Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luan an_Le Ba Tam (Trang 109 - 114)

Những hạn chế trong chuyển dịch CCKTNN ở tỉnh Nghệ An thời gian qua không chỉ do nguyên nhân khách quan mà chủ yếu là do yếu tố chủ quan.

Một là, năng lực tổ chức và quản lý chuyển dịch CCKTNN của các cấp

chính quyền địa phương cịn hạn chế, yếu kém

Tuy đã xác định đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong giai đoạn hiện nay và có khá nhiều chủ trương, biện pháp rất quyết liệt từ Trung ương xuống cấp tỉnh về chuyển dịch CCKTNN, nhưng năng lực tổ chức, quản lý triển khai thực hiện của các cấp chính quyền từ tỉnh xuống xã cịn hạn chế, yếu kém. Đó là:

- Bị động, lúng túng trong công tác quy hoạch và dự án phát triển. Quy hoạch và dự án chuyển dịch CCKTNN luôn thay đổi. Năm 2007 đã xác định

các mục tiêu và giải pháp chuyển dịch CCKTNN trong Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Nghệ An đến năm 2020, nhưng sau đó lại thay đổi các mục tiêu, giải pháp cho vấn đề này bằng những văn bản mới như: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2020; năm 2011 điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Nghệ An đến năm 2020; năm 2013 ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nơng nghiệp; từ đó đến năm 2015 lần lượt ban hành các Đề án tái cơ cấu từng chuyên ngành nông nghiệp riêng biệt. Như vậy, trong giai đoạn 2008-2015 vẫn lúng túng trong xây dựng, ban hành các dự án, quy hoạch.

- Thiếu biện pháp cơ bản và thiết thực để tổ chức thực hiện. Ngồi việc đối phó với suy giảm kinh tế do tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu, với tình trạng suy giảm kinh tế trong nước, đối phó với dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, lại loay hoay trong công tác kế hoạch, quy hoạch tái cơ cấu kinh tế, nên những giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN trong giai đoạn này mới chỉ là tình huống, ngắn hạn, khơng thể kịp điều chỉnh để thực hiện các đề án, quy hoạch đã vạch ra. Thiếu những giải pháp vừa cơ bản, thiết thực vừa có tính dài hạn, nên khơng tập trung cao độ được các nguồn lực. Việc gắn kết đầu tư tạo để lập các điều kiện thiết yếu về vốn, kết cấu hạ tầng, KH&CN, nhân lực với yêu cấu thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV cũng chưa thật sự quan tâm. Hệ thống kết cấu hạ tầng tại Nghệ An chậm phát triển, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu mở mang các hoạt động sản xuất mới để chuyển dịch CCKTNN cũng do nguyên nhân này.

- Nặng về quản lý hành chính, coi nhẹ năng lực tư vấn và dịch vụ chuyển dịch CCKTNN. Bộ máy quản lý nơng nghiệp ở cấp tỉnh thì lớn nhưng

ở cấp huyện và cấp xã thì mỏng khó đủ sức giải quyết các vấn đề đặt ra. Mặt khác, đội ngũ cán bộ hưởng lương và trợ cấp ngân sách có xu hướng tăng thêm, nhưng phần đông là cán bộ làm cho các tổ chức CT-XH. Trình độ của phần lớn cán bộ cịn hạn chế. Lý luận phát triển kém, cơng tác xây dựng chính

sách khơng chuyên nghiệp, thiếu các nghiên cứu phân tích khoa học, thiếu hệ thống giám sát theo dõi, thống kê số liệu đáng tin cậy và kịp thời nên việc hoạch định và thực thi một số chính sách khơng hợp lý, thiếu tính khả thi, thiếu tính đột phá, khó đưa vào cuộc sống. Cán bộ cấp xã là cấp trực tiếp nhất tố chức, quản lý chuyển dịch CCKTNN nhưng trình độ của đội ngũ này cịn nhiều hạn chế. Đến nay, toàn tỉnh vẫn cịn có 30,12% cán bộ chun trách cấp xã chưa qua đào tạo chuyên môn; 55,7% cán bộ chuyên trách và 58,83% công chức cấp xã chưa được đào tạo về quản lý hành chính nhà nước Do yếu kém về năng lực chun mơn, nghiệp vụ, nên quản lý hành chính vẫn là chủ yếu, các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển dịch CCKTNN của đội ngũ cán bộ chưa thật sự được quan tâm. Thêm vào đó, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý nhà nước chưa được quan tâm đúng mức; công tác quản lý cán bộ, cơng chức ở một số cơ quan, đơn vị cịn lỏng lẻo. Vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức tham mưu, xử lý công việc kém hiệu quả. Tình trạng người làm nơng nghiệp loay hoay trồng cây gì, ni con gì vẫn là vấn đề thường trực ở nhiều địa phương (Phụ lục 11).

