Hoàn thiện để ổn định chính sách đất đai và chính sách đầu tư

Một phần của tài liệu Luan an_Le Ba Tam (Trang 133 - 139)

Cơ chế, chính sách là hệ thống các quy định và giải pháp được thể chế hóa thành các cơng cụ để Nhà nước thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH đã lựa chọn theo chức năng của mình. Đây là những công cụ rất quan trọng trong quản lý để thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV. Tuy đến nay tại tỉnh Nghệ An đã có khá nhiều chính sách nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN, nhưng mới chủ yếu là những giải pháp tình huống,

ngắn hạn, vẫn thiếu một tầm nhìn dài hạn để PTBV trong điều kiện tự do hóa thương mại ngày càng tăng nhanh, cạnh tranh trong SXKD ngày càng quyết liệt. Dưới đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV ở tỉnh Nghệ An:

- Rà soát để điều chỉnh và ổn định chính sách đất đai

Cơng khai hóa các quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp, lâm nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy sản sau khi đã được rà soát lại và được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại các vùng sản xuất. Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, mặt nước nông, lâm nghiệp và ni trồng thủy sản. Điều chỉnh tăng diện tích đất trồng rừng sản xuất và giảm diện tích đất rừng phịng hộ phù hợp các mục tiêu kinh tế, phòng hộ, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh quá trình tập trung đất nơng nghiệp đi đơi với khắc phục tình trạng chính sách đất đai khơng thuận lợi, gây cản trở hoạt động SXKD của người làm nông nghiệp. Dựa theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì mỗi hộ gia đình ở tỉnh Nghệ An khơng được giao quá 2 ha đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối. Với đất trồng cây lâu năm, mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng được giao quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất khơng q 5 ha. Nếu cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức nào muốn sử dụng diện tích đất lớn hơn hạn mức cho phép để quy hoạch vùng nguyên liệu hay chuyên canh mẫu lớn có thể áp dụng hình thức th đất của người dân hoặc nhà nước. Tuy nhiên, việc cho thuê đất còn nhiều bất cập, nhất là vấn đề thu tiền cho thuê đất, nên những người muốn thuê đất vẫn gặp khó khăn. Nghị định về thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước (Nghị định 46/2014) quy định một số nhóm đối tượng được trả tiền thuê đất một lần hoặc hàng năm. Một số nhóm chỉ được trả tiền hàng năm. Nhiều trường hợp khơng có tiền trả tiền thuê đất lâu dài hoặc

bắt buộc phải trả tiền thuê hàng năm dễ đối mặt với rủi ro về sự thay đổi trong chính sách thuế đất. Chưa thơng thống trong việc lưu thơng quyền sử dụng đất nơng nghiệp vì thiếu chính sách để người thuê lại đất nhưng sau đó muốn cho người khác thuê lại một phần. Các thủ tục chuyển nhượng đất nơng nghiệp cịn rất phức tạp. Các hoạt động chuyển nhượng đất nơng nghiệp dù có diễn ra, nhưng chủ yếu ở dạng ngầm. Trong khi đó, các quy định và hướng dẫn về góp vốn bằng quyền sử dụng đất chưa rõ ràng để người dân an tâm góp vốn với DN. doanh nghiệp, người dân đầu tư tài sản lớn trên đất, không được bảo đảm một cách chắc chắn và có nguy cơ thiệt hại lớn khi nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Ngồi ra, chính sách khuyến khích chuyển đổi, tích tụ ruộng đất nơng nghiệp dưới hình thức trang trại, cánh đồng lớn dù đã có, nhưng chỉ ở dạng mơ hình điểm, chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho doanh nghiệp và người dân thực hiện. Do vậy, cần rà sốt để điều chỉnh chính sách đất nông nghiệp tạo sự thơng thống trong giao dịch nguồn quỹ đất, đồng thời Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tín dụng cho th đất, mua đất nơng nghiệp để khuyến khích nơng dân sản xuất giỏi tích tụ ruộng đất. Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp nên lâu dài. Phát triển thị trường đất nông nghiệp bảo đảm mua, bán cơng khai, theo pháp luật.

