Kiến nghị đối với Bộ tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt thái chi nhánh đà nẵng (Trang 96)

Việc phân tích các chỉ tiêu tài chính sẽ không đảm bảo được tính chính xác nếu thiếu đi sự so sánh với các chỉ số trung bình ngành hoặc của các doanh nghiệp tương đương trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Do vậy, việc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành là cần thiết, tạo điều kiện cho các NHTM có thể đánh giá một cách xác thực nhất về năng lực tài chính của doanh nghiệp trong mối quan hệ với tổng thể. Sự kết hợp giữa Bộ tài chính và Tổng cục thống kê trong hoạt động nghiên cứu, xây dựng một hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong toàn ngành là nền tảng cho các quyết định cho vay đúng đắn của các ngân hàng thương mại. Đây cũng là cơ sở đưa ra nhận xét và sau đó là sự điều chỉnh các điểm yếu hay lợi thế so sánh của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Hoạt động kiểm tra của Tổng cục thuế cần tổ chức hiệu quả, minh bạch hơn nhằm nâng cao sự quản lý, thanh tra với các trường hợp sai phạm trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Sự phối hợp giữa cơ quan Thuế, kiểm toán và ngân hàng buộc khách hàng phải hoàn thành đầy đủ chính xác nghĩa vụ với Nhà nước và đó cũng chính là cơ sở cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy nhất phục vụ cho hoạt động cho vay của các ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trải qua nghiên cứu về thực trạng nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước năm 2012 – 2013, kết hợp với định hướng phát triển Ngân hàng liên doanh Việt Thái – Chi nhánh Đà Nẵng, định hướng phát triển điều kiện phân tích tài chính doanh nghiệp, đề tài đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp của các khách hàng tại chi nhánh.

Từ cơ sở của việc tiếp thu kinh nghiệm của ngân hàng nước ngoài và trong nước, đề tài còn đưa ra đề xuất bổ sung các chỉ tiêu tài chính áp dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh.

Phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp là một hoạt động khó khăn đòi hỏi một hệ thống chỉ tiêu đầy đủ, khoa học. Do đó, ngân hàng cần quan tâm và chú trọng nhiều hơn công tác phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm góp phần đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng mình.

KẾT LUẬN CHUNG

Tổ chức hoàn thiện và nâng cao điều kiện phân tích tài chính doanh nghiệp là vấn đề hết sức có ý nghĩa với ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Trong những năm vừa qua, Ngân hàng Liên doanh Việt Thái - Chi nhánh Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh và có những kết quả đáng ghi nhận trong công tác phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp vẫn chưa cao. Vì vậy đề tài đã tập trung phân tích làm rõ những nội dung như:

- Đưa ra hệ thống các cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp và đảm bảo an toàn tín dụng ngân hàng.

- Nghiên cứu hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh và hiệu quả của hoạt động này.

- Dựa trên cơ sở nội dung đã nghiên cứu, đề tài đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng Liên doanh Việt Thái – Chi nhánh Đà Nẵng.

Luận văn được hoàn thành với sự giảng dạy nhiệt tình của tập thể giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn đầy tâm huyết của TS. Trịnh Quốc Trung.

Mặc dù đã có cố gắng hoàn thành luận văn nhưng do hạn chế về kiến thức, thời gian nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong quý thầy cô trong Hội đồng và TS. Trịnh Quốc Trung cảm thông và cho ý kiến để bản thân nâng cao được kỹ năng nghiên cứu trong thời gian tới.

Xin chân thành cảm ơn!