Hai là, thiếu sức vươn lên của người làm nông nghiệp

- Chất lượng nhân lực nông nghiệp thấp, tồn tỉnh vẫn cịn 10% LĐNT chưa biết chữ và chỉ có 11,3% qua đào tạo chun mơn kỹ thuật [13]. Số lao động có chun mơn kỹ thuật chủ yếu là đào tạo qua các lớp tập huấn về nông nghiệp. Đây là nhân tố cản trở việc tiếp thu, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào lựa chọn sản xuất, tiếp cận thị trường và ra quyết định chuyển đổi cây trồng, vật nuôi truyền thống sang đối tượng nơng nghiệp mới có năng suất, chất lượng cao hơn; hạn chế tốc độ và chất lượng chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV.

- Do thiếu tri thức và còn mang nặng tâm lý kinh tế tự cấp tự túc của kiểu sản xuất truyền thống, nên phần lớn lao động thiếu năng động trong SXKD nơng nghiệp để thích ứng với KTTT. Khao khát vươn lên làm giàu của nhiều người làm nông nghiệp chưa cao.

- Người làm nơng nghiệp thiếu động lực gắn bó với nghề nơng. Tại tỉnh Nghệ An hiện nay, có rất ít lao động trẻ ở nơng thơn gắn bó với nghề làm ruộng và tìm con đường làm giàu từ nghề nơng. Tình trạng này một phần là do yếu tố tâm lý muốn thoát ly đồng ruộng, nhưng phần rất quan trọng là do thu nhập từ nông nghiệp thấp hơn làm ở các ngành khác và điều kiện sống ở nông thôn kém hơn so với ở thành thị. Xu hướng LĐNT tìm nơi sinh kế, làm giàu ở thành thị và khu cơng nghiệp có chiều hướng gia tăng. Khơng ít con em người Nghệ An tốt nghiệp các trường chuyên ngành về nông nghiệp nhưng không mặn mà với đồng ruộng quê nhà. Chảy máu chất xám vẫn đang là cản trở lớn đến chuyển dịch CCKTNN không chỉ ở tỉnh Nghệ An mà cả nước, trong khi ở Israel thì nơng nghiệp lại là nơi thu hút mạnh mẽ nhất lực lượng lao động có chun mơn kỹ thuật trình độ cao.

Ba là, bất cập trong tổ chức và cơ chế phối hợp các lực lượng trong

chuyển dịch CCKTNN

- Bất cập trong tổ chức KTNN. Chưa thực sự gắn SXNN với công nghiệp và dịch vụ. Thiếu những cơ sở công nghiệp chế biến nông sản tại vùng sản xuất và bám sát thị trường tiêu thụ. Hiện ở Nghệ An, vẫn tồn tại tình trạng chia cắt giữa sản xuất với thu mua, chế biến, phân phối và tiêu thụ nơng sản. Vẫn chưa có các dịch vụ về thông tin thị trường và tổ chức tiêu thụ nông sản của nông dân làm ra trong khi nhu cầu của người làm nông nghiệp về dịch vụ thị trường ngày càng gia tăng để giúp họ định hướng đầu tư, chuyển dịch cơ cấu sản xuất có hiệu quả hơn. Nơng nghiệp tỉnh Nghệ An hiện vẫn chưa nhận được nhiều hỗ trợ của công nghiệp và dịch vụ; sản phẩm bị ách tắc, thiếu điều kiện làm gia tăng chất lượng và giá trị đầu ra, thiếu sự ổn định thị trường vẫn làm những người gắn bó với nghề nơng trăn trở, thiếu yên tâm.

- Do thiếu gắn kết giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ, nên thiếu sự phối hợp về mặt hàng và quy mô cung ứng, tiêu thụ các ngành này. Một số nơng sản, nơng dân thì tự phát phát triển sản xuất, đến khi

có sản phẩm mới tìm chỗ bán, nên rất dễ gặp rủi ro về giá. Cịn các chủ doanh nghiệp thì phát triển cơ sở cơng nghiệp chế biến thiếu sự kiểm sốt, cát cứ, thiếu thơng tin, nên đói ngun liệu, thừa cơng suất chế biến, lãng phí vốn đầu tư. Thiếu sự gắn kết, phối hợp giữa công nghiệp với nông nghiệp, giữa những người làm nông nghiệp với chủ doanh nghiệp chế biến vẫn là vấn đề nan giải, tác động tiêu cực đến định hướng và tính ổn định của một số chuyên ngành trong việc bảo đảm chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV.

- Trong khi đó, lại thiếu các tổ chức dịch vụ nơng nghiệp để làm tốt chức năng dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Hiện tượng tranh mua, tranh bán, phá vỡ hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong tiêu thụ sản phẩm còn khá phổ biến ở các vùng sản xuất gây thiệt hại cho người làm nông nghiệp, doanh nghiệp và xã hội.

Tóm lại, sự hạn chế, yếu kém về năng lực tổ chức và quản lý của các

cấp chính quyền địa phương, thiếu sức vươn lên của người làm nông nghiệp và sự bất cập trong tổ chức, cơ chế phối hợp các lực lượng là những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế chuyển dịch CCKT ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008- 2015.

Chương 4

Một phần của tài liệu Luan an_Le Ba Tam (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w