nghiệp ở tỉnh Nghệ An thời gian qua
Thứ nhất, chuyển dịch CCKTNN diễn ra chậm, chưa thực sự phản ánh
lợi thế so sánh và chưa đáp ứng triển vọng của cầu trong tương lai
Nông nghiệp thuần vẫn chiếm ở mức cao trên 80% cơ cấu nội ngành nông nghiệp; lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ (trên dưới 6%) và có chiều hướng giảm; thủy sản vẫn chỉ ở mức 10-12%. Tốc độ chuyển dịch CCKTNN diễn ra chậm: tỷ trọng của nông nghiệp thuần, lâm nghiệp và thủy sản năm 2008 là 84% - 6% - 10%, đến năm 2015 (sau 8 năm) mới ở mức 81% - 6% - 13%, ngành lâm nghiệp gần như đứng chân tại chỗ, cịn ngành nơng nghiệp thuần giảm 3% cho sự tăng trưởng của ngành thủy sản (Bảng 3.2 và Hình 3.3).
Trong nội ngành nơng nghiệp thuần, trồng trọt vẫn chiếm gần 48%, lúa gạo vẫn chiếm tỷ trọng chính. Tuy chiếm phần lớn diện tích cây hàng năm nhưng hiệu quả kinh tế của cây lúa đem lại khơng cao, vì vậy đã xuất hiện tình trạng nơng dân khơng thiết tha với đất lúa, không thâm canh tăng vụ, nhất là ở đồng bằng ven biển của tỉnh. Chăn ni tuy phát triển nhanh (tăng trưởng bình qn 101,2%/năm), nhưng thiếu bền vững. năng suất vật ni cịn thấp,
giá thành chăn nuôi cao, thức ăn chăn nuôi phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu, mơ hình chăn ni cơng nghiệp chưa phát triển, khả năng kiểm soát dịch bệnh cịn yếu, kiểm sốt thị trường và tổ chức kinh doanh kém… làm thiết hại cho nhiều hộ nuôi. Chẳng hạn, trong đợt dịch năm 2012, các hộ chăn nuôi ở Nghệ An đã phải tiêu hủy hàng trăm con trâu bò, hàng ngàn con lợn.
Chuyển dịch CCKT nội bộ ngành lâm nghiệp còn chậm. Tuy là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước, nhưng chủ yếu là trồng kinh doanh gỗ nhỏ, nguyên liệu giấy, dăm gỗ với chu kỳ từ 5-7 năm theo hình thức quảng canh. năng suất và chất lượng rừng trồng thấp. Tốc độ chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn còn rất chậm với diện tích cịn ít. Tỷ trọng sản lượng gỗ lớn vẫn chỉ đạt từ 12-18%. Năm 2015, vẫn còn 261,4 ngàn ha đất chưa có rừng, chiếm 22,3% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh. Tình trạng lãng phí và kém hiệu quả vẫn đang tồn tại ở ngành lâm sản tỉnh Nghệ An hiện nay.
Chuyển dịch CCKT nội bộ ngành thủy sản cũng diễn ra chậm. Tuy chuyên ngành khai tác thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh (bình qn 137,5%/năm trong giai đoạn 2008-2015), nhưng mới chủ yếu đánh bắt gần bờ. Tỷ trọng giá trị thu được từ đánh bắt xa bờ thấp ở mức dưới 20%. Đánh bắt hải sản hầu như đang cịn tự phát, vẫn xảy ra tình trạng khai thác thủy sản bằng chất nổ, xung điện. Ngành chăn ni vẫn chủ yếu là tự phát theo hộ gia đình, quy mơ nhỏ lẻ. Chưa có nhà máy chế biến thức ăn dành riêng cho nuôi trồng thủy sản... Trên địa bàn tỉnh chưa có các vùng ni trồng thủy sản tập trung. Các cơ sở chế biến thủy, hải sản như chế biến nước mắm, chế biến hải sản khô... chủ yếu là thủ công. Những hạn chế này nếu không được khắc phục thì khơng những năng suất và chất lượng nơng sản bị giảm mà cịn có nguy cơ bị sụt giảm nguồn lợi thủy sản ven bờ trong dài hạn.
Hạn chế nổi bật là tỷ trọng dịch vụ trong tất cả các chun ngành nơng nghiệp cịn rất khiêm tốn, chỉ ở mức dưới 7%. Cao nhất là dịch vụ lâm nghiệp
(khoảng 3,7-6,8% và bị giảm trong 3 năm gần đây), thấp nhất là dịch vụ thủy sản ở ngưỡng trên dưới 2%. Dịch vụ nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An vẫn chưa cải thiện được vị trí trong CCKT một chuyên ngành. Quy mơ và tỷ trọng dịch vụ thấp phản ánh tính chất sản xuất truyền thống, thủ công cao. Các hoạt động dịch vụ cần thiết như giống mới, KH&CN, phương pháp sản xuất tiên tiến, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, tiếp thị, tín dụng… chưa phát triển mạnh. Bở vậy, chưa thể khai thác tốt tiềm năng đất đai, nguồn nước, khí hậu và các điều kiện tự nhiên tại các vùng sản xuất, nâng cao năng suất và giá trị gia tăng của sản phẩm làm ra (Bảng 3.2; 3.3; 3.4).
