Kiến nghị đối với Hội sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt thái chi nhánh đà nẵng (Trang 86 - 94)

3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VINASIAMBANK

3.3.1. Kiến nghị đối với Hội sở

- Chun mơn hóa quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp

Về quy trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp, quy trình hiện tại được thực hiện bởi một cán bộ tín dụng cịn vai trị của trưởng phịng giao dịch, lãnh đạo chi nhánh chủ yếu là kiểm tra, kiểm soát lại hoạt động này. Điều này không chỉ tạo ra nhiều áp lực cho cán bộ tín dụng về mặt thời gian cũng như trách nhiệm mà còn gây sự kiểm tra kiểm sốt mang tình chồng chéo, làm tốn thời gian. Quy trình tín dụng mới xây dựng cần đạt được sự gọn nhẹ, tiện lợi, rút ngắn thời gian phân tích, kiểm tra nhưng vẫn đảm bảo phân tích đầy đủ, sâu sắc và có sự kiểm tra, kiểm soát kỹ của ban quản lý, điều hành ngân hàng.

Chi nhánh nên bổ sung thêm một phịng có chức năng chun phân tích tài chính doanh nghiệp. Các khách hàng đến doanh nghiệp được phân loại theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nhất định sau đó được chuyển đến phịng phân tích tài chính doanh nghiệp. Tại đây những cán bộ chuyên sâu về nghiệp vụ phân tích tài chính, có những hiểu biết thực tế về thị trường sẽ đưa ra được kết quả phân tích có chất lượng cao hơn.

Khi đó nhiệm vụ của cán bộ tín dụng là tiếp xúc và tìm hiểu kỹ hơn các thơng tin phi tài chính khác xung quanh khách hàng.

Ngồi ra, chi nhánh cần tổ chức phịng chun trách rà soát, kiểm tra, kiểm sốt việc thực hiện quy trình mọi nghiệp vụ trong hoạt động của ngân hàng đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng. Sự hoạt động của phịng kiểm tra kiểm soát nội bộ sẽ đảm bảo việc tuân thủ nguyên tắc làm việc của các cán bộ đồng thời giảm bớt áp lực khi ra quyết định cho cán bộ quản lý chi nhánh. Theo đó quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp được thực hiện, kiểm tra, kiểm soát theo sơ đồ sau:

Chú thích:

Phịng phân tích khách hàng có nhiệm vụ

- Tiếp nhận hồ sơ từ phía cán bộ tín dụng;

- Kiểm tra hồ sơ tài chính của khách hàng, phân loại khách hàng. Tại đây trưởng phịng phân tích khách hàng giao cho nhân viên chuyên về phân tích loại khách hàng này phụ trách xử lý hồ sơ;

- Nhân viên phân tích khách hàng kết hợp với cán bộ tín dụng, dựa trên cơ sở hoạt động kinh doanh thực tế và trên số liệu báo cáo thu thập được phân tích năng lực tài chính khách hàng. Báo cáo tập hợp lại được chuyển cho trưởng phịng phân tích khách hàng và phịng kiểm tra, kiếm sốt nội bộ xem xét.

Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ kết hợp lãnh đạo phòng giao dịch thực hiện kiểm tra sau gồm những nội dung sau:

Thu thập thơng tin khách hàng Cán bộ tín dụng + Khách hàng Phịng phân tích khách hàng Phân tích khách hàng Phịng kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Kiểm tra sau

Lãnh đạo chi

nhánh phê duyệt Kiểm tra

+ CBTD

+ Lãnh đạo phòng giao dịch

- Kiểm tra mức độ tuân thủ quy tắc giao dịch với khách hàng của cán bộ tín dụng trong suốt q trình cho vay;

- Kiểm tra việc thực hiện quy trình nghiệp vụ của cán bộ tín dụng; - Thẩm định tính xác thực của các thơng tin tài chính được cung cấp;

- Kiểm sốt kết quả phân tích tín dụng được thực hiện bởi cán bộ tín dụng và phịng phân tích khách hàng.