DANH SÁCH PHỤ LỤC

Phụ lục 1.1 Các tỷ số tài chính trong phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp Phụ lục 1.2 Chỉ tiêu tài chính trong phân tích TCDN tại Vietinbank

Phụ lục 1.3 Phân tích đảm bảo nợ vay

Phụ lục 1.4 Phân tích nguyên nhân thiếu thừa đảm bảo nợ vay

Phụ lục 1.5 Chỉ tiêu tài chính trong phân tích TCDN tại Vietcombank Phụ lục 2.1 Tổng hợp nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn của khách hàng Phụ lục 2.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản

Phụ lục 2.3 Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn Phụ lục 2.4 Phân tích tình hình công nợ

Phụ lục 2.5 Phân tích nguồn tài trợ

Phụ lục 2.6 Chỉ tiêu tài chính sử dụng trong phân tích TCDN tại Vinasiam Bank – CN. Đà Nẵng

Phụ lục 2.7 Thông tin doanh nghiệp và báo cáo tài chính DNTN Kinh doanh thương mại Phúc Liên

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Ngọc Anh (2008), Phân tích tài chính doanh nghiệp công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro tín dụng ngân hàng. Tạp chí ngân hàng, số 6, trang 42 – 52.

2. Hồ Diệu (2011), Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, NXB Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Văn Dung – Vũ Thị Bích Quỳnh (Biên dịch) (2008), Các công cụ phân tích tài chính, Nxb. Giao thông vận tải.

4. Phạm Văn Dược (2010), Báo cáo và phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb. Giao thông vận tải.

5. Đinh Thị Thu Hiền (2010), Bất cập của Báo cáo tài chính theo chế độ kế toán hiện hành nhìn từ góc độ phân tích tài chính doanh nghiệp. Tạp chí khoa học & Đào tạo ngân hàng, số 95, trang 31 – 36.

6. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng, Nxb. Lao động – xã hội, Tp. Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nxb. Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Minh Kiều (2008), Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng thương mại, NXB. Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Minh Kiều (2008), Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng thương mại, NXB. Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.

11. Ngô Kim Phượng (2010), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb. Đại học quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Ngọc Quang (2010), Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho các tổ chức tín dụng khi đưa ra các quyết định cho vay. Tạp chí ngân hàng, số 18, trang 58 – 62.

13. Trương Bá Thanh, Nguyễn Mạnh Toàn, Lê Văn Huy (2009), Đánh giá tổng thể chỉ tiêu tài chính trong phân loại tài chính doanh nghiệp. Tạp chí ngân hàng, số 10, trang 34 – 40.

14. Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thương mại Phúc Liên, Báo cáo tài chính năm 2011, 2012.

15. Hiệp ước Basel I.

16. Hiệp ước Basel II (2004).

17. Học viện tài chính (2009), Giáo trình phân tích TCDN.

18. Học viện tài chính (2012), Giáo trình tài chính doanh nghiệp. 19. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Sổ tay tín dụng. 20. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Sổ tay tín dụng.

21. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Sổ tay tín dụng.

22. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Sổ tay tín dụng. 23. Ngân hàng Liên doanh Việt Thái, Sổ tay tín dụng.

24. Ngân hàng Liên doanh Việt Thái, Báo cáo tổng hợp cuối năm 2009, 2010, 2011, 2012.

25. Ngân hàng Liên doanh Việt Thái, Quy định công tác phí của nhân viên.

Website 26. http://baocongthuong.com.vn/tai-chinh/26894/xep-hang-tin-dung-loi-ich- nhieu-phia.htm#.UlY3z_6pglA 27. http://doan.edu.vn/do-an/ung-dung-phuong-phap-phan-tich-ty-so-va- phuong- phap-so-sanh-vao-phan-tich-tai-chinh-cua-cong-ty-may-duc-giang- 1430/ 28. http://www.saga.com 29. www.sbv.gov.vn 30. https://tpb.vn/ 31. http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html 32. http://www.vinasiambank.com/ 33. http://www.vneconomy.vn 34. http://www.voer.edu.vn/module/chat-luong-tin-dung-cua-ngan-hang- thuong-mai

Phụ lục 1.1: Các tỷ số tài chính trong phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp

Chỉ số Công thức Ý nghĩa Cơ sở so sánh

Tỷ số khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán

ngắn hạn NNH

TSNH

Trung bình mỗi đồng nợ ngắn hạn của DN có bao nhiêu đồng tài sản

ngắn hạn sẵn sàng chi trả

- So sánh với 1

+ Nếu < 1 thì khả năng thanh toán của DN thấp, DN không đủ tài sản đảm bảo nợ vay.

