Thời cơ của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Luan an_Le Ba Tam (Trang 114 - 116)

Trong giai đoạn trong 10-15 năm tới, chuyển dịch CCKTNN ở nước ta sẽ diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển theo hai xu hướng: cách mạng hóa ngày càng mạnh mẽ LLSX và tồn cầu hóa kinh tế.

Điều này thể hiện, nền kinh tế thế giới đang ngày càng biến đổi sâu sắc và toàn diện cả về trình độ cơng nghệ, ngành sản xuất và cơ cấu sản phẩm. Tri thức KH&CN, kỹ năng của con người trở thành những yếu tố quyết định nhất của sản xuất và là LLSX quan trọng hàng đầu. Cách mạng KH&CN hiện đai đang diễn ra, đã và đang thúc đẩy ra đời, phát triển nhiều ngành sản xuất mới với những cơng nghệ mới có tính năng vượt trội về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất so với những công cụ, nguyên liệu, năng lượng và phương pháp truyền thống mà từ trước đã tạo ra. Trong cuộc cách mạng này, bên cạnh những phát minh mới trong khoa học cơ bản, con người đã đi rất xa trong việc sáng tạo ra các cơng cụ sản xuất mới như máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động, robot..; những năng lượng mới như nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời, thủy triều, gió…; những vật liệu mới như pơ-ly-me, vật liệu tổ hợp composite, gốm cao cấp như siêu bền, siêu cứng, siêu dẫn… KH&CN đã và đang có có những đột phá phi thường về công nghệ di truyền tế bào, vi sinh,

enzim, lai tạo giống mới, khơng sâu bệnh, cơng nghệ chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch… mở ra cuộc cách mạng mới chưa từng có về cơng nghệ sinh học và triển vọng vơ cùng lớn cho phát triển nơng nghiệp. Để đón bắt xu hướng này, nhiều nước đã ưu tiên phát triển kinh tế tri thức, đặc biệt coi trọng yếu tố con người. Đây là thời cơ để nơng nghiệp nước ta có thể tiếp cận tiến bộ KH&CN để phát triển, sớm rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước tiên tiến.

Toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng song hành với cuộc cách mạng KH&CN hiện đại. Trong xu hướng này, các mối quan hệ kinh tế ngày càng gia tăng mạnh mẽ vượt ra khỏi biên giới quốc gia, vươn tới quy mơ tồn cầu, tạo nên sự gắn kết thành một nền kinh tế thế giới thống nhất. Đi liền với nó là xu hướng khu vực hóa kinh tế. Nhiều mối liên kết và tổ chức kinh tế khu vực mới đã và sẽ được hình thành. Xu hướng này đã và đang đẩy nhanh sự phát triển các thị trường khu vực và thế giới với một hệ thống tài chính, tín dụng, phân công lao động quốc tế theo chiều sâu, mở rộng giao lưu kinh tế và KH&CN giữa các nước, giải quyết các vấn đề KT-XH của mỗi nước thành viên. Nó đang và sẽ tạo cơ hội thúc đẩy khai thác triệt để KH&CN cho ssự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất của mỗi nước.

Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức nhằm xây dựng nền KTTT định hướng XHCN và hiện đang tiến hành tái cơ cấu nhằm hướng mạnh sang phát triển chiều sâu, coi trọng năng suất, chất lượng, hiệu quả và hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới; đã đạt được những kết quả rất đáng trân trọng. SXNN đã có những phát triển vượt bậc, từ chỗ chỉ đủ lương thực phục vụ đời sống hàng ngày, đến nay không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ mà còn trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu... hàng đầu thế giới.

Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, nước ta liên tục tham gia đàm phán nhiều

hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác đa phương, khu vực và song phương. Đến nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết và đang triển khai thực hiện 7 FTA, gồm: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), FTA ASEAN - Trung Quốc, FTA ASEAN - Ấn Độ, FTA ASEAN

- Australia/New Zealand, FTA ASEAN - Hàn Quốc, FTA ASEAN - Nhật Bản và FTA Việt Nam - Nhật Bản. Việc ký kết các hiệp định sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào các thị trường với thuế suất giảm đáng kể. Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc tham gia trong các tổ chức thương mại quốc tế sẽ tạo cơ hội để phát triển sản xuất trong nước, đẩy mạnh ứng dụng KH&CN, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh nông, lâm, thủy sản và tăng cường hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm; tạo cơ hội để thay đổi cơ cấu sản xuất và phát huy cao hơn lợi thế của các ngành, hàng; tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.

Một phần của tài liệu Luan an_Le Ba Tam (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w