Tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Luan an_Le Ba Tam (Trang 36 - 41)

theo hướng phát triển bền vững

Quá trình chuyển dịch CCKTNN được con người nhận thức để chủ động lựa chọn giải pháp, chính sách phát triển. Xét về nguồn gốc sâu xa, chuyển dịch CCKTNN là một hiện tượng có tính quy luật của q trình phát triển.

Thật vậy, nơng nghiệp là hoạt động sản xuất đầu tiên của con người. Lúc đầu chưa có sự phân ngành, đến cuộc phân cơng LĐXH lần thứ nhất chăn nuôi tách khỏi trồng trọt và bắt đầu có sự trao đổi giữa các bộ lạc trồng trọt và bộ lạc chăn nuôi - hai ngành trồng trọt và chăn ni manh nha hình thành.

Cùng với q trình phát triển của LLSX và phân cơng lao động, thì các nghề thủ công mới ra đời và tách thành các hộ độc lập - cuộc phân công LĐXH lần thứ hai. Do tác động của hai lần phân LĐXH, hoạt động sản xuất ngày càng được chun mơn hóa sâu hơn, có năng suất cao hơn. Sự gia tăng của NSLĐ làm xuất hiện sản phẩm thừa. Quan hệ trao đổi không chỉ được diễn ra giữa ngành nơng nghiệp và ngành cơng nghiệp, mà cịn diễn ra giữa các chủ sản xuất độc lập với nhau khơng kể đó là chủ của việc sản xuất loại sản phẩm gì, sản xuất hàng hóa giản đơn ra đời. Hình thức kinh tế này tồn tại qua nhiều thế kỷ, nhưng do hoạt động sản xuất vẫn dựa vào cơng cụ lao động thủ cơng, nên NSLĐ tuy có tăng cao hơn trước, song qui mô sản xuất nhỏ bé.

Sự phân công LĐXH đã tạo ra người lao động chun mơn hóa sản xuất, địi hỏi người lao động cải tiến và hồn thiện cơng cụ lao động của họ. Quá trình này diễn ra liên tục, được bắt nguồn từ nhu cầu ngày càng tăng lên và bản tính tích cực của con người. Quá trình này tất yếu đến một giai đoạn chuyển việc sản xuất dựa vào công cụ lao động thủ cơng lên sản xuất bằng máy móc và q trình CNH bắt đầu.

Cơng nghiệp hóa địi hỏi nơng nghiệp phải cung cấp ngày càng nhiều lương thực, thực phẩm, nguyên liệu chế biến và lao động cho công nghiệp, đồng thời nó cũng tạo ra cơ sở hạ tầng, trang bị thêm nhiều cơ sở VC-KT cho nông nghiệp phát triển. Quá trình này lại thúc đẩy chun mơn hóa sản xuất ngày càng sâu hơn. Hình thức tổ chức sản xuất được thay đổi, từ hiệp tác giản đơn lên công trường thủ công, rồi phát triển thành đại công nghiệp. Qui mô sản xuất của các tổ chức sản xuất cũng ngày càng lớn hơn. Nền kinh tế hàng hóa giản đơn chuyển lên kinh tế hàng hóa phát triển (từ cuối thế kỷ XVIII gọi là KTTT) và nó được vận hành bởi các quy luật kinh tế khách quan hay cơ chế thị trường.

Với sự kích thích của kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường, với sự tiến bộ của KH&CN SXNN, các hộ nông dân cũng như các cơ sở SXNN đều hướng vào sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Nhiều vùng kinh tế tự nhiên

(NN thuần) chuyển dần sang tập trung sản xuất các cây, con thích nghi với điều kiện sinh thái dựa trên có lợi thế so sánh nhiều hơn so với các vùng khác (nơng nghiệp chun sâu). Trong nền kinh tế, hình thành những vùng nơng nghiệp tập trung chun mơn hóa với những cơ sở SXKD nơng sản quy mơ lớn, tìm kiếm giống mới, sử dụng cơ giới và phân bón cơng nghiệp.

