ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt thái chi nhánh đà nẵng (Trang 63)

TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT THÁI – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.3.1. Hiệu quả đảm bảo an toàn tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Thái – Chi nhánh Đà Nẵng

Phân tích tài chính doanh nghiệp là một trong những yếu tố cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tín dụng. Đo lường đảm bảo an toàn tín dụng phản ánh phần nào hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp của ngân hàng. [Bảng 2.4] cho thấy mức độ an toàn của các khoản vay cũng như khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng có dấu hiệu tăng.

Nguyên nhân:

Giai đoạn 2011 – 2012 nền kinh tế nói chung gặp nhiều khó khăn và có nhiều biến động phức tạp gây nhiều ảnh hưởng xấu đến hoạt động chung của các doanh nghiệp trên đại bàn thành phố Đà Nẵng. Không ít khách hàng của chi nhánh gặp trở ngại trong việc tiêu thụ hàng hóa, giải phóng hàng tồn kho cũng như gia tăng khả năng cạnh tranh. Trước tình hình đó, kết hợp với tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện nợ quá hạn chi nhánh đã thực hiện các biện pháp như: liên tục kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản vay, gia tăng tài sản bảo đảm. Kết quả của sự điều chỉnh kịp thời công tác tín dụng đã góp phần làm giảm tỷ lệ các khoản nợ quá hạn và tác động tích cực đến khả năng chống đỡ rủi ro của chi nhánh.

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu đánh giá an toàn tín dụng tại ngân hàng

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2011 2012

a. Doanh số cho vay 336.190 299.303

b. Giá trị tài sản đảm bảo 482.271 498.982

1. Tỷ lệ đảm bảo tiền vay = a/b. (%) 69.7 59.98

c. Tổng số nợ quá hạn 5.305 3.867 d. Tổng dư nợ 201.588 150.030 2. Tỷ lệ nợ quá hạn = c/d. (%) 2.63 2.58 e. Tổng mức dự phòng rủi ro tín dụng 2.513 3.125 f. Tổng nguồn vốn 230.397 226.913 g. Tốc độ tăng/giảm nợ quá hạn 74.45 -27.16 h. Tốc độ tăng/giảm tổng dư nợ 4.79 -25.58 Khả năng chống đỡ rủi ro 1 = c/e*100% 211.10 123.74 Khả năng chống đỡ rủi ro 2 = c/f*100% 2.3 1.7 Khả năng chống đỡ rủi ro 3= g/h (lần) 15.54 1.06

So sánh với chỉ tiêu tỉ lệ nợ quá hạn và tỉ lệ nợ xấu của VSB – CN Đà Nẵng với Vietinbank – CN. Đà Nẵng và Ngân hàng TMCP Tiền Phong (TienPhong Bank) – CN. Đà Nẵng trong điều kiện các chi nhánh có quy mô vốn, số lượng các khách hàng và chất lượng khách hàng tương đương [Bảng 2.5].

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tại VSB, Vietinbank và TienPhong Bank – CN. Đà Nẵng

Đvt: %

Chỉ tiêu

Năm

2011 2012

Nợ xấu Nợ quá hạn Nợ xấu Nợ quá hạn

Vinasiam Bank 0.45 0.34 2.63 2.58

Vietinbank 0 0.21 2.14 1.92

TienPhong Bank 0.91 0.72 8.39 9.94

Nguồn: Tác giả thu thập số liệu tại các báo cáo VSB, Vietinbank, TienPhong Bank – CN. Đà Nẵng [29 – 32]

Sự chênh lệch tỷ trọng nợ xấu, nợ quá hạn của các chi nhánh kèm theo quy trình phân tích tín dụng tại đây phản ánh tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay.

- Vietinbank với hệ thống phân tích tín dụng sâu sắc, quy trình tín dụng nhanh gọn và hiện đại, các văn bản, quy trình, hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp liên tục được ban hành, sửa đổi cho phù hợp, nhằm hỗ trợ nhân viên tín dụng khi phân tích được dễ dàng hơn, tránh bỏ qua các thông tin trọng yếu. Đồng thời, Vietinbank cũng hướng dẫn cán bộ tín dụng điều chỉnh các khoản mục chưa hợp lý trên báo cáo tài chính và dựa trên lợi thế về việc phân tích TCDN bằng công nghệ thông tin nên hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên mỗi khi các khách hàng có sự thay đổi về vốn hay phương án kế hoạch kinh doanh hoặc là khi kết thúc chu kỳ kinh doanh. Những yếu tố này giúp Vietinbank liên tục kiểm tra giám sát năng lực tài chính của khách hàng từ đó hạn chế nợ quá hạn và nợ xấu, là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp

nhất trong hệ thống và có dấu hiệu giảm do sự siết chặt hơn trong điều kiện tín dụng năm 2012.

