2.2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG
2.2.3. Quy trình thực hiện
Hiện nay, tại Vinasiam Bank – Chi nhánh Đà Nẵng, trình tự thủ tục tiến hành phân tích tình hình tài chính của một DN được thực hiện theo văn bản số
678/QĐ/HĐTD/TD của Ngân hàng Liên doanh Việt Thái.
- Bước 1: tìm hiểu thơng tin về doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
Tên doanh nghiệp, loại hình, lĩnh vực hoạt động kinh doanh; Địa chỉ kinh doanh;
Quyết định thành lập;
Giấy phép đăng ký kinh doanh; Nhu cầu vay vốn, thời hạn vay;
Quan hệ với ngân hàng, tổ chức tín dụng khác.
- Bước 2: thu thập tài liệu liên quan cho hoạt động phân tích tài chính.
Bao gồm các loại thơng tin:
Thơng tin tài chính
+ BCTC ít nhất 03 năm liền kề (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính);
+ Các tài liệu liên quan: biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa các kỳ, các năm báo cáo; hợp đồng xây dựng/ mua bán có giá trị lớn cần thiết phải kiểm tra; sổ tổng hợp và sổ chi tiết các tài khoản, cơng nợ, chi phí phải trả, bảng tính giá thành sản phẩm (chi tiết theo từng sản phẩm); biên bản xác nhận công nợ của DN với khách hàng; báo cáo quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng, tổ
chức tài chính khác.
Thơng tin phi tài chính
+ Báo cáo sơ kết, tổng kết, tình hình hoạt động trong kỳ, năm báo cáo; + Chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh từng thời kỳ …;
+ Các thông tin liên quan: cơ cấu tổ chức của DN, trình độ cán bộ quản lý, quy trình cơng nghệ, dự án hoặc cơ hội kinh doanh chính, loại hình và tính chất sản phẩm, sự đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tính chu kỳ của sản phẩm, thương hiệu, mạng lưới phân phối, thị phần trong và ngoài nước…
- Bước 3: đánh giá khái quát tình hình tài chính của khách hàng
Cán bộ tín dụng sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối để đánh giá toàn diện và từng khoản mục các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp và nội dung đánh giá được thể hiện trong khuôn khổ phân tích tài chính doanh nghiệp của Ngân hàng Liên doanh Việt Thái.
- Bước 4: phân tích các chỉ tiêu tài chính
CBTD dựa trên số liệu, tính tốn các chỉ số có liên quan theo quy định chung trình bày tại [Phụ lục 2.6].
CBTD thực hiện phân tích đánh giá các chỉ số bằng phương pháp so sánh với chỉ số của năm trước, kết hợp với tình hình thực tế cũng như chính sách đang áp dụng tại doanh nghiệp.
- Bước 5: tiến hành phân loại doanh nghiệp
Trên cơ sở thẩm định tình hình tài chính và thơng tin phi tài chính của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng xếp loại doanh nghiệp theo tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng nội bộ của Vinasiam Bank.
2.2.4. Mơ hình phân tích tài chính doanh nghiệp đang áp dụng tại Vinasiam Bank - Chi nhánh Đà Nẵng – áp dụng với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phân tích tài chính doanh nghiệp cho phép đánh giá chính xác nhất năng lực tài chính của doanh nghiệp là phần cơ sở ra quyết định cho vay. Ứng dụng mơ hình phân tích của Vianasiam Bank Đà Nẵng và Vietinbank vào phân tích khách hàng là doanh nghiệp tư nhân. Đặc điểm và thông tin của doanh nghiệp tại [Phụ lục 2.7]
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp thông qua Bảng 2.4 của Vinasiam Bank và Vietin Bank – CN. Đà Nẵng
Bảng 2.3: Bảng so sánh kết quả các chỉ tiêu của Vinasiam Bank và Vietinbank – CN Đà Nẵng
Chỉ tiêu
Năm
2011 2012
VSB Vietinbank VSB Vietinbank
Hệ số khả năng thanh toán
HS KNTT ngắn hạn (lần) 2.4804 2.4804 3.0696 3.0696 HS KNTT nhanh (lần) 1.6977 1.6977 2.6523 2.6523 HS KNTT tức thời 0.1784 0.0863 HS KNTT lãi vay 2.7799 2.9409 Hệ số năng lực hoạt động (vòng) Vòng quay hàng tồn kho 27.3914 37.7900
Vòng quay khoản phải thu 15.17 12.71
Vòng quay tổng tài sản 6.4
Hệ số cơ cấu tài chính (%) 31.97 38.21
Nhóm hệ số khả năng sinh lời (%)
Tỷ lệ lãi gộp 2.44 2.57
Hệ số khả năng sinh lời 0.99 0.93
LNst/DT 0.99 0.93
LNtt&lv/VKDbq 8.49 8.02
LNst/VKDbq 6.09 6.01