Thứ hai, chuyển dịch CCKTNN vẫn chủ yếu nhằm vào khai thác tài
nguyên, mức sử dụng vật tư đầu vào cao, hàm lượng đổi mới cơng nghệ thấp Nhìn tổng thể, SXNN Nghệ An vẫn nặng về phát triển chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là khai hoang để tăng diện tích đất canh tác, thâm dụng nước tưới để tăng vụ và chi phí đầu vào cao. SXNN chủ yếu dựa vào phương pháp truyền thống với công cụ thủ công, năng suất thấp. NSLĐNN còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. NSLĐNN thấp hơn so với NSLĐ trong công nghiệp, dịch vụ và thấp hơn mức cung của tồn tỉnh (Hình 3.8; Phụ lục 10).
Hình 3.8: Năng suất lao động trong các ngành kinh tế
ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2015
Cũng như cả nước, NSLĐNN tỉnh Nghệ An vào loại thấp nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Chất lượng tăng trưởng thấp: mức tổn thất sau thu hoạch cao, chất lượng sản phẩm không đồng đều, vệ sinh an tồn thực phẩm khơng đảm bảo, khả năng tạo giá trị mới thấp. Vì vậy, sau một thời gian dài khởi sắc, giai đoạn 2008-2015 tăng trưởng nơng nghiệp Nghệ An trong tình trạng bấp bênh: các năm 2007-2008 chững lại ở mức 5,4-5,6%, rồi tăng lên 12,8-16,6% trong năm 2010-2012, năm 2012 giảm còn 3,8%, trong năm 2015 lại tăng ở mức 9,0%.
Thứ ba, quá trình chuyển dịch CCKTNN đang đối mặt với nhiều khó
khăn ngày càng trầm trọng
Với thực trạng hiện nay, quá trình chuyển dịch CCKTNN ở tỉnh Nghệ An đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và ngày càng trầm trọng. Ngồi những khó khăn về năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, về đối phó với thiên tai, dịch bệnh, cịn có những khó khăn về giá cả và mơi trường sinh thái.
Về giá cả, chi phí đầu vào của nhiều ngành nơng nghiệp ở Nghệ An còn cao do chủ yếu phụ thuộc vào thị trường nước ngồi. Tình trạng này không chỉ tồn tại trong các ngành trồng trọt mà cả trong các ngành chăn nuôi. Nhiều vật tư, nguyên liệu, nhất là giống, phân bón, thức ăn chăn ni, thuốc bảo vệ thực vẫn phải mua từ nước ngồi mà giá cả khơng kiểm sốt được. Những vật tư đầu vào được cung ứng ở trong nước thì giá cả có chiều hướng tăng. Trong khi đó, giá nơng sản lại có chiều hướng giảm do thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, hàng nước ngồi ngày càng tràn nhiều vào có giá thấp hơn và sức cạnh tranh mạnh hơn. Hạn chế này đang là tác nhân chính làm giảm tốc độ tăng thu nhập của người làm nông nghiệp so với người hoạt động ở các ngành khác trong những năm gần đây. Đời sống của họ trở lên khó khăn. Người làm NN khơng mặn mà, chuyên tâm với công việc “đồng áng” đang là vấn đề bức bối. Động lực để tập trung các nguồn lực đầu tư vào chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV lại càng trở lên khó khăn.
Mơi trường sinh thái cho SXNN và sinh hoạt của người dân nông thôn cũng đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm do lạm dụng phân bón, hóa chất bảo vệ, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng,… Tình trạng áp dụng các biện pháp canh tác cũ và kém tận dụng phụ phẩm nông nghiệp vẫn diễn ra trên diện rộng càng làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường. Khai thác tài nguyên nước mặt và nước ngầm rất lãng phí. Sự phát triển thiếu kiểm sốt của các làng nghề, tiểu thủ cơng nghiệp và cơng nghiệp nông thôn địa phương cũng đang gây nguy cơ làm tăng ơ nhiễm mơi trường sinh thái. Tình trạng phá rừng bừa bãi, săn bắt khai thác cạn kiệt động vật hoang dã và tận thu nguồn lợi thủy sản bằng các phương pháp đánh bắt hủy diệt đã làm mất cân bằng sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học, hủy hoại khả năng tái tạo và phòng chống thiên tai của tự nhiên. Tính trạng này nếu không được kiểm soát nghiêm ngặt sẽ mang lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đe dọa sản xuất và sức cạnh tranh của nông sản Nghệ An trên thị trường cả trong nước và nước ngoài. Việc chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV, theo đó sẽ càng thêm khó khăn.