Sự chun mơn hóa trong quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp theo kinh nghiệm của Mỹ và Ngân hàng Liên doanh Việt Thái mẹ đã áp dụng sẽ giúp chi nhánh hoạt động có hiệu quả hơn.

- Đề xuất sửa đổi bổ sung tiêu chuẩn sử dụng phân tích tài chính doanh

nghiệp tại chi nhánh

 Quy trình phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp

Hệ thống cần phân loại các khách hàng doanh nghiệp theo tiêu chí về đặc điểm, loại hình kinh doanh. Doanh nghiệp phân loại theo bốn nhóm sau: sản xuất cơng nghiệp, kinh doanh thương mại dịch vụ, nông – lâm – thủy sản và xây dựng. Các nhóm doanh nghiệp này có đặc điểm riêng biệt, do vậy mỗi nhóm sẽ sử dụng quy tắc đánh giá các chỉ tiêu riêng biệt.

Mỗi nhóm doanh nghiệp chi nhánh cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm hoạt động kinh doanh chung và sự tương đồng của một số chỉ tiêu tài chính của nhóm này. Hệ thống chỉ tiêu, cách đánh giá khi phân tích tài chính được tập hợp thành từng nhóm và tích hợp vào phần mềm phân tích tài chính doanh nghiệp của chi nhánh.

Nhóm các doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp, thơng tin thu thập bao gồm quy trình, dây chuyền sản xuất chuyên biệt. Đặc điểm của nhóm doanh nghiệp này là tỷ trọng tài sản cố định lớn, vốn chủ sở hữu thường cao, tỷ trọng và chu kỳ hàng tồn kho cao và dài, tốc độ quay vòng vốn chậm hơn so với doanh nghiệp khác.

Với doanh nghiệp kinh doanh thương mại, đặc điểm của nhóm doanh nghiệp này là tỷ trọng tài sản lưu động trong tổng tài sản thường cao, và tỷ trọng tài sản cố định thấp và tăng chậm. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại cũng thường duy trì lượng hàng tồn kho, hoặc sở hữu các khoản phải thu, phải trả

lớn. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp này, chu kỳ khoản phải thu, phải trả quá dài đều cho thấy dấu hiệu về kết quả hoạt động kinh doanh hoặc khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Đề xuất bổ sung các tỷ số tài chính được sử dụng

Nhóm tỷ số khả năng thanh tốn

1. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh tốn lãi vay =

ay Chiphílãiv

ay Chiphílãiv

LNTT

Nguồn: Giáo trình Phân tích TCDN Học viện Tài chính (2009)[17]

Đánh giá mức độ lợi nhuận trước khi trả lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm. Hệ số càng cao thể hiện khả năng của DN sử dụng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để đáp ứng các chi phí lãi vay hàng năm càng lớn và lợi nhuận của các nhà đầu tư càng cao. Hệ số này < 1 thể hiện DN bị lỗ. Tuy nhiên, nếu DN đang trong quá trình đầu tư, chưa có lợi nhuận, có thể khơng xem xét chỉ tiêu này.

2. Khả năng hoàn trả nợ vay

- Trường hợp vay ngắn hạn ay Chiphílãiv ocvay tientranog ay Chiphílãiv LNTT NH  

- Trường hợp vay trung và dài hạn

ay Chiphílãiv ocvay tientranog ay Chiphílãiv KH LNTT DH T    &

- Trường hợp vay cả ngắn hạn và trung, dài hạn

ay Chiphílãiv ocvay tientranog ay Chiphílãiv KH LNTT   

Nguồn: Giáo trình Phân tích TCDN Học viện Tài chính (2009)[17]

Chỉ số này càng cao thể hiện khả năng trả nợ gốc và lãi vay càng lớn và khả năng chống chọi với các biến động trong lãi suất và dòng tiền càng cao.