- TienPhong Bank là một ngân hàng nhỏ, cán bộ tín dụng trình độ chuyên môn chưa cao, thiếu nhiều kinh nghiệm. Hệ thống chỉ tiêu phân tích còn sơ sài nên tỷ trọng các khoản nợ quá hạn cao (gấp 4 lần tỷ trọng nợ quá hạn của VSB - Đà Nẵng) và đang có dấu hiệu tăng lên vào năm 2012. Cũng xuất phát từ việc đánh giá sai lầm về năng lực tài chính của doanh nghiệp nên tỷ trọng các khoản nợ xấu của TienPhong Bank cũng ở mức cao (gấp 2 lần tỷ lệ nợ xấu tại VSB).

Kết luận: Qua đây ta có thể đánh giá tầm quan trọng của công tác phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp trong hoạt động thẩm định và ra quyết định tín dụng. Nó không chỉ là cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng mà còn có ảnh hưởng lớn và tác động trực tiếp đến tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trong ngân hàng.

2.3.2. Đánh giá chất lƣợng phân tích tài chính doanh nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Liên doanh Việt Thái - Chi nhánh Đà Nẵng nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Liên doanh Việt Thái - Chi nhánh Đà Nẵng

Hiện tại khách hàng của chi nhánh đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, do vậy ta xem xét chất lượng công tác phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp của ngân hàng qua hoạt động phân tích TCDN của một nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đánh giá chất lượng phân tích TCDN tại Vinasiambank – CN. Đà Nẵng dựa trên các chỉ tiêu:

2.3.2.1. Thời gian trung bình tiến hành phân tích

Vinasiambank - CN. Đà Nẵng có quy định cụ thể về thời gian phân tích một hồ sơ tài chính của khách hàng kể từ khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ như sau:

- Hồ sơ vay vốn mua ô tô: thời gian phân tích là 3 ngày

- Hồ sơ vay ngắn hạn, cấp hạn mức tín dụng: thời gian phân tích từ 5 đến 7 ngày - Hồ sơ vay trung và dài hạn, tài trợ dự án: thời gian phân tích từ 7 đến 10 ngày Đây là thời gian tiến hành phân tích khá hợp lý được nhiều ngân hàng áp dụng. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện của các cán bộ tín dụng tại VinasiamBank Đà

Nẵng thường dài hơn tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng. Ví dụ đối với những khách hàng có tình hình tài chính phức tạp thì dù vay mua ô tô hay vay ngắn hạn cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những bước kiểm tra nhất định. Nhưng đối với một số trường hợp hồ sơ cần gấp thì thời gian phân tích thực tế lại có thể rút ngắn hơn. So với một số Ngân hàng như Vietinbank, Vietcombank thời gian phân tích như hiện nay của Vinasiambank Đà Nẵng dài. Chi nhánh cần xem xét tìm giải pháp rút ngắn hơn thời gian phân tích.

2.3.2.2. Chi phí phân tích

Khoản chi phí cho một lần phân tích này rất khó xác định, tại Vinasiambank – CN. Đà Nẵng thường bao gồm các loại chi phí sau:

- Chi phí hướng dẫn hồ sơ vay vốn

- Chi phí phân tích: chi phí cho cán bộ tín dụng xuống cơ sở thu thập thông tin, kiểm tra hoạt động thực tế, chi phí tìm kiếm từ các nguồn thông tin khác,…

- Chi phí xét duyệt, kiểm soát

- Chi phí giấy tờ hợp đồng, công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm.

Thường thì VinasiamBank Đà Nẵng không tính chi phí cho riêng từng lần phân tích mà tính theo thời gian, tức là thông qua việc thanh toán công tác phí hàng tháng cho cán bộ tín dụng. Công tác phí tại chi nhánh được tính dựa trên dư nợ Bảng 2.6: Các mức công tác phí tại VSB – CN. Đà Nẵng Đvt: nghìn đồng Dƣ nợ Mức công tác phí đƣợc duyệt Dưới 40.000.000 300 40.000.000 – 50.000.000 400 – 500 50.000.000 – 70.000.000 500 – 700 80.000.000 – 100.000.000 800 – 1.000

So sánh với mức công tác phí tại Vietinbank, vietcombank ta thấy mức công tác phí này là tương đối hợp lý.

