Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt thái chi nhánh đà nẵng (Trang 40 - 43)

1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH

1.3.1.2. Kinh nghiệm trong nước

- Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp của CIC

Hiện nay, trung tâm thơng tin tín dụng CIC đang thực hiện phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp theo hướng dẫn của NHNN Việt Nam nhằm tiến tới tiêu chuẩn hóa đánh giá các chỉ tiêu tài chính có thể áp dụng trong NHTM cả nước. CIC hiện đang sử dụng 11 chỉ tiêu tài chính để chấm điểm tín dụng theo hướng dẫn tại quyết định 57/2002/QĐ – NHNN ngày 24/01/2002 của NHNN. Các chỉ tiêu sử dụng trong mơ hình cịn nhiều hạn chế và chỉ đảm bảo phân tích so sánh với các chỉ số sẵn có.

- Quy trình phân tích TCDN Ngân hàng TMCP Cơng Thƣơng Việt Nam (Vietinbank)

Công tác thu thập tài liệu và xử lý thông tin, số liệu

Bước 1. Thu thập thông tin

Thông tin được thu thập bao gồm thơng tin từ phía khách hàng và bên thứ ba (cơ quan thuế, NHNN…)

Loại thông tin: báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác (biên bản kiểm kê vật tư, tài sản; hợp đồng giao dịch mua bán; báo cáo quan hệ tín dụng …)

Bước 2. Thẩm định số liệu trên báo cáo tài chính doanh nghiệp

(1) Kiểm tra tổng quát báo cáo: kiểm tra sự tuân thủ chế độ tài chính, kế tốn; kiểm tra sự khớp đúng về số liệu trên từng biểu và giữa các biểu trong BCTC hoặc giữa các BCTC niên độ khác nhau; kiểm tra sự khớp đúng từng khoản mục trên từng BCTC với nguồn số liệu được sử dụng để lập các khoản mục đó; kiểm tra các khoản mục chi tiết.

Cán bộ tín dụng thực hiện phân tích các khoản mục tài sản có và bóc tách các khoản mục kém chất lượng, khó thu hồi. Kiểm tra xem DN đã hạch toán đúng và đủ doanh thu, chi phí chưa. Từ đó xác định lợi nhuận thực hoặc lỗ chưa được thể hiện hết trên BCTC.

Phân tích các khoản mục tài sản nợ, đặc biệt chi phí phải trả… từ đó xác định lợi nhuận chưa thể hiện hết trên BCTC

(3) Tổng hợp kết quả

Căn cứ vào kết quả thẩm định BCTC DN, cán bộ tín dụng (CBTD) lập bảng các khoản cần điều chỉnh trên BCĐKT, BCKQ HĐKD. Sau đó tính tốn lại các chỉ tiêu trên bảng CĐKT, BCKQ HĐKD.

Căn cứ số liệu đã điều chỉnh CBTD thực hiện phân tích TCDN theo các nội dung yêu cầu.

Bước 3. Phân tích BCTC doanh nghiệp

Phân tích BCTC doanh nghiệp gồm các nội dung chủ yếu sau:

Phân tích khái quát BCTC (gồm phân tích BCĐKT, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ).

Phân tích các chỉ tiêu tài chính: Vietinbank đưa ra 7 nhóm chỉ tiêu phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp bao gồm: nhóm chỉ tiêu về đánh giá cổ phiếu, nhóm chỉ tiêu đánh giá dịng tiền; nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời; nhóm chỉ tiêu về khả năng tăng trưởng; nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động, nhóm chỉ tiêu về địn bẩy tài chính và nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh tốn được trình bày tại [Phụ lục 1.2].

Phân tích đảm bảo nợ vay: Phân tích đảm bảo nợ vay dựa trên cơ sở sự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Tài sản có trong BCĐKT của doanh nghiệp phải được phân tích đánh giá và xác định đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện làm tài sản bảo đảm nợ vay cả về danh mục và giá trị. Nội dung phân tích đảm bảo nợ vay gồm lập bảng phân tích bảo đảm nợ vay và phân tích nguyên nhân thừa thiếu bảo đảm nợ vay theo mẫu tại [Phụ lục 1.3] và [Phụ lục 1.4] từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị hợp lý.

Phối hợp các nội dung phân tích để đánh giá tổng hợp tình hình tài chính

 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng

Vietcombank

Vốn và quan hệ với khách hàng (thời gian gần nhất trên báo cáo tài chính)

+ Tổng số vốn tự có

Trong đó: vốn cố định = ?; Vốn lưu động = ?

+ Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng

Vay đồng Việt Nam = ?; Vay ngoại tệ = ? Vay các ngân hàng nào ?

Số lượng vay ngắn hạn, trung hạn tại các ngân hàng là bao nhiêu ? Trong tổng dư nợ trên ghi rõ nợ quá hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, quá hạn ngắn hạn hay trung hạn, nguyên nhân dẫn đến quá hạn (đối tượng vay, nguyên nhân chủ quan, khách quan…), khả năng thu hồi.

+ Bảo lãnh các tổ chức tín dụng

Nợ bảo lãnh ngắn hạn/ trung và dài hạn

+ Vay khác: qua phát hành chứng khốn, vay cán bộ cơng nhân viên… + Tình hình cơng nợ hiện tại

Tổng số nợ phải trả/ tổng nợ phải thu.

Yêu cầu cán bộ tín dụng giải thích đúng với tình hình thực tế, phân tích khả năng thu hồi của các khoản nợ lớn.

Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu:

Trên cơ sở BCTC, BCĐKT của doanh nghiệp, CBTD tính tốn, đưa ra nhận xét chủ yếu các chỉ tiêu, tỷ lệ tài chính. Về mặt lý thuyết có 4 loại chỉ tiêu như sau:

(1) Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn hoặc khả năng cân đối vốn cho thấy mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp;

(2) Chỉ tiêu về tình hình khả năng thanh tốn cịn được gọi là chỉ tiêu thanh khoản nhằm thấy được khả năng thanh toán nhanh;

(4) Chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận.

Chi tiết các chỉ tiêu được ghi tại [Phụ lục 1.5]

Lưu ý: do đặc thù các dự án khác nhau (ngành nghề, điều kiện hình thành dự án, chủ đầu tư…), việc phân tích tài chính với chủ đầu tư cần được linh hoạt, khơng nhất thiết phải tính tốn tồn bộ các chỉ tiêu trên (thậm chí với một số doanh nghiệp mới hoạt động các chỉ tiêu trên cũng khơng thể tính tốn). Tuy vậy với các dự án thơng thường, việc phân tích tài chính với chủ đầu tư cho phép ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ, yên tâm về sự an toàn vốn vay và đưa ra đề xuất thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt thái chi nhánh đà nẵng (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)