2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
2.3.2.6. Số vụ phát hiện sử dụng vốn sai mục đích
nghiệp, nếu các cán bộ tín dụng phát hiện được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp khác với nhu cầu doanh nghiệp đã đề nghị khi vay vốn, thì cán bộ tín dụng của VinasiamBank Đà Nẵng tư vấn cho doanh nghiệp vay vốn đúng mục đích sử dụng. Tỷ lệ phát hiện này ở VinasiamBank Đà Nẵng là 13%. Trong khi cho vay, khơng có trường hợp nào sử dụng vốn sai mục đích.
Từ đó có thể thấy, chất lượng phân tích TCDN của Vinasiambank CN. - Đà Nẵng khá cao, cán bộ tín dụng của VinasiamBank Đà Nẵng cẩn trọng trong phân tích.
2.3.2.7. Thời gian và chi phí kiểm sốt tín dụng trong khi cho vay
Kiểm sốt tín dụng tại Vinasiambank – CN. Đà Nẵng được phân cấp như sau: - Kiểm sốt về thẩm định tín dụng: thẩm quyền quyết định của Vinasiambank – CN. Đà Nẵng: phải có sự đồng thuận của ít nhất 4 thành viên tuỳ thuộc vào số tiền vay vốn và chỉ được quyền quyết định đến 5 tỷ đồng. Với số tiền cho vay lớn hơn do Vinasiambank Hội sở hoặc Hội đồng tín dụng quyết định;
- Kiểm sốt về các hợp đồng: Hợp đồng tài sản đảm bảo, hợp đồng tín dụng, hồ sơ vay vốn do các kiểm soát viên thực hiện;
- Khi giải ngân, nhân viên chứng từ (Loan CSR) tự kiểm tra về phần giấy tờ yêu cầu, mục đích sử dụng vốn vay thơng qua bộ phận kiểm sốt;
- Trong thời gian vay vốn, cán bộ tín dụng phải có kiểm tra sau khách hàng về tình hình tài chính, tình hình sử dụng, mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo… Theo dõi thời hạn khoản nợ để thông báo cho khách hàng khi đến hạn trả nợ.
Q trình kiểm sốt thường kéo dài ngay từ khi mới bắt đầu tiến hành phân tích, đến khi thực hiện xong hợp đồng nên rất khó xác định chi phí.
2.3.2.8. Tiến trình giải ngân
Sau khi thẩm định, có kết quả phê duyệt, các nhân viên pháp lý chứng từ và nhân viên chứng từ sẽ thực hiện theo đúng các điều kiện vay vốn đã được phê duyệt:
- Các giấy tờ khác liên quan đến hồ sơ pháp lý (theo điều kiện đã được phê duyệt) như các cam kết, biên bản họp hội đồng thành viên doanh nghiệp phải được bổ sung;
- Khách hàng ký Hợp đồng tín dụng (Hợp đồng đã được qua kiểm soát); - Tiến hành giải ngân theo nhu cầu của khách hàng có sự phê duyệt của Giám đốc chi nhánh;
Tiến trình giải ngân được kiểm sốt chặt chẽ.
2.3.2.9. Doanh số cho vay
Doanh số cho vay của chi nhánh trong hai năm trở lại đây ở mức cao nhưng đang có dấu hiệu giảm dần từ 336.190 triệu đồng năm 2011 xuống còn 299.303 triệu đồng vào năm 2012. Sự suy giảm doanh số cho vay được xác định là dựa trên nhiều nguyên nhân bao gồm: thắt chặt tiêu chuẩn cho vay, lãi suất cho vay cao… Qua phỏng vấn các cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay tại chi nhánh ta xác định được trong số các khách hàng đến vay tại chi nhánh thì ngun nhân từ phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp chưa đạt chuẩn chiếm khoảng 15%. Như vậy, phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng nhỏ đến doanh số cho vay. Phân tích điều kiện tài chính chưa tốt, chưa đảm bảo về mặt chất lượng và thời gian làm chi nhánh mất đi những khách hàng tốt, dẫn đến hạ thấp doanh số cho vay.
2.3.2.10. Doanh số thu nợ
Báo cáo Vinasiam Bank – CN. Đà Nẵng cho biết doanh số thu nợ trong hai năm 2011 và 2012 lần lượt là 245.030 triệu đồng; 220.000 triệu đồng. Doanh số thu nợ trong hai năm ở mức cao nhưng đang có dấu hiệu giảm dần. Nguyên nhân là do trong năm 2011, 2012 điều kiện kinh tế khó khăn, khách hàng khơng tiêu thụ được hàng hóa nên khả năng thanh tốn nợ cho ngân hàng giảm. Với hệ thống chỉ tiêu và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp mà chi nhánh đang áp dụng chưa cho phép cán bộ tín dụng nhìn nhận đầy đủ về năng lực tài chính của khách hàng và thường xuyên cập nhật đầy đủ các thông tin về năng lực tài chính của họ
do vậy cán bộ tín dụng khơng xây dựng được kế hoạch thu nợ phù hợp với từng khách hàng, làm giảm doanh số thu nợ và gia tăng nợ xấu, nợ quá hạn.
2.3.2.11. Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2011 là 2.63% giảm xuống 2.58% vào năm 2012. Nguyên nhân giảm là do tốc độ giảm của dư nợ lớn hơn tốc độ giảm của nợ quá hạn. Điều này cho thấy chi nhánh đã quan tâm nhiều hơn vào công tác quản trị các khoản vay giúp hạn chế nợ quá hạn. Xem xét nguyên nhân tác động đến sự sụt giảm nợ quá hạn ta nhận thấy nợ quá hạn giảm chủ yếu do điều kiện tín dụng nâng cao, loại bỏ bớt các khách hàng dưới tiêu chuẩn. Sử dụng phương pháp phỏng vấn các cán bộ tín dụng ta nhận thấy trong số các nguyên nhân dẫn đến nợ q hạn 20% là do phân tích TCDN cịn yếu kém và chưa được thực hiện thường xuyên đầy đủ.