính quyền cũng cần nghiên cứu cơ chế hỗ trợ xây dựng và ổn định vùng nguyên liệu.
Đối với công nghiệp chế biến chè, cần đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến chè xanh, chè đen, chế biến nước giải khát đóng chai chè xanh, chè xanh hịa tan, tinh dầu chiết xuất từ chè xanh,... Đây là loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Cần tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến thủ cơng truyền thống có sản phẩm chất lượng cạnh tranh được với thị trường, có thương hiệu và xuất khẩu.
Tập trung thu hút đầu tư, hỗ trợ xây dựng phát triển hệ thống các cơ sở sơ chế, chế biến và các cửa hàng bán rau an toàn gắn với vùng nguyên liệu tập trung tại các địa phương: Tp Vinh, các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Nam Đàn… Những cơ sở này là rất cần thiết không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh của phần lớn dân cư trong tỉnh mà cịn cả với các thị trường ngồi tỉnh, ở trong nước và quốc tế.
Đối với công nghiệp chế biến sữa, bên cạnh việc phát huy hết công suất của Nhà máy sữa Vinamilk tại thị xã Cửa Lò và Nhà máy chế biến sữa TH tại Nghĩa Đàn, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà máy chế biến sữa TH công suất 300.000 tấn/năm tại xã Nghĩa Sơn huyện Nghĩa Đàn để sớm đưa vào hoạt động đáp ứng yêu cầu chuyển dịch CCKT chuyên ngành chăn nuôi của tỉnh thời gian tới.
Đối với công nghiệp chế biến thịt gia súc, gia cầm, cần đầu tư nâng cấp thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, công suất chế biến cho các cơ sở hiện có mà cụ thể là cho Nhà máy chế biến và xuất
khẩu súc sản Nghệ An và tập trung các điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ tại các vùng đồng bằng, trung du, miền núi, coi trọng việc kiểm soát trên cơ sở áp dụng hệ thống GHP, GMP, HACCP để bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm khi giết mổ. Thu hút đầu tư xây dựng mới nhà máy chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm đáp ứng yêu cầu đầu ra và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh theo hướng PTBV.
Đối với công nghiệp chế biến thủy sản, cùng với việc ổn định và nâng cấp các cơ sở hiện có, khuyến khích các cơ sở chế biến theo nghề truyền thống đảm bảo VSATTP và vệ sinh mơi trường, cần đẩy nhanh tiến độ hồn thành các cơ sở đang triển triển khai và nghiên cứu, khảo sát để xây dựng mới dựa trên công nghệ hiện đại. Do việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản có tính thời vụ, nên cần phát triển mạnh hệ thống kho lạnh thương mại (kho lạnh không nằm trong dây chuyền SX) để duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ sở công nghiệp chế biến và đáp ứng yêu cầu thường xuyên của thị trường. Hệ thống kho lạnh cũng cần được phát triển để bảo vệ chất lượng các hàng nông sản khác như thịt gia súc, gia cầm, các loại rau quả để tăng tính kinh tế của sản phẩm nơng nghiệp và đáp ứng nhu cầu thường xuyên của người mua.
Phát triển các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản ngồi gỗ theo hướng dựa vào cơng nghệ mới, chấm dứt sản xuất dăm gỗ để tập trung nguyên liệu cho chế biến gỗ MDF, gỗ ván ghép, than củi sạch, bột giấy, đồ mộc dân dụng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu có hiệu quả cao hơn.
- Phát triển bền vững các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp
Các dịch vụ như cung cấp giống cây trồng, vật ni, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn ni, máy móc, vật tư nơng nghiệp, dịch vụ nước, dịch vụ cho vay vốn, dịch vụ chuyển giao công nghệ và đào tạo... là rất cần thiết để hỗ trợ SXNN. Thực tế cho thấy, các dịch vụ này càng phát triển, thì người làm nơng nghiệp càng có nhiều điều kiện để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao NSLĐ, càng thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp. Bởi vậy, phải coi
phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp là một giải pháp then chốt. Thế nhưng, tại Nghệ An vị trí của các dịch vụ này cịn rất khiêm tốn, mới chỉ chiếm dưới 7% trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Giải pháp cần có là:
+ Củng cố, phát triển các ngành dịch vụ hiện có, tiếp tục mở rộng các dịch vụ mới. Trước hết, tập trung phát triển mạnh các dịch vụ có nhiều lợi thế, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của người làm nông nghiệp, giảm dần và thay thế những cơ sở dịch vụ bên ngồi để tối thiểu hóa chi phí sản xuất, góp phần tối đa hóa thu nhập cho người làm dịch vụ và người làm nông nghiệp trong tỉnh.
+ Củng cố và phát triển hệ thống các trạm, trung tâm chuyển giao kỹ thuật phục vụ nơng nghiệp. Có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động dịch vụ nông nghiệp như chuyển giao tiến bộ KH&CN, tư vấn các mơ hình phát triển nơng nghiệp theo hướng cơng nghệ cao... Tìm kiếm đối tác để liên kết, xây dựng lộ trình hợp tác trước hết là với với các viện, trường đại học, các cơ quan khoa học, các tổ chức, doanh nghiệp, nhằm thu hút các nguồn lực về KH&CN, để khơi dậy tiềm năng phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng cao của địa phương. Kinh nghiệm của các tỉnh cho thấy các HTX dịch vụ nơng nghiệp là một hình thức tổ chức có hiệu quả. Việc phát triển và quản lý tốt các HTX này sẽ tạo chỗ dựa, “bà đỡ” cho bà con nông dân, đồng thời phát triển mở rộng quy mô, ngành nghề kinh tế, nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho các hộ xã viên.
+ Tích cực hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng kỹ thuật canh tác, tăng cường công tác khuyến nông, xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp như dịch vụ cung ứng giống cây trồng, vật ni, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các vật tư nông nghiệp, các dịch vụ kỹ thuật, thú y… ngay trên địa bàn các xã, huyện miền núi của tỉnh để đồng bào có nhiều điều kiện tiếp cận với các công nghệ sản xuất tiên tiến, các thông tin về giống, thị trường... chủ động lựa chọn việc sản xuất và qua đó tham gia vào q trình chuyển dịch CCKTNN trên địa bàn.
+ Đổi mới để nâng cao chất lượng công tác xúc tiến thương mại, tạo thuận lợi cho người làm nông nghiệp ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát triển và mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Phổ biến các thông tin về hội nhập để người làm nơng nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Xây dựng mạng lưới tiêu thụ nông sản phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình và quy mơ, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống thương mại dịch vụ. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các HTX có thể đảm nhận dịch vụ đầu ra cho sản phẩm hàng hoá của địa phương.
+ Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện kịp thời các loại bệnh dịch nguy hiểm, nâng cao năng lực dự báo khí tượng thủy văn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, hồn thiện hệ thống thông tin thị trường làm cơ sở cho công tác điều hành và dự báo thị trường.
+ Rà soát để hồn thiện vai trị của nhà nước trong việc bảo đảm cung cấp các loại dịch vụ công cơ bản cho ngành nông nghiệp. Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu và mở rộng thị trường, các hoạt động nâng cao giá trị hàng nơng sản. Tăng cường vai trị của các cơ quan chuyên môn trong việc quản lý, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ nông nghiệp. Các hoạt động SXKD giống cây trồng, giống vật ni, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cần đặt dưới sự kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ của các cơ quan chun mơn. Chỉ như vậy mới kiểm sốt được các hoạt động, bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại vật tư và các dịch có chất lượng cao cho người làm nông nghiệp, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững.