Xếp hạng tín dụng độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt thái chi nhánh đà nẵng (Trang 25 - 29)

1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.2.2.3. Xếp hạng tín dụng độc lập

Ở Việt Nam, hiện có một số tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập như:

- Trung tâm thơng tin tín dụng CIC: cũng giống như các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp quốc tế, Trung tâm thơng tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một kênh thơng tin cung cấp sản phẩm xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, CIC chủ yếu xếp hạng các doanh nghiệp, không xếp hạng các đối tượng khác như các tổ chức tín dụng, xếp hạng quốc gia…và các sản phẩm của CIC nhằm phục vụ không chỉ cho các tổ chức tín dụng mà cả cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố để có thêm thơng tin tin cậy sử dụng trong q trình điều hành hoạt động tín dụng ngân hàng.

- Cơng ty Thơng tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (VietNamCredit): được tách ra từ Công ty Giải pháp Việt Nam vào năm 2004, Vietnam Credit là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các loại báo cáo tín nhiệm dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá của các tổ chức lớn trên thế

giới như Standard & Poor’s, Moody’s, Fitch…VietNam Credit là thành viên chính thức duy nhất tại Việt Nam của Cổng thông tin tín nhiệm Châu Á - ASIAGATE (Asian Credit Information Gateway).

- Trung tâm Đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp ( Credit Ratings Vietnamnet Center - CRVC) ra đời vào tháng 6/2005, thuộc Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC. CRVC là tổ chức chuyên cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ thu thập thông tin, đánh giá xếp hạng, định mức tín nhiệm của các tổ chức tài chính, xếp hạng doanh nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo quy trình đánh giá của các tổ chức định giá tín nhiệm lớn trên thế giới như Standard & Poor’s; Moody’s….CRVC xây dựng cho mình một qui trình đánh giá phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

So với thế giới, những tổ chức xếp hạng này đều còn rất non trẻ, để xây dựng được một hệ thống cơ sỡ dữ liệu thật sự lớn, đa dạng, có chất lượng và được chấp nhận rộng rãi thì sẽ phải mất một khoảng thời gian đáng kể. Đó là chưa nói đến những tiêu chuẩn và hệ thống xếp loại của các tổ chức này đều đang tạm thời sử dụng từ các tổ chức khác nhau trên thế giới và chưa thể xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu thống nhất cho Việt Nam. Ngoài ra, hoạt động xếp hạng tín dụng cũng địi hỏi những chun gia phân tích có kinh nghiệm, có tầm nhìn sâu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, do đó các sản phẩm xếp hạng tín dụng vẫn cịn khá mới mẻ với thị trường tài chính Việt Nam.

Kết luận: Bản thân mỗi ngân hàng thương mại Việt Nam cũng từng bước xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng riêng, tuy nhiên, nhìn chung các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng, hồn thiện và đưa vào sử dụng các hệ thống tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng nội bộ. Việc xếp hạng này chủ yếu nhằm phục vụ q trình thẩm định, ra quyết định cấp tín dụng và thường là những thông tin nội bộ, khơng phổ biến ra bên ngồi. Vì vậy, có thể dẫn đến những kết luận thiếu chính xác do thơng tin khơng đầy đủ, hoặc mang nặng yếu tố chủ quan… Theo thống kê của trung tâm tín dụng CIC vào năm 2012 có khoảng 75% các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn áp dụng mơ hình đo lường rủi ro

định tính truyền thống và khơng ít NHTM chưa xây dựng và hồn thiện được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo khuyến nghị của Basel II; chưa đến 25% các NHTM đã và đang bổ sung mơ hình định lượng để đo lường rủi ro. Hiện nay, trong hệ thống các NHTM Việt Nam đã có một số NHTM áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp như Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam…

1.2.2.4. Vai trị của xếp hạng tín dụng trong đảm bảo an tồn tín dụng ngân hàng

Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM, NHTM đối mặt với nguy cơ khơng thu được nguồn vốn tín dụng đã cấp cùng với các khoản lãi của khoản cấp tín dụng… Trong khi đó, NHTM lại phải chịu các khoản chi phí cho việc huy động vốn, thậm chí cả các khoản chi phí cho việc trích lập dự phịng để xử lý rủi ro. Do đó, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, chi phí tăng lên so với dự kiến. Trong trường hợp các khoản nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao, NHTM còn đối mặt với nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản khi không đủ nguồn vốn trả cho người gửi tiền, nhiều trường hợp nghiêm trọng dẫn đến việc NHTM thua lỗ hoặc đến bờ vực phá sản nếu khơng có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

