Khuôn khổ thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt thái chi nhánh đà nẵng (Trang 49 - 53)

2.2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG

2.2.1. Khuôn khổ thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT THÁI – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.2.1. Khuôn khổ thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Thái tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Thái

Ngân hàng Liên doanh Việt Thái – Chi nhánh Đà Nẵng phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá được tình hình tài chính và tình hình hoạt động để từ đó đưa ra nhận định đúng đắn về khả năng hoàn trả nợ của khách hàng.

Trong quá trình phân tích chi nhánh thực hiện phân tích như sau:

- Bước 1: phân tích khái quát báo cáo tài chính

Phân tích bảng cân đối kế toán

Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản

Cán bộ tín dụng lập bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản như

[Phụ lục 2.2] đưa ra đánh giá cho sự biến động của tài sản và sự hợp lý của cơ cấu vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Phương phápphân tích:

Xem xét sự biến động của Tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua so sánh số cuối kỳ và số đầu năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Qua đó đánh giá sự biến động về quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Xem xét tác động của từng loại tài sản đối với quá trình kinh doanh, tài chính doanh nghiệp và ngược lại.

Xem xét sự hợp lý của cơ cấu vốn bằng việc xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản của doanh nghiệp, đồng thời so sánh tỷ trọng của tửng loại giữa cuối kỳ và đầu năm để thấy sự biến động của cơ cấu vốn.

Việc đánh giá cơ cấu vốn hợp lý hay không phụ thuộc vào tính chất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Trước khi đưa ra quyết đầu tư vào TSCĐ hay TSLĐ cần xem xét hoạt động này có phù hợp với năng lực, trình độ phát triển và quy mô thực tế của doanh nghiệp hay không?

Cán bộ phân tích lập bảng như [Phụ lục 2.3], đưa ra nhận định chung về khả năng tự tài trợ, mức độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn.

Phương pháp phân tích:

So sánh từng loại nguồn vốn cuối và đầu kỳ về số tuyệt đối và số tương đối, so sánh tỷ tọng của từng loại trong tổng số để xác định nguồn huy động vốn của doanh nghiệp; nguyên nhân chính làm tăng, giảm, thay đổi cơ cấu nguồn vốn; mức độ phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích tình hình công nợ

[Phụ lục 2.4] Phân tích tình hình công nợ cho phép cán bộ tín dụng đánh giá tình hình biến động các khoản phải thu và công nợ phải trả của doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích:

So sánh từng chỉ tiêu qua các năm để đánh giá biến động, so sánh giữa tổng các khoản phải thu và phải trả để đánh giá mối tương quan, doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn của nhà cung cấp hay bị khách hàng chiếm dụng vốn. Mức chiếm dụng vốn lớn đem lại lợi ích tuy nhiên nó ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh tình trạng khó khăn về tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ

Phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ cho phép ngân hàng xem xét những khoản đầu tư của doanh nghiệp và nguồn tài trợ cho khoản đầu tư đó. Để phân tích cần liệt kê trước sự thay đổi của các chỉ tiêu trên bảng CĐKT năm nay và năm trước, sau đó lập [Phụ lục 2.5] – Bảng phân tích nguồn tài trợ vốn.

Phân tích vốn lưu chuyển

Phân tích vốn lưu chuyển đánh giá doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không? TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn hay không?

Phương pháp phân tích:

 Xác định VLC = NVDH – TSDH = TSNH – NVNH

thấy một dấu hiệu an toàn. DN có thể đương đầu với khó khăn trước mắt của thị trường

VLC < 0 cho thấy DN dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ tài sản dài hạn. Kéo dài tình trạng này sẽ đem lại sự bất ổn cho DN.

Xem xét sự biến động của tài sản và nguồn vốn trong ngắn hạn và dài hạn xác định những nguyên nhân gây biến động: từ chính sách đầu tư, chính sách tài trợ, chính sách khấu hao, trích lập dự phòng…

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mục đích: đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả kinh doanh của DN trong kỳ, xác định nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DN.

Phương pháp phân tích:

Sử dụng biểu mẫu báo cáo KQHĐKD đã được chuẩn hóa trong chế độ báo cáo tài chính DN hiện hành, so sánh các khoản mục chính về số tuyệt đối và số tương đối xác định tính hiệu quả hoặc không hiệu quả làm tiền đề cho việc đánh giá kết quả kinh doanh.

Xác định tỷ trọng trên tổng doanh thu để đánh giá mức độ biến động của các khoản chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Tìm nguyên nhân chủ yếu gây biến động đến lợi nhuận.

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Đánh giá chung

- Đánh giá lưu chuyển tiền thuần của DN dương hay âm, phân tích nguyên nhân (DN đang thực sự thiếu tiền, khả năng thanh toán ngắn hạn của DN có vấn đề hay không?)

- Xu hướng lưu chuyển tiền thuần trong quá khứ của DN tăng, ổn định hay giảm? Qua đó đánh giá khả năng tạo tiền nhàn rỗi có thể sử dụng đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh, nghiên cứu, phát triển…

- Xác định nguồn cơ bản tạo ra tiền và sử dụng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hay hoạt động tài chính.

kiện phát triển thực tế của ngành kinh doanh hay nền kinh tế nói chung. Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:

- Xác định thành phần chính của lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh. - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương hay âm, nguyên nhân và thời gian kéo dài của hiện tượng này?

- So sánh lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh với lợi nhuận trước thuế và doanh thu thuần để kiểm tra chất lượng doanh thu.

Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:

Đánh giá các hoạt động mua sắm tài sản bằng tiền của DN: bao nhiêu tiền được sử dụng vào đầu tư TSCĐ, bao nhiêu tiền được đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác, bao nhiêu được đầu tư vào tài sản có tính thanh khoản cao hơn như mua công cụ nợ. Phân tích lưu chuyển từ hoạt động đầu tư cũng cho biết dòng tiền thu được từ thanh lý tài sản.

Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:

Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính nhằm đánh giá DN hiện đang thừa hay thiếu tiền, qua đó đánh giá được chính sách huy động vốn (huy động vốn chủ sở hữu hay vốn vay) và chính sách chi trả cổ tức của DN (trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng hình thức khác).

- Bước 2: phân tích các tỷ số tài chính

Các chỉ tiêu tỷ số tài chính chi nhánh sử dụng được phân loại thành các nhóm chính: tỷ số khả năng thanh toán, tỷ số khả năng hoạt động, tỷ số cơ cấu tài chính, tỷ số khả năng sinh lời. Việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cần được gắn với các đặc điểm kinh tế ngành, chiến lược kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của DN. Do đó, trong mỗi nhóm chỉ tiêu, CBTD lựa chọn những chỉ tiêu thích hợp để phân tích, đưa ra đánh giá sau mỗi chỉ tiêu. Các tỷ số tài chính được thể hiện trong [Phụ lục 2.6].

- Bước 3: phân tích so sánh

Khuôn khổ phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp áp dụng tại Vinasiam Bank – Chi nhánh Đà Nẵng gồm phân tích so sánh xu hướng và phân tích cơ cấu.

Trong phân tích, phương pháp phân tích cơ cấu cho phép ngân hàng nhận định các chính sách đang được áp dụng tại doanh nghiệp như chính sách huy động, chính sách đầu tư và sử dụng nguồn lực của nhà quản trị. Phân tích so sánh xu hướng được sử dụng để cán bộ tín dụng xác định xu hướng biến động của một số chỉ tiêu như sự bền vững kết quả hoạt động, tăng trưởng của doanh nghiệp và mức độ ổn định trong các chính sách mà doanh nghiệp đang sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt thái chi nhánh đà nẵng (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)