Thay chính sách thu hồi đất nông nghiệp để phát triển hạ tầng, các khu công nghiệp, khu đơ thị bằng chính sách Nhà nước mua lại đất của nơng dân theo giá thị trường và tính tốn các khả năng tạo đủ việc làm cho người dân sau thu hồi đất và được sự đồng thuận của họ.

- Hồn thiện để ổn định chính sách đầu tư

Vốn đầu tư có vai trị quyết định đối với việc biến các ý tưởng trong dự án chuyển dịch CCKTNN thành hiện thực. Theo tính tốn của các chun gia, để đạt được tốc độ tăng trưởng và các mục tiêu chuyển dịch CCKTNN ở tỉnh Nghệ An theo hướng PTBV, nhu cầu vốn đầu tư theo giá hiện hành giai đoạn 2016 - 2030 ước tính 130 ngàn tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2016 - 2020 là 50

ngàn tỷ đồng, giai đoạn 2020 - 2025 là 40 ngàn tỷ đồng và giai đoạn 2025 - 2030 là 40 ngàn tỷ đồng.

Để có nguồn vốn thúc đẩy quá trình này, bên cạnh việc coi trọng cơ chế tự điều tiết của thị trường, thì chính sách đầu tư của Nhà nước là rất cần thiết. Hiện nay, tỉnh Nghệ An đã có 25 chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển NN, NT trên địa bàn của tỉnh. Đó là, nếu thành lập mới 1 HTX sản xuất, dịch vụ nông nghiệp, diêm nghiệp đã đại hội xã viên, có phương án SXKD, có giấy phép kinh doanh do Ủy ban nhân dân huyện, thành, thị (hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư) cấp, được hỗ trợ 20 triệu đồng. Mỗi tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực thủy sản được hỗ trợ 1 máy thơng tin tầm xa có tích hợp vệ tinh. Các sản phẩm nông nghiệp như cây lạc, chè, cam, quýt giống mới, chanh leo, cao su... đều nằm trong diện được hỗ trợ của chính sách. Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm khác có giá trị kinh tế cao hơn (quy mô chuyển đổi từ 2 ha trở lên, hỗ trợ 1 lần) thì sẽ được tỉnh hỗ trợ 5 triệu đồng/ha… Tuy nhiên, để việc hỗ trợ của nhà nước và thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội có hiệu quả, cần rà sốt, phân loại các dự án đầu tư, điều chỉnh nguồn vốn và hình thức đầu tư. Cụ thể:

+ Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công. Bên cạnh việc điều chỉnh tăng tỷ trọng vốn đầu tư của ngân sách nhà nước vào ngành nông nghiệp đã được xác định trong Nghị quyết 26/2008/TƯ (bảo đảm 5 năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trước), cần coi trọng việc phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý chi tiêu cơng cho chính quyền địa phương và huy động các nguồn lực tại chỗ để đầu tư vào các dự án quy mô nhỏ được triển khai tại địa phương. Tiến hành rà soát, phân loại các dự án đầu tư, điều chỉnh phương thức và nguồn vốn đầu tư để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng trong lĩnh vực nơng nghiệp có khả năng thu hồi vốn, cịn vốn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào các cơng trình hạ tầng ít khả năng thu hồi vốn, hoặc khơng hấp dẫn tư nhân đầu tư nhưng rất cần thiết để thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN trên địa bàn.

+ Giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong tổng vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp. Vốn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ chiến lược của ngành và các dự án khơng có khả năng thu hồi vốn; đầu tư phát triển hạ tầng ở các vùng có nhiều khó khăn để hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, nâng cao điều kiện sống cho dân cư. Dành nguồn ngân sách thỏa đáng để thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào NN, NT.

+ Trên cơ sở quy hoạch chuyển dịch CCKTNN đã được phê duyệt, cần công bố công khai nhu cầu để kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển SXNN.