Để thấy được mối quan hệ giữa xếp hạng tín dụng và vấn đề an tồn trong hoạt động tín dụng của các NHTM có thể đi từ chính ngun nhân gây ra rủi ro tín dụng. Nhìn chung, có nhiều ngun nhân gây ra rủi ro tín dụng nhưng về cơ bản có thể tổng kết trong các nguyên ngân sau:

- Nguyên nhân bất khả kháng: là những nguyên nhân khách quan, không thể tránh khỏi hoặc vượt quá khả năng kiểm sốt của đối tượng được cấp tín dụng (như thiên tai, chiến tranh…) và là những nguyên nhân không thường xuyên xảy ra nhưng lại tác động nặng nề tới đối tượng được cấp tín dụng, làm suy giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Nguyên nhân chủ quan từ phía đối tượng được cấp tín dụng: là những nguyên nhân liên quan đến chính bản thân của đối tượng được cấp tín dụng như

đạo đức (cố tình lừa đảo, khơng trả nợ đúng hạn…), trình độ yếu kém trong kinh doah và quản lý, sử dụng vốn sai mục đích… Đây là nhóm ngun nhân phổ biến nhất gây ra rủi ro cho ngân hàng.

- Nguyên nhân từ phía ngân hàng: là những nguyên nhân liên quan đến trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng, chính sách quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng… Nhóm nguyên nhân này thường kết hợp với nhóm nguyên nhân chủ quan từ phía đối tượng được cấp tín dụng gây ra thiệt hại cho ngân hàng.

Như vậy, có thể thấy rằng, nếu các NHTM có hệ thống xếp hạng tín dụng khoa học, hiệu quả thì có thể giảm thiểu được rủi ro do nhóm nguyên nhân phổ biến gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng - nguyên nhân chủ quan từ phía đối tượng được cấp tín dụng. Bởi lẽ, hệ thống xếp hạng tín dụng như một bộ máy, thơng qua việc thu thập các thơng tin tài chính, phi tài chính… của khách hàng để phục vụ cho q trình xếp hạng tín dụng của khách hàng, ngân hàng có thể đánh giá cơ bản về mức độ rủi ro của khách hàng, sàng lọc được khách hàng tốt để phục vụ cho việc ra quyết định cấp tín dụng, khơng cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng với điều kiện cụ thể; đồng thời đây cũng là cơ sở để ngân hàng có thể tập trung vào các đặc điểm riêng của khách hàng để có biện pháp quản lý tín dụng có hiệu qủa. Như vậy, xếp hạng tín dụng giúp các NHTM xây dựng được hệ thống đồng bộ, thống nhất về cơ sở dữ liệu khách hàng để NHTM hình thành hệ thống thơng tin quản lý khách hàng, hệ thống thông tin về cơ cấu và chất lượng tín dụng… Đồng thời, xếp hạng tín dụng cũng là cơng cụ hỗ trợ cho NHTM trong việc duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững, từ đó phát triển mạng lưới khách hàng có uy tín và chất lượng, phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro.

Nếu số liệu NHTM thu thập và lưu trữ để làm căn cứ thẩm định khách hàng khơng đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu khách quan, khơng cập nhật kịp thời… sẽ làm tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn, về phương án vay vốn, về khả năng trả nợ… Do đó, để nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an tồn trong hoạt động tín dụng, đối với mỗi NHTM, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để định

dạng và đo lường các rủi ro tín dụng cần được thực hiện thống nhất, tập trung, hiệu quả trong suốt q trình cấp tín dụng và quản lý khoản vay từ Hội sở chính tới tất cả các đơn vị kinh doanh của ngân hàng, nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu về mục tiêu an toàn, hiệu quả và quản lý rủi ro của tồn hệ thống NHTM đó.

Tuy rằng xếp hạng tín dụng khơng phải là “ thần dược” để đảm bảo tuyệt đối chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng trong tương lai, nhưng hoạt động xếp hạng tín dụng là một địi hỏi cần thiết, khơng chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, NHTM cấp tín dụng cho khách hàng mà cịn tác động cả đến nền kinh tế.

1.2.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt thái chi nhánh đà nẵng (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)