LNst/VCSH 16.91 17.15
Phân tích khái qt bảng cân đối kế tốn
Về cơ bản, hai chi nhánh đều phân tích bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp và rút ra kết luận chung như sau:
Phân tích cơ cấu và biến động tài sản
Tài sản: Theo số liệu trên báo cáo tài chính ta thấy tài sản của doanh nghiệp
trong hai năm 2011 và 2012 có sự biến động mạnh. Năm 2012, tổng tài sản của DN đồng giảm 10.046.429.822 đồng tương ứng với 7.7781% so với năm 2011. Tài sản giảm là do Tài sản ngắn hạn (chiếm tỷ trọng 61.57%) đã giảm (14.084.379.806 đồng tương ứng với 16.10%) nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn (4.037.949.984 đồng tương ứng với 9.6766%). Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự giảm sút của tài sản ngắn hạn là do doanh nghiệp giải phóng được một lượng lớn hàng tồn kho 17.615.628.702 đồng tương ứng với 63.8514%. Doanh nghiệp bán được hàng tồn kho là nhờ áp dụng nhiều chính sách bán chịu cho khách hàng, tuy nhiên áp dụng chính sách này làm tăng khoản phải thu trong ngắn hạn lên 1.843.250.671 đồng do vậy DN cần quản lý khoản phải thu chặt chẽ, tránh bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều trong thời gian dài. Tài sản dài hạn của DN tăng lên 4.037.949.984 đồng tương ứng với 9.6766% là do doanh nghiệp gia tăng đầu tư vào tài sản cố định lên 2 tỷ đồng và tăng chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2.247.826.632 đồng. DN đầu tư nhiều vào tài sản cố định nhằm mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh có thể đánh giá là tốt. Tuy nhiên trong thời gian gần đây thị trường bất động sản bị đóng băng, ngành kinh doanh vật liệu cũng đồng thời bị ảnh hưởng. DN cần cân nhắc và tính tốn kỹ việc đầu tư mở rộng kinh doanh ở thời điểm này có thật sự tốt khơng.
Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn
Nguồn vốn của DN năm 2012 giảm xuống. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2012 là 38.2142% <1 nhưng đã tăng lên 6.2438%, chứng tỏ doanh nghiệp dù tập trung huy động vốn vay, nhưng đã có sự thay đổi sang tăng cường sử dụng vốn chủ sở hữu. Như vậy DN có thể gia tăng khả năng tự chủ, giảm đi rủi ro tài chính. Khoản nợ phải trả của DN năm 2012 giảm xuống 13.901.177.449 đồng tương ứng
với 15.8204% là do nợ ngắn hạn (chiếm tỷ trọng lớn 76.6114%) và phải trả người bán (tỷ trọng 42.1670%) đã tương ứng giảm 16.001.177.449 đồng; 11.355.000.000 đồng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của nợ dài hạn (tăng 2.1 tỷ đồng tương ứng với 13.8158%). Trong năm 2012, lãi suất vay vốn rất cao nên DN cần lưu ý việc gia tăng nợ dài hạn đầu tư tài sản cố định nhưng lại chưa thực sự đưa vào hoạt động kinh doanh để thu lợi nhuận sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của DN.
Phân tích vốn lưu chuyển
Phân tích của hai chi nhánh về vốn lưu chuyển cho thấy VLC > 0. Doanh nghiệp đầu tư đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Điều này tạo sự an toàn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Những nét cơ bản về tình hình doanh thu, chi phí của doanh nghiệp đều được 2 chi nhánh đánh giá như sau:
Doanh thu – chi phí: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh
nghiệp trong hai năm trở lại đây đều tăng rất mạnh. Doanh thu năm 2011 tăng 291,412,881,862 đồng, năm 2012 tăng 90,351,506,791 đồng. Nguyên nhân do doanh nghiệp tập trung sử dụng chính sách bán chịu nhằm gia tăng lượng hàng tiêu thụ, giải phóng tồn kho. Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ cao đồng thời các chi phí của DN rất lớn. Chi phí lãi vay giảm 66.275.262 đồng nhưng chi phí này vẫn rất cao (5.128.000.000 đồng). Ngồi chi phí lãi vay, chi phí quản lý của DN rất lớn (2.701.371.890 đồng) và tăng 741.632.628 đồng; chi phí giá vốn hàng bán tăng 88.968.402.686 đồng tương ứng với 14.3324% làm giảm đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguyên nhân giá vốn hàng bán tăng là do trong năm 2012 giá nguyên vật liệu sản xuất sắt thép tăng, nên giá mua hàng của DN cũng tăng lên.
Lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp trong hai năm
2011 và 2012 đều cao và tăng lên. Năm 2012 đạt 7.464.795.297 đồng tăng 530.810.054 đồng so với năm 2011. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp áp dụng thành cơng các chính sách tín dụng bán hàng thu hút được nhiều khách hàng về cho doanh nghiệp. Tuy nhiên do chi phí giá vốn, chi phí lãi vay, chi phí quản lý
của DN cao nên ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khác với Vianasiam Bank chỉ dừng lại ở hoạt động phân tích BCĐKT và BCKQKD, Vietinbank cịn thu thập và phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp trong hai năm 2011 – 2012. Kiểm tra báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy trong năm 2012 doanh nghiệp tạo tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính. Hoạt động kinh doanh năm 2012 cho thấy doanh thu tăng nhưng thực chất dòng tiền vào khơng nhiều, tiền cịn nằm đọng lại tại các khoản phải thu khá lớn. Do đó lưu chuyển tiền thuần âm làm giảm khả năng đáp ứng các khoản nợ tức thời.
Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Nhóm hệ số khả năng thanh toán
Vianasiam Bank sử dụng hai hệ số thanh toán là hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và hệ số khả năng thanh tốn nhanh. Theo đó hệ số khả năng thanh tốn hiện thời của DN khá cao, lớn hơn 1 và có xu hướng tăng lên (3.0696 năm 2012; 2.4804 năm 2011). Hệ số này tăng là do tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều giảm nhưng nợ ngắn hạn giảm với tốc độ nhanh hơn. Để cụ thể hơn ta xem xét chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanh sau khi loại trừ ảnh hưởng của hàng tồn kho, ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh đạt 2.6523 năm 2012 và 1.6977 năm 2011; giảm 0.9545 lần. Qua chênh lệch 2 hệ số thanh toán trên ta đánh giá được hàng tồn kho có ảnh hưởng khá nhiều tới khả năng thanh toán của DN nhưng khơng phải là nhân tố chính quyết định. Nếu chỉ dừng tại đây ngân hàng còn chưa đầy đủ căn cứ để kết luận về hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng thanh toán lãi vay – yếu tố rất quan trọng khi cấp tín dụng cho DN.
Về phía Vietinbank, việc thanh tốn cịn được kết hợp với hệ số khác. Điều này giúp Vietinbank nhận ra rằng nhân tố có tác động lớn nhất tới khả năng thanh toán của DN chính là khoản phải thu, bởi sau khi loại trừ các khoản phải thu và các TS ngắn hạn khác thì hệ số khả năng thanh tốn tức thời cịn 0.1784 năm 2012 và 0.0863 năm 2011 (nhỏ hơn 1). Hay nói cách khác các khoản tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp khơng đủ để thanh tốn cho nợ ngắn hạn. Trong trường hợp
DN không giải quyết các khoản nợ phải thu của khách hàng thì DN sẽ không thể tránh khỏi việc mất khả năng thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay phản ánh mức sinh lời của đồng vốn hồn tồn có thể đảm bảo thanh tốn tiền vay đúng hạn. Cụ thể, hệ số này tại DN hiện tại đạt 2.9409 năm 2012, năm 2011 đạt 2.7799; tăng lên 0.1610 lần tương ứng với 5.79%.
