Tiêu chí đánh giá kết quả của quá trình chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Luan an_Le Ba Tam (Trang 50 - 55)

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững

Hiện nay, các tổ chức quốc tế đã đưa ra các bộ chỉ tiêu khác nhau nhằm đánh giá PTBV (Các bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững ở một quốc gia, bao gồm: Bộ tiêu chí gồm 58 chỉ tiêu cốt lõi của Uỷ ban Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (UN CSD), Bộ 46 tiêu chí của Nhóm tư vấn về tiêu chí phát triển bền vững (CGSDI), Phương án chỉ số thịnh vượng gồm 88 tiêu chí của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Phương án 68 tiêu chí về Chỉ số bền vững môi trường của Diễn đàn Kinh tế thế giới…) và ở nước ta cũng đã hình thành “Bộ chỉ số đánh giá tính bền vững về Tài ngun và Mơi trường ở Việt Nam- ESIVN” [65]. Về tổng thể, việc đánh giá kết quả của quá trình chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV phải dựa trên ba nội dung: PTBV cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể là:

Một là, tiêu chí đánh giá chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV về

kinh tế

Để đánh giá những tiến bộ trong thay đổi CCKTNN về kinh tế, có các chỉ tiêu thống kê tổng hợp như GTSX, giá trị tăng thêm. Ngồi ra, cịn có một số chỉ tiêu khác phản ánh về năng suất, hiệu quả, kết quả đầu tư theo chiều sâu, như giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha, năng suất cây trồng và các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh nhất là chỉ tiêu về xuất khẩu mặt hàng nông, lâm, thủy sản... cũng được xem xét đánh giá về kết quả chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV về kinh tế. Dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu:

- Các chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi số lượng, chất lượng các nguồn lực trong quá trình chuyển dịch CCKTNN. Để tiến hành SXNN, phải có sự kết hợp các nguồn lực (đầu vào) như vốn, đất đai, mặt nước và các tài nguyên thiên nhiên khác, nhân lực và công nghệ. Do nguồn lực có giới hạn, nên tình hiệu quả của hoạt động kinh tế đòi hỏi phải xác định một cơ cấu kết hợp (cả về mặt kỹ thuật và giá trị) một cách hợp lý, tránh những lãng phí khơng cần thiết. Cơ cấu các nguồn lực đó thay đổi theo sự phát triển của KH&CN, sự tiến bộ của tư duy kinh tế và sự thay đổi của nhu cầu về nông sản. Để đánh giá kết quả chuyển dịch CCKTNN, cần xem xét sự thay đổi về kết cấu các nguồn lực này trong SXNN.

Chỉ tiêu về chất lượng: Xác định sự thay đổi về trình độ nhân lực nơng nghiệp, thay đổi về trình độ công nghệ được sử dụng trong sản xuất và mức độ hoàn thiện, hiện đại của hệ thống kết cấu hạ tầng NN, NT, năng lực tích lũy trong nội bộ ngành nông nghiệp, chất lượng môi trường kinh tế cho việc khai thông thị trường vốn, thị trường đất đai, thị trường KH&CN… Một tiêu chí rất quan trọng trong đánh giá chất lượng các nguồn lực sản xuất là năng lực tổ chức và quản lý việc kết hợp các nguồn lực đó trong hoạt động sản xuất. Nếu chất lượng của các yếu tố và điều kiện này tăng lên thì có sự chuyển dịch CCKTNN theo hướng hợp lý, tiến bộ và PTBV.

Chỉ tiêu về số lượng: Chỉ tiêu về phân bổ theo tỷ lệ các nguồn lực trên cho các chun ngành, các vùng nơng nghiệp, ví dụ tỷ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp thuần, cho lâm nghiệp và cho thủy sản; tỷ lệ vốn đầu tư cho trồng trọt, cho chăn nuôi... trong tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp. Chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV tức là tỷ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp thuần giảm dần, cịn cho lâm nghiệp và thủy sản thì tăng dần trong tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp; tỷ lệ trồng trọt và cho chăn nuôi trong tổng vốn đầu tư vào nơng nghiệp cũng phải biến đổi theo hướng tích cực bộ theo thời gian… Tương tự như vậy, ta có thể xem xét chỉ tiêu về tỷ lệ lao động, chỉ tiêu về tỷ lệ phân bổ nguồn đất sản xuất vào các chuyên ngành, các vùng nông nghiệp để đánh giá kết quả chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng PTBV.

- Các chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi “đầu ra” trong quá trình chuyển dịch CCKTNN. “Đầu ra” của chuyển dịch CCKTNN được thể hiện ở số lượng, năng suất, chất lượng và cơ cấu sản phẩm; ở năng lực đáp ứng nhu cầu, giá cả và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thì trường; ở hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận và mức tăng trưởng giá trị nơng nghiệp… Có thể xác định các chỉ tiêu phản ánh những biến đổi “đầu ra” này để đánh giá kết quả chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV. Cụ thể:

Về số lượng sản phẩm: Xét về mặt hiện vật và giá trị, chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV được thể hiện ở mức gia tăng tuyệt đối về sản lượng ở tất cả các bộ phận, chun ngành nơng nghiệp. Trong đó, mức tăng lên về giá trị của sản phẩm nơng nghiệp có lợi thế nhanh hơn.

Về chất lượng: Sản phẩm có chất lượng cao hơn, nhiều dinh dưỡng và an toàn hơn, được thị trường ưa chuộng ngày càng nhiều hơn.