2.3.2.3. Nguồn thông tin được sử dụng trong phân tích

Tại Vinasiambank – CN. Đà Nẵng, nguồn thông tin chính mà cán bộ tín dụng chủ yếu dùng trong phân tích là thông tin từ doanh nghiệp sau khi có sự kiểm tra và xác minh từ các nguồn khác, bao gồm:

- Thông tin từ phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp: như phỏng vấn lãnh đạo doanh nghiệp, nhân viên kế toán, công nhân… Việc phỏng vấn như vậy rất quan trọng, vì có thể đánh giá được: phong cách, tính trung thực, cũng như hiểu biết về nhu cầu vay của khách hàng, có tự tin trong các câu trả lời hay không… Thông qua phỏng vấn cán bộ tín dụng còn xác định được dự định vay của doanh nghiệp có rõ ràng, thực tế không?;

- Nguồn thông tin được kiểm chứng lại thông qua việc kiểm tra các giấy tờ, chứng từ liên quan của doanh nghiệp như: các hợp đồng kinh tế, chứng từ thanh toán, hoá đơn... Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng của Vinasiambank – CN. Đà Nẵng còn xuống cơ sở để kiểm tra, thu thập tài liệu chi tiết về các khoản mục trong báo cáo tài chính: kiểm tra hàng tồn kho, tài sản cố định, nợ phải thu, tài sản lưu động khác, nợ phải trả, lợi nhuận…;

- Nguồn thông tin về ngành nghề: xác định sự hợp lý về các tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp có phù hợp với đặc điểm của ngành nghề đó không. Ví dụ: tỷ lệ sinh lãi gộp, cơ cấu tài chính (tỷ lệ nợ, tỷ lệ tồn kho, TSCĐ/Tổng TS);

- Thông tin tín dụng: nguồn từ Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước;

- Nguồn thông tin từ chính đối tác của doanh nghiệp hoặc khách hàng của VinasiamBank Đà Nẵng cùng ngành nghề (tham khảo về uy tín thanh toán của doanh nghiệp và quan hệ với các đối tác);

- Nguồn tham khảo từ người tiêu dùng: đánh giá về chất lượng sản phẩm và khả năng tiêu thụ…;

- Nguồn khác: thu thập thông tin từ báo chí (tạp chí thị trường giá cả, báo mua và bán, các tạp chí chuyên ngành khác có liên quan…), từ mạng Internet…;

Có thể thấy nguồn thông tin cán bộ tín dụng của Vinasiambank – CN. Đà Nẵng thu thập khá phong phú và có độ tin cậy cao.

2.3.2.4. Số lần cán bộ tín dụng xuống cơ sở khi tiến hành phân tích TCDN

Tuỳ vào từng hồ sơ và độ phức tạp cũng như quy mô của doanh nghiệp, sự hợp tác của doanh nghiệp đến đâu. Thông thường:

- Kiểm tra định tính: xuống cơ sở 1 buổi;

- Kiểm tra định lượng: thường từ 2 đến 3 buổi, có thể nhiều hơn nếu số liệu nhiều, phức tạp, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều mảng không tập trung, hoặc số liệu theo dõi khó tổng hợp;

- Kiểm tra kho: 1 đến 2 buổi;

- Thẩm định tài sản đảm bảo (do bộ phận khác tiến hành): 1 đến 2 buổi tuỳ thuộc vào số lượng tài sản mà doanh nghiệp cung cấp;

Như vậy số lần cán bộ tín dụng xuống cơ sở khá thường xuyên so với khoảng thời gian phân tích tối đa là 10 ngày.

2.3.2.5. Tính khoa học và hợp lý của quy trình phân tích

Quy trình phân tích tín dụng được áp dụng bao gồm 05 bước cơ bản đảm bảo cho hoạt động phân tích điều kiện TCDN được thực hiện một cách đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác. Tuy nhiên quy trình này còn thiếu tính khoa học và rườm rà, làm gia tăng thời gian phân tích TCDN. Trong thực tế, không phải các cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý đều chuyên sâu về hoạt động phân tích TCDN do vậy việc thực hiện phân tích và kiểm soát phân tích chưa sâu sắc. Ngoài ra, phân tích TCDN ít được thực hiện một cách thường xuyên trong khi năng lực tài chính thay đổi liên tục trong thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy phân tích TCDN đơn giản gọn nhẹ nhưng lại thiếu tính khoa học và chưa hoàn toàn hợp lý.

