hướng bền vững ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Định hướng quan điểm và mục tiêu
Trong công cuộc Đổi mới, Đảng ta xác định: “NN, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển KT-XH bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phịng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc và bảo vệ mơi trường sinh thái của đất nước [17]. Đại hội lần thứ XI và XII của Đảng tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo trên. Chính phủ đã ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp tổ chức thực hiện, trong đó Đề án “Tái cơ cấu ngành nơng nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và PTBV” được ban hành ngày 10/6/2013 là một quyết định cụ thể, mạnh mẽ nhất. Ngày 6/10/2015, để tạo chuyển biển rõ rệt trong thực tiễn thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo các nội dung và giải pháp trong Đề án tổng thể và các đề án, kế hoạch chuyên đề trong các lĩnh vực của ngành đã được ban hành, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg về đẩy mạnh thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và PTBV”.
Để thực hiện chủ trương, quyết định của Đảng và Nhà nước, từ năm 2013 đến nay, các cấp đảng và chính quyền tỉnh Nghệ An đã ban hành và thực thi các chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV trên địa bàn tỉnh (đã nêu ở 3.2.), gần đây nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII (tháng 11/ 2015). Trên cơ sở quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trung ương và địa phương, đề tranh thù cơ hội, vượt qua thách thức trong bối cảnh mới, những
quan điểm và mục tiêu của chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải là:
Về quan điểm, chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV phải nằm trong hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu của chiến lược và kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh và phù hợp với chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV chung của cả nước; phải gắn với phát triển KT- XH và bảo vệ môi trường trong PTBV. Thực hiện chuyển dịch CCKTNN phải theo cơ chế thị trường, chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đồng thời chú trọng đáp ứng các yêu cầu về phúc lợi cho nông dân và xã hội. Nhà nước tập trung hỗ trợ về nghiên cứu, phát triển và chuyển giao KH&CN, phát triển thị trường, kết cấu hạ tầng, cung cấp thông tin, dịch vụ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các thành phần kinh tế. Tăng cường sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, xã hội trong quá trình chuyển dịch CCKTNN. Nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, cơng nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả SXKD và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.
Chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV là một q trình phức tạp, khó khăn và lâu dài cần được thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với thực tế trên cơ sở xây dựng một hệ thống giám sát, đánh giá và tham vấn thông tin phản hồi từ các bên liên quan.
Về mục tiêu, chuyển dịch CCKTNN phải nhằm vào thực hiện thành công mục tiêu tổng quát: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng; tăng cường đoàn kết, phát huy nội lực, đẩy mạnh thu hút ngoại lực, xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc, phát triển theo hướng CNH, HĐH, là trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, giáo dục đào tạo, KH&CN, y tế, văn hố, thể thao, cơng nghiệp công nghệ cao của vùng Bắc Trung bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước
hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; có nền văn hố tiên tiến, đậm đà bản sắc xứ Nghệ; quốc phòng an ninh vững chắc, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hệ thống chính trị vững mạnh” [16]. Mục tiêu của chuyển dịch CCKTNN phải nhằm hướng tới phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, có hàm lượng KH&CN cao, cơ giới hóa cao, tạo ra giá trị cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện thu nhập nông dân, gắn với KTNT phát triển năng động và đa dạng. Cụ thể là:
+ Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 2016 - 2020 đạt 11%; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 70 - 75 triệu đồng. Đến năm 2030 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng là 11%, nhưng GRDP sẽ là 140-150 triệu đồng/người [56; 83; 85].
+ Chuyển dịch CCKTNN phải duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng giá trị nơng sản của tỉnh bình quân từ 4,5-5,0%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, trong đó nơng nghiệp đạt 3,3- 4,0%/năm (trồng trọt 2,8-3%/năm, chăn nuôi 4,8-5%/năm, dịch vụ 5,4- 5,6%/năm), lâm nghiệp đạt 4,6-4,8%/năm và thủy sản đạt 8,5-8,8%/năm. Cơ cấu GTSX theo giá hiện hành năm 2020 cơ cấu ngành nông nghiệp thuần chiếm 77% (trong đó trồng trọt 48,02%, chăn ni 47,68%, dịch vụ nông nghiệp 4,3%); lâm nghiệp 9% và thủy sản chiếm 14%. Đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GTSX nơng nghiệp bình qn đạt 4,0 - 4,5%/năm, trong đó nơng nghiệp thuần 3,5%-3,7%/năm (trồng trọt 2,5-2,6%/năm, chăn nuôi 3,5- 3,7%/năm và dịch vụ 5,6-5,9%/năm); lâm nghiệp 3,7-4,0%/năm và thủy sản 5,3-5,7%/năm. Cơ cấu GTSX theo giá hiện hành năm 2030, nông nghiệp thuần chiếm 72% (trồng trọt 45,75%, chăn nuôi 49,80%, dịch vụ 4,45%); lâm nghiệp 12,0% và thủy sản chiếm 16,0% [56; 83; 85].
