Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt thái chi nhánh đà nẵng (Trang 32 - 34)

1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.2.4.1. Yếu tố chủ quan

- Yếu tố con người

Về phía các cán bộ lãnh đạo, đây là những người trực tiếp ra quyết định về quy trình, nội dung trong hoạt động phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp của ngân hàng. Đồng thời đây cũng là cấp quản lý thực hiện kiểm soát, phê duyệt, đánh giá kết quả phân tích của cán bộ tín dụng – người trực tiếp thu thập, kiểm tra, xử lý và phân tích thơng tin. Do vậy trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng cũng như các cấp quản lý sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp. Nếu các thơng tin thu thập được đánh giá chính xác, phân tích sâu sắc, ngân hàng sẽ có những quyết định cho vay hợp lý, đúng đắn. Ngược lại, sự yếu kém trong công tác chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của hai đối tượng này sẽ là hai nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Việc đào tạo, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác đảm bảo an tồn tín dụng tại ngân hàng. Đội ngũ cán bộ không chỉ là những người giỏi về nghiệp vụ thu thập, xử lý, phân tích thơng tin tài chính mà cịn là những người có tư tưởng, đạo đức, lối sống tốt, hiểu biết về pháp luật, nắm bắt được toàn bộ tình hình kinh tế, xã hội trong và ngoài nước. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, ngân hàng nên chú trọng vào công tác tuyển dụng, cử cán bộ tham gia các khóa huấn luyện, đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ phân tích tài chính doanh nghiệp. Gia tăng hợp tác quốc tế, tham gia các buổi trao đổi, học hỏi kinh nghiệp với nước ngoài nhằm học hỏi kỹ thuật phân tích tiên tiến của đối tác.

- Chất lượng thông tin

Chất lượng thông tin được đánh giá là nhân tố quyết định hàng đầu đến chất lượng phân tích TCDN. Sự sai lệch của thơng tin trực tiếp làm ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp trong quan điểm của ngân hàng và kéo theo đó là quyết định

tín dụng sai lầm. Để đảm bảo cơng tác phân tích tài chính doanh nghiệp có hiệu quả địi hỏi mọi nguồn thơng tin thu thập được phải sát thực tế, có độ tin cậy cao và trước khi được sử dụng làm thơng tin phân tích, các cán bộ tín dụng phải trực tiếp kiểm tra tính đúng đắn của những thơng tin này.

Nguồn thông tin các khách hàng cung cấp cần phải được kiểm duyệt về tính hợp pháp và hợp lệ. Trong trường hợp có sự nghi ngờ về mức độ chính xác của hồ sơ, cán bộ tín dụng cần có sự trao đổi trực tiếp, yêu cầu khách hàng giải trình nguyên nhân rõ ràng.

Ngoài nguồn thơng tin từ khách hàng, cán bộ tín dụng nên tìm kiếm thêm thơng tin về quan hệ của khách hàng với tổ chức tín dụng, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh; những thông tin về ngành kinh tế… Sự hiểu biết đối với những lĩnh vực này giúp gia tăng khả năng của cán bộ tín dụng trong cơng tác thẩm định và kiểm tra hồ sơ của khách hàng.

Với khách hàng đã từng có quan hệ với ngân hàng, cán bộ tín dụng nên tiếp xúc với thông tin lưu trữ tại ngân hàng – nguồn thơng tin nội bộ có độ tin cậy cao. Khi hệ thống thông tin nội bộ hồn thành, các bộ phận của ngân hàng có thể chia sẻ, sử dụng và trao đổi thơng tin nhanh chóng và thuận tiện hơn.

- Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích càng hồn thiện càng góp phần gia tăng hiệu quả phân tích TCDN. Mỗi phương pháp phân tích được sử dụng có những ưu, nhược điểm nhất định. Phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp địi hỏi sự kết hợp giữa tất cả các phương pháp nhằm đạt được những nhận xét chính xác và tồn diện nhất.

Phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp cần có sự kết hợp giữa các BCTC của doanh nghiệp (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính). Phân tích đầy đủ các BCTC kèm theo các nhóm chỉ số phân tích riêng về khả năng thanh tốn, hệ số nợ, hệ số hoạt động, hệ số tăng trưởng cho phép ngân hàng nhìn nhận đầy đủ và tồn diện nhất về doanh nghiệp.

Về phương pháp phân tích, ngồi việc áp dụng các phương pháp phân tích số liệu thông thường như phương pháp số chênh lệch, phương pháp so sánh… cán bộ tín dụng nên sử dụng phương pháp phân tích chuyên biệt của phân tích tài chính doanh nghiệp như phân tích Dupont… Những phương pháp thông thường cho thấy sự biến động trong từng chỉ tiêu phân tích nhưng phương pháp phân tích riêng biệt chỉ rõ cách thức hoạt động, nguyên nhân của chúng.

- Yếu tố công nghệ

Công nghệ hiện đại như máy tính, phần mềm kế toán chuyên dụng, phần mềm phân tích tài chính doanh nghiệp tạo điều kiện cho cơng tác phân tích trở nên nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và dễ dàng hơn. Giảm bớt áp lực và sự khó khăn cho các cán bộ tín dụng trong việc xử lý và phân tích số liệu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, việc ứng dung công nghệ thông tin hiện đại cho phép cán bộ tín dụng tối giản thời gian cũng như loại bỏ bớt sức ép của hoạt động phân tích. Ngân hàng nên thực hiện nâng cấp mạng nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế về cả tốc độ, tốc độ bảo mật. Cập nhật những ứng dụng, phần mềm hỗ trợ phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp của nước ngoài và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt thái chi nhánh đà nẵng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)