Chỉ số này bằng 1 thể hiện lợi nhuận của DN tạo ra lợi nhuận chỉ đủ để trả nợ lãi và gốc đến hạn.

Tuy nhiên việc đánh giá chỉ tiêu này còn phụ thuộc DN đang hoạt động trong giai đoạn nào. Nếu DN mới thành lập, chưa có lợi nhuận, có thể khơng xem xét đến chỉ tiêu này.

3. Khả năng thanh tốn lãi vay

ay Chiphílãiv ay Chiphílãiv TTN LCTTHĐĐK  

Nguồn: Giáo trình Phân tích TCDN Học viện Tài chính (2009)[17]

Hệ số này cho biết mức độ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh để đảm bảo trả lãi vay.

Hệ số này càng cao thể hiện khả năng của DN sử dụng tiền mặt để thanh toán các khoản lãi vay.

Nhóm chỉ tiêu về địn bẩy tài chính

1. Hệ số tài sản cố định

Hệ số tài sản cố định = TSCĐ / VCSH

Nguồn: Giáo trình Phân tích TCDN Học viện Tài chính (2009)[17]

Hệ số này càng nhỏ càng an toàn, chứng tỏ phần TSCĐ của DN được tài trợ bằng nguồn VCSH chứ không phải từ nợ vay.

Nhưng hệ số này cao cũng cần kiểm tra tiếp hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ và tình hình hồn trả các khoản vay dài hạn. Nếu việc hoàn trả những khoản vay dài hạn được thực hiện trong phạm vi thu nhập rịng hiện tại và chi phí khấu hao, có thể nói rằng hiện tại DN đang ở mức độ an tồn.

2. Hệ số thích ứng dài hạn

Hệ số thích ứng dài hạn = TSDH / (VCSH + nợ dài hạn)

Nguồn: Giáo trình Phân tích TCDN Học viện Tài chính (2009)[17]

Hệ số này phải nhỏ hơn hoặc bằng 1

Nếu hệ số này lớn hơn 1. DN sẽ trang trải TSDN bằng những nguồn vốn có kỳ hạn hồn trả ngắn hạn. Khi đó dịng tiền sẽ khơng ổn định, ảnh hưởng đến khả

năng thanh toán của DN.

Chỉ tiêu đánh giá dòng tiền

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh trên DTT

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh trên DTT = Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD / DTT

Nguồn: Giáo trình Phân tích TCDN Học viện Tài chính (2009)[17]

Việc đánh giá chỉ tiêu này cho phép đo lường kết quả HĐKD của DN. Chỉ tiêu này càng nhỏ phản ánh nguồn vốn của DN đang bị chiếm dụng, DN có thể phải sử dụng dự trữ tiền mặt hoặc phải tăng nợ vay để duy trì hoạt động kinh doanh.

Nhóm chỉ tiêu khả năng tăng trƣởng

1. Tỷ lệ tăng trưởng nội sinh

Tỷ lệ tăng trưởng nội sinh = Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư/ tổng tài sản

Nguồn: Giáo trình TCDN – Học viện Tài chính (2012)[18]

Doanh nhiệp có tỷ lệ tăng trưởng nội sinh cao cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cao, doanh nghiệp có thể tự giải quyết phần lớn nhu cầu tài chính đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của DN mà ít lệ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài.

Tỷ lệ tăng trưởng nội sinh = tỷ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư x tỷ suất lợi nhuận VCSH x VCSH / Tổng TS

Nguồn: Giáo trình TCDN – Học viện Tài chính (2012)[18]

Phương trình này thể hiện mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng nội sinh và mức độ tích lũy, hiệu quả kinh doanh và chính sách tài trợ của doanh nghiệp.

2. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu = (DTT kỳ hiện tại / DTT kỳ trước) – 1

Nguồn: Giáo trình TCDN – Học viện Tài chính (2012)[18]

Đây là chỉ số quan trọng nhất phản ánh mức độ tăng trưởng doanh thu của DN. Tỷ lệ này cần dương và càng cao càng tốt.

3. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận

Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận = (LN từ HĐKD kỳ hiện tại / LN từ HĐKD kỳ trước) – 1

Nguồn: Giáo trình TCDN – Học viện Tài chính (2012)[18]

Chỉ số này xem xét mức độ tăng trưởng lợi nhuận từ HĐKD của DN và đánh giá mức độ mở rộng về mặt chất lượng.

Tỷ lệ này cần dương và càng cao càng tốt.

Trong q trình phân tích chỉ tiêu này cũng cần xem xét tỷ trọng lợi nhuận từ HĐKD của DN với lợi nhuận rịng của DN vì hiện nay một số DN đầu tư vào chứng khoán khiến cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính rất lớn, trong khi lợi nhuận từ HĐKD khơng phát triển, thậm chí sụt giảm.

Phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy được thực hiện với một số khoản mục được chọn lọc để thử xem khi ta muốn thay đổi giả thiết trong kế hoạch tài chính thì nó ảnh hưởng như thế nào đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cũng thường được các cán bộ tín dụng phân tích khi tính tốn sự biến động dòng tiền trong tương lai của dự án đầu tư dài hạn.

Một số yếu tố được sử dụng trong phân tích độ nhạy là giá bán, sản lượng/nhu cầu, lãi suất…

Độ nhạy (%)=

Tỷ lệ thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả (IRR, NPV...)

Tỷ lệ thay đổi của chỉ tiêu nhân tố (giá, sản lượng tiêu thụ)

Nguồn: Giáo trình TCDN – Học viện Tài chính (2012)[18]

Mối quan hệ giữa các hệ số tài chính

1. Phương trình Dupont

Xem xét mối quan hệ này, có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và vịng quay tồn bộ vốn đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh.

(2) ROE = Hệ số lãi rịng x vịng quay tồn bộ vốn x hệ số tổng vốn trên VCSH

Công thức trên cho thấy ba yếu tố trực tiếp tác động vào tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ là:

+ Hệ số lãi rịng: phản ánh trình độ quản trị doanh thu và chi phí của doanh nghiệp;

+ Vịng quay tài sản: phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp;

+ Hệ số tổng vốn trên vốn chủ sở hữu: phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho doanh nghiệp.

Trên cơ sở phân tích ROE sẽ cho phép ngân hàng nhìn nhận và khai thác yếu tố tiềm năng để tăng ROE trong DN.

2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng bền vững và các chính sách tài chính

Tỷ lệ tăng trưởng bền vững = (1 – tỷ lệ trả cổ tức) x hệ số lãi ròng x vòng quay tổng số vốn x hệ số tổng vốn trên VCSH

Nguồn: Giáo trình TCDN – Học viện Tài chính (2012)[18]

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng bền vững của DN bao gồm: + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vịng quay tồn bộ vốn: đây là các nhân tố do chính sách đầu tư vốn tạo ra;

+ Hệ số tổng vốn trên VCSH: đây là nhân tố do chính sách tài trợ nguồn vốn tạo ra;

+ Tỷ lệ LN giữ lại: đây là nhân tố do chính sách phân phối lợi nhuận tạo ra. - Kiến nghị về công tác quản lý phân tích TCDN

 Liên tục tổ chức thanh tra, kiểm tra giám sát các hoạt động phân tích tín dụng đặc biệt là phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh;

 Linh hoạt hóa quy trình phân tích, chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh;

 Tạo điều kiện cho chi nhánh được trực tiếp tham gia công tác tuyển dụng, bầu cán bộ quản lý phù hợp với đặc điểm, yêu cầu thực tế của chi nhánh;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt thái chi nhánh đà nẵng (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)