+ Để huy động nguồn vốn trong nước, bên cạnh các chính sách phát triển thị trường vốn đã ban hành, cần hồn thiện chính sách đầu tư tín dụng cho nơng nghiệp theo hướng vừa tuân thủ các quy luật thị trường, vừa coi trọng quản lý vĩ mơ của Nhà nước. Xóa bỏ mọi bao cấp qua con đường tín dụng, lấy tín dụng là phương thức đầu tư chủ yếu mọi nguồn vốn, phân biệt rành rịi tài trợ chính sách xã hội với đầu tư tín dụng kinh doanh. Có chính sách ưu đãi hoạt động tín dụng dài hạn trong nơng nghiệp, chuyển dần từ bù lỗ do bao cấp lãi suất sang trợ giá lâu dài một số mặt hàng nông sản chiến lược, miễn giảm hoặc giãn thuế cho hệ thống các tổ chức tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp. Có chính sách ưu đãi rõ ràng đối với bất kỳ chương trình đầu tư nào của mọi tổ chức kinh tế kể cả doanh nghiệp, tư nhân trong và ngồi nước vào nơng nghiệp, phục vụ xuất khẩu, tự cân đối ngoại tệ tạo nguồn thu hút ngoại tệ lớn.

Tăng hạn mức và kéo dài kỳ hạn cho vay vốn tín dụng phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng đối tượng cây, con. Ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư sản xuất liên kết khép kín được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi và kỳ hạn trả nợ phù hợp. Áp dụng mức thuế suất phù hợp đối với các loại nông, lâm thủy sản thô xuất khẩu (dăm gỗ, cà phê, hạt tiêu, mủ cao su,…)

nhằm hạn chế xuất khẩu sản phẩm thơ và khuyến khích đầu tư cơng nghiệp chế biến trong nước.

Kết hợp chính sách tín dụng với chính sách tài chính khác (như nới lỏng thuế, phí, bù lỗ lãi suất, trợ giá hàng nơng sản, cấp đủ vốn lưu động, linh hoạt tỷ giá hối đoái... ) để giảm rủi ro, bảo tồn vốn tín dụng ngân hàng. Tăng cường thanh tra, giám sát việc đầu tư vốn trong nông nghiệp, đảm bảo chất lượng mọi quy trình thẩm định, xét duyệt, phân bổ, sử dụng vốn đầu tư… Cải tiến, đa dạng hoá phương thức cho vay và thanh toán nhằm vửa rút ngắn quãng đường vận động của đồng vốn đến đúng các địa chỉ đầu tư, vừa tiết kiệm đồng vốn, giảm chi phí tín dụng. Phịng ngừa tốt rủi ro bằng cách phát huy tín dụng đồng tài trợ theo dự án, tín dụng khép kín, hồn chỉnh theo quy trình sản xuất, ni trồng thủy sản, đánh bắt hải sản; quy trình vật tư - sản xuất - thu mua - chế biến - tiêu thụ - xuất khẩu nơng sản hàng hố; tín dụng tập thể, hỗ trợ đến từng HTX, tổ, đội, đoàn thể…

+ Rà sốt, điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngồi vào phát triển SXNN. Khắc phục tình trạng thụ động ngồi chờ các nhà đầu tư nước ngồi vào tìm hiểu cơ hội và lĩnh vực đầu tư, chuyển sang thế chủ động bằng cách đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư trên cơ sở các dự án kêu gọi đầu tư được xây dựng. Cải thiện môi trường đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng độ hấp dẫn đầu tư vào NN, NT bằng những ưu đãi tạo động lực thực sự mạnh mẽ hơn. Giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa an ninh và quốc phòng trong việc thu hút đầu tư vào NN, NT đặc biệt là đầu tư vào vùng sâu và vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp với điều kiện NN, NT.

Do mục tiêu đầu tư cho NN, NT có thể thuận lợi hơn so với các lĩnh vực khác vì nằm trong mục tiêu ưu tiên của các nhà tài trợ, nên để tăng cường thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), cần coi trọng việc nâng cao năng lực lập và quản lý dự án, hình thành các dự án có tính khả thi cao trong

những lĩnh vực bức xúc của NN, NT và sự quan tâm của các nhà tài trợ. Chuẩn bị tốt nguồn vốn đối ứng và các điều kiện triển khai dự án. Đó là điều thiết yếu bảo đảm giải ngân đúng kỳ hạn các nguồn tài trợ. Chú trọng công tác quản lý triển khai dự án, bảo đảm cho nguồn vốn được sử dụng theo đúng mục tiêu của dự án và theo đúng những gì đã cam kết.

+ Phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân (đối tác công tư, hợp tác công tư,...) để huy động nguồn lực xã hội cho phát triển nông nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Một phần của tài liệu Luan an_Le Ba Tam (Trang 133 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w