2.3.2.6. Số vụ phát hiện sử dụng vốn sai mục đích

nghiệp, nếu các cán bộ tín dụng phát hiện được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp khác với nhu cầu doanh nghiệp đã đề nghị khi vay vốn, thì cán bộ tín dụng của VinasiamBank Đà Nẵng tư vấn cho doanh nghiệp vay vốn đúng mục đích sử dụng. Tỷ lệ phát hiện này ở VinasiamBank Đà Nẵng là 13%. Trong khi cho vay, không có trường hợp nào sử dụng vốn sai mục đích.

Từ đó có thể thấy, chất lượng phân tích TCDN của Vinasiambank CN. - Đà Nẵng khá cao, cán bộ tín dụng của VinasiamBank Đà Nẵng cẩn trọng trong phân tích.

2.3.2.7. Thời gian và chi phí kiểm soát tín dụng trong khi cho vay

Kiểm soát tín dụng tại Vinasiambank – CN. Đà Nẵng được phân cấp như sau: - Kiểm soát về thẩm định tín dụng: thẩm quyền quyết định của Vinasiambank – CN. Đà Nẵng: phải có sự đồng thuận của ít nhất 4 thành viên tuỳ thuộc vào số tiền vay vốn và chỉ được quyền quyết định đến 5 tỷ đồng. Với số tiền cho vay lớn hơn do Vinasiambank Hội sở hoặc Hội đồng tín dụng quyết định;

- Kiểm soát về các hợp đồng: Hợp đồng tài sản đảm bảo, hợp đồng tín dụng, hồ sơ vay vốn do các kiểm soát viên thực hiện;

- Khi giải ngân, nhân viên chứng từ (Loan CSR) tự kiểm tra về phần giấy tờ yêu cầu, mục đích sử dụng vốn vay thông qua bộ phận kiểm soát;

- Trong thời gian vay vốn, cán bộ tín dụng phải có kiểm tra sau khách hàng về tình hình tài chính, tình hình sử dụng, mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo… Theo dõi thời hạn khoản nợ để thông báo cho khách hàng khi đến hạn trả nợ.

Quá trình kiểm soát thường kéo dài ngay từ khi mới bắt đầu tiến hành phân tích, đến khi thực hiện xong hợp đồng nên rất khó xác định chi phí.

2.3.2.8. Tiến trình giải ngân

Sau khi thẩm định, có kết quả phê duyệt, các nhân viên pháp lý chứng từ và nhân viên chứng từ sẽ thực hiện theo đúng các điều kiện vay vốn đã được phê duyệt:

- Các giấy tờ khác liên quan đến hồ sơ pháp lý (theo điều kiện đã được phê duyệt) như các cam kết, biên bản họp hội đồng thành viên doanh nghiệp phải được bổ sung;

- Khách hàng ký Hợp đồng tín dụng (Hợp đồng đã được qua kiểm soát); - Tiến hành giải ngân theo nhu cầu của khách hàng có sự phê duyệt của Giám đốc chi nhánh;

Tiến trình giải ngân được kiểm soát chặt chẽ.

2.3.2.9. Doanh số cho vay

Doanh số cho vay của chi nhánh trong hai năm trở lại đây ở mức cao nhưng đang có dấu hiệu giảm dần từ 336.190 triệu đồng năm 2011 xuống còn 299.303 triệu đồng vào năm 2012. Sự suy giảm doanh số cho vay được xác định là dựa trên nhiều nguyên nhân bao gồm: thắt chặt tiêu chuẩn cho vay, lãi suất cho vay cao… Qua phỏng vấn các cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay tại chi nhánh ta xác định được trong số các khách hàng đến vay tại chi nhánh thì nguyên nhân từ phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp chưa đạt chuẩn chiếm khoảng 15%. Như vậy, phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng nhỏ đến doanh số cho vay. Phân tích điều kiện tài chính chưa tốt, chưa đảm bảo về mặt chất lượng và thời gian làm chi nhánh mất đi những khách hàng tốt, dẫn đến hạ thấp doanh số cho vay.

2.3.2.10. Doanh số thu nợ

Báo cáo Vinasiam Bank – CN. Đà Nẵng cho biết doanh số thu nợ trong hai năm 2011 và 2012 lần lượt là 245.030 triệu đồng; 220.000 triệu đồng. Doanh số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt thái chi nhánh đà nẵng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)