Nhiều vùng sinh thái do có tài nguyên tiềm ẩn và nhờ tác động của tiến bộ KH&CN đã bật dậy thành những vùng nông nghiệp chuyên canh làm xuất hiện ngày càng nhiều các nông phẩm mới. Nhiều loại hàng nông phẩm cao cấp với qui mô vượt ra khỏi phạm vi một tỉnh, mang tính quốc gia và có loại mang tính chất quốc tế. Trình độ chun mơn hóa SXNN ngày càng sâu hơn thì số ngành SXNN ngày càng nhiều hơn, phong phú, đa dạng hơn.

Cùng với sự tăng lên của nhu cầu thị trường về hàng nông sản và sự lớn mạnh về sức sản xuất của xã hội, khả năng chinh phục, sử dụng các tài nguyên sinh vật và sinh thái của con người được tăng lên: từ dễ đến khó, từ chỗ chỉ biết khai thác sử dụng một cách thực dụng tài nguyên sinh vật vì mục tiêu trước mắt đến chỗ sử dụng một cách hợp lý, khoa học, gắn hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài, gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường sống và cải tạo môi trường sinh thái. Nhu cầu phát triển nền nông nghiệp đa dạng, bền vững theo đó được đặt ra và tìm hướng giải quyết.

Thực tiễn lịch sử mơ tả trên cho thấy, q trình ra đời và phát triển các ngành, các bộ phận của nông nghiệp không phải là do ý muốn chủ quan của con người, mà nó chính là do tác động của các quy luật khách quan, trực tiếp là sự phát triển LLSX và phân cơng LĐXH. Có thể khái qt tính quy luật của q trình chuyển dịch CCKTNN trên các nội dung như sau:

Một là, SXNN từ mang nặng tính chất tự cấp, tự túc được chuyển dần

lên kinh tế hàng hóa

Do sự phát triển của LLSX, nhất là cơng cụ lao động, việc sản xuất của người nơng dân ngày càng có năng suất cao hơn, sản phẩm dư thừa nhiều

hơn. Điều này đã thúc đẩy việc hình thành quan hệ trao đổi giữa các bà con trong thơn xóm. Quy mơ trao đổi dần dần được mở rộng làm hình thành thị trường nông sản trong xã, trong huyện, trong tỉnh, thông suốt trong cả nước và được mở ra với thị trường bên ngoài (gọi là quan hệ thương mại quốc tế). Quá trình phát triển này làm cho hoạt động kinh tế của người nơng dân nơng khơng cịn bó hẹp sản xuất theo nhu cầu của bản thân và gia đình họ, mà cịn nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Xu hướng chuyển hoạt động sản xuất từ nông nghiệp tự nhiên lên KTTT, bởi vậy là một tất yếu không thể đảo ngược.

Hai là, từ SXNN độc canh được chuyển lên đa canh chun mơn hóa,

nhiều phân ngành nơng nghiệp mới ra đời và phát triển

Do nhu cầu thị trường về hàng nông sản tăng lên và ngày càng đa dạng, mà việc sản xuất của người nông dân phải biến đổi cho thích ứng. Khi đời sống của dân cư ở trình độ thấp thì nhu cầu của con người chỉ cần có lương thực, thực phẩm. Nhưng khi đời sống cao lên, người ta khơng chỉ có nhu cầu về lương thực, mà còn cần thịt, trứng, sữa, các loại đồ uống v.v… Chính vì vậy, SXNN khi đầu là phát triển ngành trồng trọt phục vụ cho nhu cầu lương thực, thực phẩm ăn uống hàng ngày của con người.

