Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

Một phần của tài liệu Luan an_Le Ba Tam (Trang 130 - 133)

Với vai trò là căn cứ để phân bố các nguồn lực đất đai, lao động, vốn, cơ sở vật chất cho quá trình phát triển, là phương án để phối hợp các hình thức kinh tế nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn lực trong quá trình thực hiện các mục tiêu đặt ra cho tương lai, quy hoạch chuyển dịch CCKTNN có vai trị rất quan trọng. Nó chính là chỗ dựa để thực hiện việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực nơng nghiệp, hạn chế tính tự phát, tránh gây những hậu quả, lãng phí sức người, sức của.

Cùng với các quy hoạch của Nhà nước, từ năm 2008 đến nay, tỉnh Nghệ An đã xây dựng và đưa vào sử dụng các quy hoạch, đề án nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN. Gần đây nhất (tháng 8/2015), UBND tỉnh đã ban hành “Quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” [83]. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của hội nhập quốc tế sau khi nước ta là thành viên của TPP và ASEAN đã trở

thành cộng đồng kinh tế (AEC), với yêu cầu mới của Đại hội đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII (tháng 11/2015) và những biến đổi nhận thức về quá trình phát triển, để thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới, trong công tác quy hoạch cần phải:

- Rà soát để điều chỉnh quy hoạch tổng thể chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV trên cơ sở tư duy mới về KTTT khi Việt Nam đã là thành viên của TPP và ASEAN là một cộng đồng kinh tế. Khắc phục những tư duy cũ trong công tác quy hoạch như nặng về các mục tiêu, định hướng phát triển nhưng lại thiếu coi trọng những điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện quy hoạch dựa trên nguyên tắc thị trường. Định hướng quy hoạch phải coi trọng và khuyến khích việc huy động, tập trung các nguồn lực đầu tư cho chuyển dịch CCKTNN và hình thức tổ chức sử dụng các nguồn lực đó theo cơ chế thị trường. Thực tế cho thấy, một quy hoạch chuyển dịch CCKTNN khơng thể có chất lượng khi mà các lực lượng kinh tế hoạt động trong lĩnh vực này không phải là các doanh nghiệp, cơng ty, tập đồn kinh tế có sức mạnh trong quan hệ với các hình thức tổ chức kinh tế tương ứng ở các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cùng hoạt động trong một nền kinh tế. Quy hoạch tổng thể chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV phải tính đến các đối tác kinh doanh nơng nghiệp mà các cơ sở SXNN tỉnh Nghệ An phải đối mặt, cạnh tranh khi các rào cản thương mại trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) được xóa bỏ có hiệu lực là các doanh nghiệp lớn, thậm chí là những cơng ty xun quốc gia, có sức mạnh về cơng nghệ sản xuất và bảo quản sản phẩm.

- Rà soát để điều chỉnh quy hoạch phát triển từng chuyên ngành nông nghiệp theo hướng cụ thể hóa quy hoạch vào từng sản phẩm trồng trọt và chăn ni. Tiêu chí rà sốt và điều chỉnh là quy mô sản xuất, năng suất mỗi loại sản phẩm có thể đạt được, những điều kiện bảo đảm cho việc sản xuất nhất là điều kiện về thổ nhưỡng, thủy lợi, canh tác. Trên cơ sở đó, có thể chuyển đổi những cây trồng, vật ni có năng suất và hiệu quả thấp để

chuyển sang phát triển những cây trồng, vật ni có năng suất, hiệu quả cao và có nhiều lợi thế so sánh.

Rà soát lại các quy hoạch phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cây chè và cây cao su) và cây ăn quả (cam quýt, dứa, chanh leo...) trên phạm vi toàn tỉnh và trong từng vùng đã trồng và đang trồng. Đối với những huyện và vùng đã trồng các loại cây trồng này nhưng không đạt hiệu quả mong muốn (năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm thấp) thì đưa vào kế hoạch thay thế bằng cây trồng khác trong cùng nhóm phù hợp hơn. Trên cơ sở đó xác định cơ cấu cây cơng nghiệp lâu năm và cây ăn quả mới và xác định quy hoạch phát triển dài hạn ở các vùng thích hợp, có nhiều lợi thế.