+ Định hướng quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp: Theo Nghị quyết của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, việc phân bổ sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An sẽ là 1.438,7 ngàn ha, trong đó đất trồng lúa 95,8 ngàn ha (trong đó lúa nước 83 ngàn ha), đất trồng cây lâu năm 90,7 ngàn ha, đất rừng phòng hộ 392 ngàn ha, đất rừng đặc dụng 172, 5 ngàn ha, đất rừng sản xuất 581,8 ngàn ha, đất làm muối 837 ha và đất nuôi trồng thuỷ sản 9 ngàn ha [56; 83; 85].
+ Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực cả trước mắt và lâu dài. Đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nơng thơn tăng lên 1,3-1,,5 lần so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm khoảng 2-2,5% ở đồng bằng và 2,5-3,5% vùng miền núi [56; 83; 85].
+ Đến năm 2020, có trên 50% và 5 huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; tỷlệ dân nông thôn dùng nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn QĐ 51/QĐ- BNN đạt đạt 90% và theo tiêu chí 02/BYT của Bộ Y tế đạt 60% (năm 2015 các tiêu chí trên đã đạt 75% và 40 %) [56; 83; 85].
+ Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và các tác động tiêu cực khác, khai thác tốt các lợi ích về mơi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 55% năm 2015 lên 57% vào năm 2020, góp phần thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia [56; 83; 85].
- Những định hướng chính nhằm chuyển dịch CCKTNN tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
+ Tập trung khai thác và tận dụng tốt lợi thế nông nghiệp của tỉnh, xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa, có quy mơ lớn, cân đối và bền vững theo hướng áp dụng nhanh các tiến bộ KH&CN tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; giảm thiểu các tác động bất lợi về môi trường, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung huy động và thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tạo điều kiện
thúc đẩy, huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ chức và HTX. Xây dựng, hồn thiện và phát triển hình thức hợp tác liên kết trong tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nơng nghiệp có lợi thế của tỉnh với sự vào cuộc quyết liệt của nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông và các tổ chức xã hội.
+ Chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy các sản phẩm lợi thế của tỉnh. Đẩy mạnh việc áp dụng KH&CN tiên tiến, hình thành các vùng SXNN ứng dụng cơng nghệ cao cho các cây trồng như lúa, ngơ, lạc, mía, chè, rau củ quả,... nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển mạnh công nghệ sau thu hoạch theo hướng hiện đại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
Tập trung phát triển các loại cây trồng có thế mạnh của tỉnh để tăng sức cạnh tranh và phát triển công nghiệp chế biến, thúc đẩy tăng trưởng như: Cây lương thực, chuyển đổi diện tích đất cho theo hướng hạn chế việc chuyển diện tích lúa nước sang mục tiêu khác. Đến năm 2020, diện tích đất gieo trồng lúa 166 ngàn ha, năng suất 55,5 tạ/ha, sản lượng 921 ngàn tấn; đến năm 2030 là 163,5 ngàn ha, năng suất 57 tạ.ha, sản lượng 930 ngàn tấn. Tập trung đầu tư phát triển lúa chất lượng cao để đến năm 2020 đạt 60 ngàn ha, năm 2030 đạt 80 - 90 ngàn ha; sản xuất lúa theo phương thức cánh đồng lớn, năm 2020 đạt 7 -8 ngàn ha, năm 2030 đạt 30 ngàn ha [56; 83; 85].
Cây ngơ, ổn định diện tích gieo trồng hàng năm đạt 60 ngàn ha, đạt năng suất 43,2 tạ/ha và sản lượng 259 ngàn tấn vào năm 2020 (năm 2015 năng suất đã đạt 42,0 tạ/ha, sản lượng 231 ngàn tấn); đến năm 2030, duy trì diện tích ngơ từ 60 - 61 ngàn ha, năng suất đạt 45 tạ/ha, sản lượng 270 ngàn tấn.