Tiếp đến, ngành trồng trọt còn được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn ni gia súc, gia cầm. Theo đó, ngành chăn ni hình thành và phát triển, tỷ trọng của nó lớn dần lên và đến mức lớn hơn tỷ trọng trồng trọt để đáp ứng nhu cầu của con người được ăn ngày càng ngon hơn, đủ dinh dưỡng hơn. Thêm vào đó, q trình phát triển sản xuất lương thực đến điểm vượt quá nhu cầu lương thực, thì tất yếu chuyển sang sản xuất các loại rau, đậu cao cấp, cây ăn quả và cây công nghiệp. Việc nông nghiệp được mở mang thêm các ngành mới chuyên sản xuất các loại cây, con làm nguyên liệu món ăn, món đặc sản, sản xuất hoa, cây cảnh, chim, thú, cá cảnh. Sự phát triển này ngày càng nhanh hơn và làm hình thành nhiều ngành, nhiều khu vực nơng nghiệp kinh doanh độc lập. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp không ngừng biến

đổi theo nhu cầu thị trường. Ngành nông nghiệp khơng cịn độc canh cây lúa như trước, mà chuyển sang sản xuất đa dạng, chun mơn hóa sâu với nhiều ngành và nhiều vùng cùng sản xuất, phụ thuộc vào nhau cùng phát triển.

Ba là, sản phẩm do ngành nông nghiệp sản xuất ra được chuyển dịch từ

chất lượng thấp sang chất lượng cao, hiệu quả thấp sang hiệu quả cao

Gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập và đời sống của người dân nâng cao, thì yêu cầu của con người phải có sản phẩm chất lượng cao. Đây là quy luật về sự phát triển của nhu cầu. Theo quy luật này, nhu cầu về ăn, ở, giải trí, du lịch, nghỉ mát của con người ngày càng tăng lên. Chẳng hạn, cũng là ăn gạo, nhưng gần đây người ta bắt đầu đòi hỏi gạo ngon, gạo thơm; cũng là ăn thịt, nhưng người ta địi hỏi thịt ít mỡ, thịt tươi ngon, các loại đặc sản; cũng là ăn rau, nhưng người ta chuyển sang địi hỏi rau cao cấp, rau sạch… Khi đó, sản xuất của người nông dân không thể đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng kém. Tức là, việc chuyển dịch CCKTNN diễn ra theo hướng loại bỏ những vật nuôi, cây trồng chất lượng kém, hiệu quả thấp, phát triển mạnh các sản phẩm có chất lượng và hiệu quả cao để cung ra thị trường trong và quốc tế. Các ngành này ngày càng đóng góp nhiều cho tăng trưởng sản lượng nông nghiệp của một tỉnh, một vùng và của cả nước.

Bốn là, xu hướng chuyển dịch CCKTNN từ khai thác tài ngun khơng

được kiểm sốt, phát triển kém bền vững sang PTBV

Trong những năm gần đây, do tác động tự phát của các tiến bộ KH&CN và thị trường, quá trình chuyển dịch CCKTNN thiên hướng vào khai thác tài ngun vì lợi ích kinh tế trước mắt, nên con người đã vấp phải những mất mát, suy thối về mơi trường sinh thái, về đa dạng sinh học và những tác động tiêu cực tới năng suất và chất lượng nơng sản trong dài hạn, tình trạng đói nghèo và bệnh tật gia tăng. Nhận thức được những cái giá phải trả cho sự phát triển này, quá trình chuyển dịch CCKTNN của nhiều nước đã và đang có

xu hướng chuyển mạnh sang coi trọng năng suất, chất lượng, hiệu quả, thân thiện với môi trường - hướng vào PTBV nền nơng nghiệp khơng chỉ vì lợi ích của thế hệ hiện tại mà cịn vì lợi ích của thế hệ tương lai.

Việc nhận thức xu hướng có tính quy luật trên là rất cần thiết để xác định quan điểm, mục tiêu và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN theo hướng hợp lý, tiến bộ và bảo đảm tính bền vững trong q trình phát triển.

Một phần của tài liệu Luan an_Le Ba Tam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w