Rà sốt lại diện tích các loại cây ngắn ngày như: mía, ngơ, khoai, sắn, lạc, rau xanh các loại... để xác định sẽ tiếp tục phát triển lâu dài hay thay thế bằng cây trồng khác có hiệu quả cao hơn trong cơ cấu cây trồng mới.

Rà sốt lại địa bàn phát triển chăn ni đại gia súc, lợn, gia cầm, thủy cầm ở từng vùng trong tỉnh để xác định mức độ phù hợp với yêu cầu của sản xuất hàng hóa tập trung từng loại. Loại bỏ khỏi quy hoạch những hoạt động chăn ni nhỏ lẻ, khơng bền vững, hình thành quy hoạch mới về phát triển chăn nuôi dựa trên phương thức tập trung để vừa kiểm soát được chất lượng sản phẩm vừa có khối lượng hàng hóa quy mơ lớn.

- Rà soát để điều chỉnh quy hoạch phát triển chuyên ngành lâm nghiệp theo hướng khắc phục tình trạng lãng phí, kém hiệu quả giữa phát triển các loại rừng gỗ lớn (lâu năm) phục vụ cho chế biến gỗ nội thất, ngoại thất với rừng gỗ nhỏ (ngắn ngày) phục vụ cho công nghiệp chế biến giấy và các loại vật liệu phục vụ ngành xây dựng (hiện nay ở Nghệ An vẫn chủ yếu là rừng gỗ nhỏ, tỷtrọng sản lượng gỗ lớn vẫn chỉ đạt từ 12-18%). Cùng với phát triển trồng rừng lấy gỗ, đưa vào quy hoạch trồng rừng SXKD các loại cây dược liệu quý để làm nguyên liệu cho ngành dược và phát triển chăn nuôi, du lịch sinh thái ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Rà sốt và điều chỉnh quy hoạch

rừng phòng hộ đầu nguồn theo hướng bảo vệ rừng phịng hộ đi đơi với phát triển SXNN (trồng cây ngắn ngày và chăn ni) ở những diện tích có điều kiện thuận lợi, lợi dụng tổng hợp các khả năng phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp trên địa bàn rừng phịng hộ. Rà sốt và điều chỉnh quy hoạch rừng đặc dụng và bảo tồn thiên nhiên theo hướng bảo vệ rừng đặc dụng, rừng bảo tồn thiên nhiên theo đặc điểm sinh thái từng vùng và bổ sung vào quy hoạch hướng kết hợp chăn nuôi đặc sản dưới rừng và phát triển du lịch rừng đặc dụng để tăng tính kinh tế của rừng và tạo điều kiện phát triển du lịch.

- Rà soát để điều chỉnh quy hoạch phát triển chuyên ngành thủy sản theo hướng coi trọng phát triển chuyên sâu. Rà soát và điều chỉnh quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn ven biển. Khắc phục những bất cập hiện nay, cần bổ sung các quy hoạch về phát triển kết cấu hạ tầng về hệ thống dẫn và tiêu nước vào nơi nuôi thả, các mặt bằng tập kết vật tư và sản phẩm, về giao thông, vận chuyển trong vùng và các biện pháp quản lý vùng nuôi đảm bảo các tiêu chuẩn về an tồn mơi trường, an toàn sản phẩm thủy sản.

Triển khai điều tra lại các ngư trường, các vùng khai thác thủy nước ngọt, vùng đánh bắt hải sản ven bờ và xa bờ để xác định đúng nguồn lợi, trữ lượng thủy, hải sản có thể đánh bắt, khai thác trong những năm tới. Có các quy định nghiêm ngặt và xử phạt nghiêm minh việc đánh bắt để bảo vệ nguồn lợi thủy, hải sản và môi trường nước trong đánh bắt (không dùng dụng cụ hủy diệt, khơng đánh bắt các lồi thủy hải sản cịn nhỏ…).

Một phần của tài liệu Luan an_Le Ba Tam (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w