+ Nếu lớn hơn 1thì khả năng thanh toán của DN tốt, DN có đủ tài sản lưu động để đảm bảo nợ vay. - So sánh với trung bình ngành Hệ số thanh toán nhanh NNH HTK

TSNH  Đánh giá khả năng sẵn sàng thanh

toán nợ ngắn hạn sau khi loại trừ đi hàng tồn kho.

- So sánh với 0.5

+ Nếu > 0.5 thì đánh giá là an toàn - So sánh với trung bình ngành

Nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính Tỷ số nợ so

với tổng tài sản

Tổng giá trị nợ / tổng tài sản Bao nhiều phần trăm nguồn vốn dùng tài trợ là từ khoản nợ phải trả.

- Tỷ số này nên biến động từ 0 – 1. Nếu lớn hơn hoặc bằng 1 nghĩa là toàn bộ giá trị tài sản của công ty không đủ để trả nợ

với vốn chủ sở hữu

VCSH nguồn vốn vay và VCSH từ góc độ ngân hàng.

- Nếu bằng hoặc lớn hơn 1 thì DN đã quá lệ thuộc vào vốn vay và như vậy rủi ro ngân hàng gánh chịu cao.

Tỷ số nợ dài hạn

Giá trị nợ dài hạn / Giá trị nguồn vốn dài hạn

Nợ dài hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn dài hạn

của doanh nghiệp.

- Xem xét kết hợp với tỷ lệ nợ so với vốn chủ và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản để suy ra cơ cấu vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không.

Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoàn trả lãi vay Khả năng

thanh toán

lãi vay Chiphílãivay

ay

LNTTvàlãiv Hệ số này đo lường khả năng sử

dụng lợi nhuận của công ty để thanh toán lãi vay.

- Mức an toàn tối thiểu với hệ số này là 2 lần. Nếu nhỏ hơn 1 thì cho thấy DN đang bị lỗ

Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động

Hệ số vòng quay tổng

tài sản

DTT / Tổng tài sản bình quân

Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh

thu.

- Việc đánh giá chỉ tiêu này hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm ngành và đặc điểm kinh doanh của DN. Nhìn chung hệ số này càng cao phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cao.

- Một tỷ lệ thấp cho thấy vốn đang được sử dụng không hiệu quả, có khả năng DN thừa hàng tồn

kho, phải thu, đầu tư tài sản nhàn rỗi hoặc tiền mặt vượt quá nhu cầu thực sự.

Tỷ số hoạt động tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / HTK bình quân

Trong một chu kỳ hoạt động HTK quay được bao nhiêu vòng

- So sánh với trung bình ngành.

- Dựa vào đặc điểm kinh doanh, loại hình của từng doanh nghiệp cụ thể để đánh giá.

Số ngày tồn kho = 360/ số vòng quay HTK

Số ngày tồn kho của hàng hóa trong DN

- Chu kỳ HTK càng ngắn thể hiện việc quản lý HTK có hiệu quả, có thể đem lại LN cho doanh nghiệp và ngược lại. Song nếu chu kỳ HTK quá ngắn cũng có nghĩa DN đang bị thiếu, mất đơn hàng hoặc NVL. Ngược lại, nếu hệ số này quá cao sẽ là dấu hiệu của việc DN còn đọng quá nhiều HTK. Tuy nhiên, việc đánh giá tỷ lệ này tùy vào ngành nghề kinh doanh, từng thời kỳ cụ thể.

Tỷ số hoạt động khoản

phải thu

- Vòng quay khoản phải thu = DTT bán chịu / khoản

phải thu bình quân

Số vòng quay các khoản phải thu trong một chu kỳ kinh doanh.