Phát triển cây công nghiệp ngắn ngày: Cây lạc, đến năm 2020, diện tích 20 ngàn ha, năng suất đạt 25 tạ/ha, sản lượng 50 ngàn tấn; đến năm 2030 vẫn
duy trì diện tích 20 ngàn ha, nhưng năng suất tăng lên đạt 28-30 tạ/ha, sản lượng 54-60 ngàn tấn trên cơ sở tập trung mở rộng diện tích các giống lạc mới, có năng suất, chất lượng cao như: L26, L14,... phấn đấu diện tích lạc phủ nilon đạt 15 - 18 ngàn ha/năm. Cây mía nguyên liệu được phát triển theo hướng thâm canh cao, đến năm 2020 diện tích mía đứng là 28-29 ngàn ha, năng suất bình quân 705 tạ/ha, sản lượng 2 triệu tấn; đến năm 2030 diện tích mía đứng giảm cịn 25-26 ngàn ha, nhưng năng suất bình quân tăng lên 850-900 tạ/ha và sản lượng 2,2-2,3 triệu tấn, đảm bảo nguyên liệu chế biến cho 3 nhà máy đường (năm 2015 là 30 ngàn ha, sản lượng trên 1,9 triệu tấn). Cây sắn ngun liệu được phát triển trên diện tích hiện có là 4 ngàn ha, nhưng sản lượng tăng lên đạt khoảng 200 ngàn tấn vào năm 2020, đảm bảo nguyên liệu cho 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Yên Thành và Thanh Chương với công suất 800 tấn củ tươi/ngày (năm 2015 là 144 ngàn tấn). Quy hoạch mở rộng trên 3 ngàn ha (huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn), cung cấp cho Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hoa Sơn huyện Anh Sơn công suất 500 tấn củ tươi/ngày [56; 83; 85].
Phát triển cây công nghiệp dài ngày: Cây chè công nghiệp phát triển theo hướng lựa chọn giống mới chất lượng cao, đầu tư thâm canh trên tổng diện tích 10 - 12 ngàn ha, năng suất 120 tạ.ha, sản lượng trên 110 -130 ngàn tấn chè búp tươi, chế biến trên 30 ngàn tấn chè khô các loại vào năm 2020 (hiện đã đạt sản lượng 108 ngàn tấn chè búp tươi và 21 ngàn tấn chè khơ); ổn định diện tích chè đến năm 2030, nhưng tập trung ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để đạt năng suất 150 - 170 tạ/ha, sản lượng 150 - 170 ngàn tấn búp tươi [56; 83; 85].
Cây cao su, cần được mở rộng diện tích trên đất lâm nghiệp để đến năm 2020 đạt 16-17 ngàn ha, năng suất mủ khô 14 tạ/ha, sản lượng 10-11 ngàn tấn mủ khơ; ổn định diện tích đến năm 2030 nhưng tăng năng suất lên 15-16 tạ/ha, sản lượng 22-25 ngàn tấn mủ khô.
Phát triển cây ăn quả: Cây cam được phát triển tập trung trên diện tích 3 - 3,5 ngàn ha để đầu tư thâm canh, sử dụng các giống có năng suất chất
lượng cao để đạt năng suất 160 tạ/ha, sản lượng 45 -52 ngàn tấn vào năm 2020, tăng năng suất lên là 180 200 tạ/ha, sản lượng 54-70 ngàn tấn vào năm 2030. Cây dứa duy trì trên diện tích 1 ngàn ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành với năng suất đạt 220 - 240 tạ/ha/năm, sản lượng 22 - 24 ngàn tấn. Cây chanh leo được mở rộng diện tích với các giống có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện tiểu vùng sinh thái để đạt 900 ha, sản lượng khoảng 45 ngàn tấn vào năm 2020; tăng diện tích lên 1,5 ngàn ha, sản lượng trên 60 ngàn tấn vào năm 2030 [56; 83; 85].
Phát triển cây rau thực phẩm (các loại rau, củ, quả) theo hướng xây dựng vùng sản xuất cơng nghệ cao tập trung với diện tích khoảng 3 ngàn ha theo quy trình VietGAP đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh với sản lượng 365 ngàn tấn vào năm 2020, 390 - 420 ngàn tấn vào năm 2030.
Phát triển các loại cây hoa, cây cảnh theo hướng đầu tư chiều sâu, áp dụng công nghệ cao để sản xuất ra sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ.
Phát triển cây dược liệu theo hướng tập trung bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao gắn với phát triển rừng bền vững. Xây dựng vùng sản xuất tập trung các loại cây gấc, chanh leo, gừng, nghệ...và các loại cây dược liệu quý hiếm như sâm Ngọc Linh, tam thất,...để đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đạt diện tích 15 - 16 ngàn ha, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến công suất 50 ngàn tấn dược liệu thô/năm (khoảng 5 ngàn tấn dược liệu tinh/năm) [56; 83; 85].
Phát triển cây thức ăn phục vụ chăn ni trâu, bị, lợn để đạt sản lượng 40 ngàn ha vào năm 2020 (hiện là 20 ngàn ha).
+ Chuyển đổi cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, tăng phát triển chăn ni tập trung, quy mơ lớn dưới các hình thức doanh nghiệp, trang trại, gia trại, chăn nuôi nông hộ theo phương thức công nghiệp. Chuyển dần chăn nuôi từ vùng mật độ dân số cao (đồng bằng)
đến vùng có mật độ dân số thấp (trung du, miền núi). Hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm trong đàn vật nuôi trên cơ sở áp dụng công nghệ cao dưới các hình thức tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng. Gắn phát triển chăn nuôi gắn với xử