Đạt được một số mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luan an_Le Ba Tam (Trang 101 - 105)

trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

- Về mục tiêu kinh tế:

Kể từ năm 2008 đến nay, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới và tình trạng suy thối kinh tế, nhưng SXNN tỉnh Nghệ An vẫn nổi lên là một mảng sáng đáng khích lệ nhất. Trước những ảnh hưởng bất lợi tới SXKD, tổng giá trị sản lượng và NSLĐNN của tỉnh đã liên tục tăng. Trong giai đoạn 2008- 2015, sản lượng lương thực cây có hạt đạt trên 1,2 triệu tấn, tăng 14,3% so với năm 2008, vượt mức mục tiêu của Đại hội đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII (đảm bảo sản lượng lương thực khoảng 1,1 triệu tấn); sản lượng chăn nuôi đạt trên 1,1 triệu con trâu bị (trong đó đàn bị cho sữa được duy trì ở mức 25 ngàn con), 1,5 triệu con lợn, 16 triệu con gia cầm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp là 48,1% vượt chỉ tiêu đề ra; lượng thủy sản đạt 150 ngàn tấn.

Hình 3.6: Giá trị sản lượng nơng nghiệp của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2015 (giá thực tế)

Nguồn: [12].

Mức tăng trưởng trung bình GTSX nơng, lâm, thủy sản của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2015 là 6,7%/năm, trong đó tăng trưởng của nông nghiệp thuần là 6,1%/năm, của lâm nghiệp 6,6%/năm, và thủy sản là 144,2%/năm. Tính riêng giai đoạn 2011 - 2015 là giai đoạn thực hiện mục tiêu của Đại hội Đảng lần thứ XVII tỉnh Nghệ An thì mức tăng trưởng trung bình đạt 7,7%/năm, vượi mục tiêu đề ra cho ngành là 4,5-5,0% [34].

NSLĐ nông nghiệp được tăng 2,3 lần, từ 8,64 triệu đồng/người năm 2008 lên 19,96 triệu đồng/người năm 2015. Nhờ áp dụng có hiệu quả các tiến bộ KH&CN vào sản xuất, nên năng suất các loại cây trồng tăng khá cao. Năm 2015, năng suất lúa bình qn đạt 52,00 tạ/ha, tăng 15,9%; năng suất ngơ đạt 38,8 tạ/ha, tăng 23,5 %; năng suất mía 700 tạ/ha, năng suất chè búp tươi đạt 107 tạ/ha, tăng 75,4%; năng suất lạc đạt 22,7 tạ/ha, tăng 42,1%...; giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích tăng từ 35 triệu đồng/ha năm 2005, lên trên 46 triệu đồng/ha năm 2010 và gần 67 triệu đồng/ha năm 2014 [16], [11], [12], [36].

Giá trị thương mại của sản phẩm nông nghiệp tăng trưởng đáng kể. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh trong giai đoạn 2008-2015 đã tăng 2,8 lần, từ 72,5 triệu USD năm 2008 lên 203,4 triệu USD năm 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản thuần tăng hơn 1,5 lần, lâm sản tăng 4,3 lần và dịch vụ thủy sản tăng 24,6 lần. Bình qn mỗi năm xuất khẩu nơng sản của tỉnh tăng thêm 16,4 triệu USD, tạo ra tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt 16,6%. Xuất khẩu nơng sản đóng góp quan trọng trong khi thương mại của tỉnh thường xun nhập siêu thì nơng nghiệp là ngành duy nhất ln ln xuất siêu, góp phần đáng kể cải thiện cán cân thương mại (Phụ lục 5-8).

Hình 3.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2015

Tăng trưởng nơng nghiệp đã góp phần quan trọng kiềm chế lạm phát. Chỉ số giá lương thực và thực phẩm giảm trong các năm 2011-2015 đã kéo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm xuống.

- Về mục tiêu xã hội:

Việc làm, thu nhập và đời sống của nông dân được tăng lên. Từ năm 2008 đến nay, khu vực nông nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm cho gần 40.000 lao động trong tỉnh. Năm 2008, số LĐNT ở tỉnh Nghệ An có việc làm là 1,43 triệu người, số khơng có việc làm là 37,5 ngàn người chiếm gần 2,6% lực lượng LĐNT. Số người có việc làm khá đơng mà chủ yếu là lao động giản đơn, có thu nhập thấp. Năm 2015, số người khơng có việc làm trong nơng nghiệp đã giảm xuống cịn 24,1 ngàn người (nhờ phát triển cơng nghiệp và dịch vụ), tỷ lệ thất nghiệp giảm. Nhờ chuyển dịch CCKT và phát triển nhiều hình thức, mơ hình kinh tế địi hỏi tay nghề cao trong nông nghiệp, nhất là ở các huyện miền núi, mà thu nhập của LĐNN đã tăng lên. Mức thu nhập bình quân của LĐNN tỉnh Nghệ An năm 2015 gần 20 triệu đồng, tăng 2,3 lần so với năm 2008. Số hộ nơng dân có thu nhập cao ngày càng tăng lên. Năm 2012, tồn tỉnh có 18 hộ nơng dân thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm, năm 2014 số này tăng 232 hộ; năm 2015, có gần 147 ngàn hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi, số hộ có mức thu nhập trên 200 triệu đồng/năm tăng gấp 2 lần năm 2014 [23].

Chuyển dịch CCKTNN theo hướng tiến bộ đã giúp cho đời sống của người dân ngày càng khá lên cả về vật chất lẫn tinh thần, nâng số hộ nông thôn được dùng điện từ 91,2% năm 2008 lên 99,6% năm 2015; tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 63,2% lên 95,2%. Ngồi ra, trình độ dân trí người dân nơng thơn ngày càng được nâng cao; trình độ tổ chức quản lý chỉ đạo của cán bộ xã, cán bộ khuyến nông được đào tạo kỹ, tiếp thu nhanh với các tiến bộ KH&CN để ứng dụng vào sản xuất.

Tăng trưởng nông nghiệp đã cung ứng đủ lương thực, thực phẩm, giúp duy trì ổn định KT-XH, giúp kéo giảm lạm phát. Việc bảo đảm an ninh lương

thực đã đóng vai trị quan trọng nhất trong việc thực hiện thành cơng xóa đói, giảm nghèo của phần lớn dân số sống ở khu vực NN, NT là nguồn sinh kế chính của họ ở những vùng khó khăn. Năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn tỉnh Nghệ An chiểm 32,09%, đến cuối năm 2015 giảm còn 11,29%. Tốc độ giảm nghèo trung bình giai đoạn 2008-2015 là 2,6%/năm (Phụ lục 9). Một số huyện đặc biệt khó khăn như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong có tốc độ giảm nghèo từ 6-7%/năm còn do thực hiện Nghị quyết 30a [9]. Vấn đề an sinh xã hội ở Nghệ An đã liên tục cải thiện trong suốt thời gian dài.

Chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn được tăng lên. Diện mạo nông thôn tỉnh Nghệ An đã có những đổi thay tích cực. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Tồn tỉnh có 430 xã ở nơng thơn, nhiều người làm nông nghiệp (chiếm gần 90% tổng số xã, phường, thì trấn của tỉnh). Đến hết tháng 12/2015 đã có 83 xã đạt đủ 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM (theo Quyết định số 491/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), 20 xã cơ bản đạt các tiêu chí, đang hồn thiện hồ sơ trình thẩm định, 52 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 135 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 131 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí. Thị xã Thái Hịa là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh Nghệ An hoàn thành mục tiêu chương trình NTM [60].

- Về mục tiêu mơi trường

Tăng trưởng nông nghiệp không chỉ là nền tảng quan trọng của ổn định xã hội, an ninh chính trị, mà cịn là đóng góp quan trọng cho việc bảo vệ mơi trường. Đến cuối năm 2015, độ che phủ của rừng Nghệ An đạt 57%, tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 75%.

Các cơ sở SXNN tập trung, nhất là các doanh nghiệp nông nghiệp, đã quan tâm bảo vệ môi trường sinh thái trong PTBV. Đã có những chuyển biến tích cực trong nơng dân về sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng trong chăn nuôi... Năm 2015, tỷ lệ chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh môi trường là 45%. Một số cơ sở sản xuất như Công ty cổ phần thực

phẩm sữa TH đã đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải công suất 1.500 m3/ngày đêm; phân thải được chuyển về nhà máy phân compost để xử lý, lượng phân dư thừa, công ty vận chuyển bằng xe chuyên dùng đến tập kết, ủ hoai tại các cánh đồng trồng cỏ của dự án; phun xịt diệt ruồi, muỗi, các loại cơn trùng có hại khác. Mơi trường sản xuất nông nghiệp, nông thôn đã và đang được bảo vệ và PTBV, cơ bản bảo đảm môi trường sống trong lành cho người dân nông thôn.

Như vậy, chuyển dịch CCKTNN tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2008- 2015 đã đưa đến những thành tựu đáng kể và có đóng góp tích cực cho việc duy trì ổn định và phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Luan an_Le Ba Tam (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w