- Để đánh giá chỉ tiêu này cần so sánh với trung bình ngành và dựa vào đặc điểm kinh doanh và loại hình của từng doanh nghiệp cụ thể.

- Kỳ thu tiền bình quân = 360 / số vòng quay các

khoản phải thu

Số ngày thu hồi được các khoản nợ phải thu.

- Hệ số này càng nhỏ càng tốt vì khi đó doanh thu sẽ chuyển thành tiền mặt nhanh.

- Hệ số này thường cao với doanh nghiệp xây lắp do các khoản phải thu thương mại trong ngành này thường rất cao.

Tỷ số hoạt động khoản

phải trả

- Vòng quay khoản phải trả = Doanh số mua chịu ròng /

khoản phải thu bình quân

Số vòng quay các khoản phải trả

trong kỳ. - So sánh với trung bình ngành và dựa vào đặc điểm của HĐKD, lĩnh vực kinh doanh của DN để đưa ra đánh giá về mức độ hợp lý của chỉ tiêu này.

- Kỳ trả tiền bình quân = 360 / số vòng quay các khoản

phải trả

Số ngày DN được chiếm dụng vốn của nhà cung cấp.

Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi Khả năng

sinh lợi so với doanh

thu

Tỷ số lãi gộp = (Doanh thu ròng – giá vốn hàng bán) /

Doanh thu ròng

Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi so với doanh thu.

Khả năng sinh lợi so với tài sản

LN sau thuế / Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất sinh lời của tài sản đo lường kết quả sử dụng tài sản của DN để tạo ra lợi nhuận. Hệ số này cho biết

một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng LN ròng

- Hệ số này càng cao càng tốt vì nó biểu hiện việc sử dụng và quản lý tài sản càng hiệu quả.

Tỷ suất sinh lời của

vốn chủ sở hữu ROE

LN sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân

Một đồng VCSH tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho CSH

- Quá trình phân tích ROE cần kết hợp phân tích đòn bẩy tài chính. Nếu DN đang kinh doanh thuận lợi, doanh thu tăng, DN đang có lãi thì nợ vay tăng làm cho ROE tăng cao. Ngược lại, khi DN lâm vào tình trạng kinh doanh khó khăn, chính đòn bẩy tài chính cao sẽ làm cho DN lâm vào tình trạng khó khăn hơn.

- Đánh giá ROE còn phải phân tích cách mà DN sử dụng đạt được ROE và tùy trong trường hợp cụ thể (trong thời kỳ mới cho ra sản phẩm, chi phí ban đầu lớn làm cho ROE thấp thì chưa thể khẳng định DN hoạt động kém hiệu quả mà ở đây DN đang trong thời kỳ mở rộng sản xuất,

mở rộng thị trường nhằm đạt được một lợi nhuận ổn định). Phân tích các tỷ số tăng trƣởng Tỷ số lợi nhuận tích lũy

Lợi nhuận tích lũy / Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này thể hiện phần lợi nhuận của DN phân bổ cho mỗi cổ phiếu

thường.

- Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Tuy nhiên cũng như chỉ tiêu lợi nhuận dễ bị điều chỉnh, bóp méo, việc phân tích cần phải được thực hiện cùng các chỉ tiêu tài chính khác.

Tỷ số tăng trƣởng bền

vững

Lợi nhuận tích lũy / Vốn chủ sở hữu

Tỷ số này đánh giá khả năng tăng trưởng của VCSH thông qua tích lũy

lợi nhuận.

- Tỷ số này phản ánh triển vọng tăng trưởng bền vững – tăng trưởng từ lợi nhuận giữ lại.

Phụ lục 1.2: Chỉ tiêu tài chính trong phân tích TCDN tại Vietinbank

Chỉ số Công thức Ý nghĩa Cơ sở so sánh

Tỷ số khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán ngắn

hạn NNH

TSNH

Đánh giá khả năng của DN thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng một năm bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong vòng một năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt thái chi nhánh đà nẵng (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)