Về chỉ tiêu NS: Chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV phải thể hiện ở sự gia tăng của năng suất đất đai (mức tăng giá trị sản lượng nông nghiệp trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác), hiệu quả sử dụng vốn; sự gia tăng của NSLĐNN, tỷ suất lợi nhuận trên vốn và mức gia tăng thu nhập của người

làm nông nghiệp. Nếu các chỉ số này giảm xuống theo thời gian thì khơng thể cho rằng q trình chuyển dịch CCKT đó là hợp lý, tiến bộ hay PTBV.

Một chỉ tiêu có tỉnh tổng hợp dùng để đánh giá kết quả chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV là tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng nơng nghiệp. Nếu có tốc độ tăng trưởng nơng nghiệp nhanh, ổn định và lâu dài thì q trình chuyển dịch CCKTNN có hiệu quả cao. Q trình chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV cịn được thể hiện ở đóng góp tích cực của nó vào tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế. Nếu tăng trưởng sản lượng nông nghiệp do nâng cao NSLĐ, do tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất thì đó là tăng trưởng nơng nghiệp theo chiều sâu. Đây chính là một tiêu chí quan trọng của phát triển nơng nghiệp bền vững.

- Các chỉ tiêu phản ánh mức độ liên kết giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ trong quá trình chuyển dịch CCKTNN. Chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV không chỉ đơn thuần nhận được sự hỗ trợ ngày càng nhiều hơn của hai ngành công nghiệp và dịch vụ, mà còn là điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của hai ngành kinh tế đó. Trong q trình này, sự phát triển mạnh mẽ của mỗi ngành phản ánh sự phát triển của phân công LĐXH; sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành phản ánh trình độ hợp tác, xã hội hóa sản xuất. Chẳng hạn, sự phát triển của dịch vụ thông tin sẽ làm cho người nông dân tiếp cận thị trường nhanh và chính xác hơn, việc lựa chọn cơ cấu mặt hàng nông sản để sản xuất sẽ nhanh và tiêu thụ sản phẩm sẽ có hiệu quả hơn. Sự phát triển của nông nghiệp không chỉ mở rộng đầu ra cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ mà còn cung cấp đầu vào cho hai ngành kinh tế này. Nếu sự liên kết giữa ba ngành kinh tế chặt chẽ thì quá trình chuyển dịch CCKTNN mới theo hướng PTBV.

Hai là, tiêu chí đánh giá chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV về

xã hội

Để đánh giá kết quả của quá trình chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV về mặt xã hội, phải dựa vào các chỉ tiêu về mức gia tăng việc làm, thu

nhập và đời sống của người làm nông nghiệp. Nếu mức gia tăng này là cao, ổn định và lâu dài trong q trình chuyển dịch CCKTNN thì đó là hướng phát triển nơng nghiệp bền vững. Ngược lại, có sự bất ổn trong các chỉ tiêu này thì khơng thể coi đó là có tính bền vững trong chuyển dịch CCKTNN.

Đánh giá kết quả của quá trình chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV về mặt xã hội cịn dựa vào mức độ góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng người làm nghiệp và cộng đồng dân cư nông thôn, như mức độ cải thiện chất lượng lao động, trình độ văn hóa, mức tăng tuổi thọ (sức khỏe), mức giảm người nghèo… Các chỉ tiêu này cho thấy, nếu quá trình chuyển dịch CCKTNN chỉ mang lại lợi ích cho một số ít người, một số ít vùng lãnh thổ, thiếu coi trọng sự công bằng về mọi mặt (tơn giáo, dân tộc, giới tính…), thì khơng thể gọi là chuyển dịch theo hướng PTBV.

Ba là, tiêu chí đánh giá chuyển dịch CCKTNN theo hướng phát triển

bền vững về môi trường

Thước đo của chung phản ánh sự tiến bộ cho phát triển theo hướng bền vững về môi trường là ESI (Environmental Sustainable Index). Đây là chỉ số tổng hợp được tính tốn dựa trên các chỉ tiêu chọn lọc đặc trưng cho tính bền vững về mặt mơi trường có giá trị dao động trong khoảng 0 - 100. Giá trị ESI càng cao thì tính bền vững mơi trường càng cao.

Trên cơ sở thước đo này, việc đo lường kết quả của chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV có thể căn cứ vào hai chỉ tiêu:

- Mức độ khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cho SXNN như nguồn đất, nguồn nước, khí hậu… Nếu trong q trình chuyển dịch CCKTNN, mức độ khai thác, sử dụng này ngày càng tăng lên một cách ổn định thì đó là chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV.

- Mức tác động của chuyển dịch CCKTNN đến môi trường sinh thái. Nếu tác động này ngày càng tích cực, có nghĩa phát triển một nền

“NN xanh” thì đó là chuyển dịch theo hướng PTBV. Ngược lại, nếu quá trình chuyển dịch CCKTNN dẫn đến khai thác cạn kiệt tài ngun, khơng kiểm sốt được tình trạng ơ nhiễm nguồn nước, nguồn đất, khơng khí và làm mất cân bằng môi trường sinh thái, mất đi sự đa dạng sinh học, gây biến đổi khí hậu... khơng chỉ đe dọa trực tiếp cuộc sống hiện tại mà còn tác động xấu đến mức sống và chất lượng cuộc sống tương lai, thì khơng thể gọi đó là PTBV.

Một phần của tài liệu Luan an_Le Ba Tam (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w