Nhóm hệ số năng lực hoạt động
Kết luận chung của hai ngân hàng về năng lực hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện như sau:
Hệ số hiệu suất hoạt động: Số vòng quay hàng tồn kho của DN năm 2011 là 27.3914 vòng tăng lên 10.3985 vòng tương ứng với 37.96%, đạt 37.7900 vòng năm 2012. DN hoạt động thương mại nên số vòng quay hàng tồn kho cao cho thấy DN quản lý dự trữ và bán hàng tốt, có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh sớm thu hồi vốn. Tuy nhiên để thúc đẩy tiêu thụ hàng tồn kho doanh nghiệp đã sử dụng chính sách bán chịu hàng hóa, dẫn đến phát sinh các khoản phải thu tăng. Xem xét kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp ta thấy kỳ thu tiền của DN năm 2012 đạt 26.9660 ngày tăng 4.3689 so với năm 2011. Như vậy khoản phải thu của DN tuy có tăng nhưng nó khơng làm giảm số ngày thu tiền bình qn trong năm của DN. Với chính sách bán chịu như hiện tại của DN kết hợp với hệ số kỳ thu tiền bình qn ta có thể thấy DN quản trị khoản phải thu khá tốt nhưng xem xét kĩ hơn ta sẽ thấy nếu hợp đồng nhỏ thời gian được bán chịu là 5 – 10 ngày nhưng DN thu tiền sau 27 ngày thì sẽ dẫn tới hiện tượng có nợ quá hạn. Tuy khoản nợ này được phép nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiền cho thanh toán, giao dịch của DN do bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu. Còn nếu những hợp đồng giao dịch lớn được phép bán chịu trên 30 ngày mà DN thu tiền trước thời hạn thì dù DN hạn chế bị chiếm dụng vốn nhưng lại ảnh hưởng đến uy tín của DN. Vì vậy DN cần theo dõi kỹ, quản lý chặt chẽ các khoản nợ phải thu, đưa ra các chính sách thích hợp về kỳ hạn bán hàng, trong trường hợp có nợ q hạn thì tìm hiểu nguyên nhân quá hạn và tỷ trọng các khoản nợ quá hạn và các giao dịch có nợ quá hạn là giao dịch nào. Số vịng quay tồn bộ vốn của doanh nghiệp năm 2012 là 6.4 vòng; số vòng
quay vốn lưu động là 9.95 vòng đều tăng lên so với năm 2011. DN là DN kinh doanh thương mại nên số vịng quay vốn lớn như hiện tại là hồn tồn hợp lý.
Hệ số cơ cấu tài chính
Hệ số cơ cấu tài sản, nguồn vốn: Qua bảng tính tốn vốn chủ sở hữu của DN là 38.21% năm 2012 và 31.97% năm 2011. Chứng tỏ doanh nghiệp thiên về sử dụng vốn vay. Tuy nhiên hệ số vốn chủ sở hữu tăng lên 6.24% chứng tỏ DN đang có xu hướng thu hẹp các khoản nợ vay, mở rộng vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao khả năng tự chủ, giảm chi phí sử dụng vốn tránh bớt rủi ro tài chính trong trường hợp khoản nợ phải thu hay hàng tồn kho khơng thể thanh tốn được lãi vay và nợ gốc. Cũng theo bảng số liệu ta thấy DN có xu hướng đầu tư nhiều vào tài sản ngắn hạn (tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn là 61.58% năm 2012 và 67.69% năm 2011). Với DN kinh doanh thương mại – thường xuyên sử dụng nhiều vốn lưu động, ít tài sản cố định, thì việc đầu tư nhiều vào TSNH như hiện tại được đánh giá là hợp lý.
Nhóm hệ số khả năng sinh lời
Vianasiam Bank – CN. Đà Nẵng sử dụng 2 nhóm hệ số để đánh giá khả năng sinh lời. Hai hệ số này cho biết doanh nghiệp có khả năng sinh lời giảm dần trong khi tỷ lệ lãi gộp tăng. Điều này chứng tỏ trình độ quản trị các loại chi phí của doanh nghiệp kém. Kết hợp với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta nhận thấy chi phí giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp là hai nguyên nhân chính của hiện tượng này.
Tại Vietinbank hệ số khả năng sinh lời được xem xét bao gồm những chỉ tiêu sau:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu là 0.93% năm 2012 và 0.99% năm 2011. Rõ ràng tỷ suất này của DN khơng chỉ thấp mà cịn giảm xuống, chứng tỏ chi phí của DN rất lớn, đặc biệt là giá vốn hàng bán. DN cần phải có chính sách quản lý chi phí để khơng làm giảm lợi nhuận. Xem xét tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh bình quân ta thấy tỷ lệ này tăng lên và đạt 12.15% năm 2012. Một đồng vốn bỏ vào kinh doanh tạo ra 12.15 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Kết hợp với lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh ta thấy tỷ lệ