GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT THÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt thái chi nhánh đà nẵng (Trang 45)

VÀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT THÁI – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1.1.Giới thiệu chung về Ngân hàng Liên doanh Việt Thái

Ngân hàng Liên doanh Việt Thái (Vinasiam Bank - VSB) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15 tháng 08 năm 1995. Trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Vinasiam Bank là ngân hàng liên doanh giữa 03 đối tác lớn:

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (34%) – ngân hàng lớn nhất Việt Nam về tài sản, quy mô lao động, mạng lưới chi nhánh và khối lượng khách hàng;

- Ngân hàng Thương mại Siam của Thái Lan (33%) – ngân hàng thương mại hàng đầu ở Thái Lan xét về mặt vốn hóa thị trường và mạng lưới chi nhánh;

- Và một trong những tập đoàn hàng đầu của Châu Á hoạt động trong thị trường kinh doanh sản phẩm dịch vụ nông nghiệp, hệ thống bán lẻ và viễn thông - Tập đoàn Charoen Pokphand của Thái Lan (33%).

Trải qua 16 năm hoạt động, hoạt động của Vinasiam Bank đang mở rộng từng ngày với tổng mức vốn điều lệ là 61 triệu USD, tổng tài sản lên đến 217 triệu USD, thiết lập được các chi nhánh trên địa bàn miền Trung và miền Nam Việt Nam. Ngân hàng đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý, đặc biệt trong năm 2008, tạp chí Asianmoney đã công nghận Vinasiam Bank là ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất của năm ở Việt Nam.

2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Liên doanh Việt Thái – Chi nhánh Đà Nẵng

Ngân hàng Liên doanh Việt Thái – Chi nhánh Đà Nẵng là một trong 08 chi nhánh của Ngân hàng Liên doanh Việt Thái, được thành lập ngày 06 tháng 05 năm 2005 với các hoạt động chính hướng tới khách hàng khu vực miền Trung Việt Nam. Trụ sở chi nhánh đặt tại số 51 – 53 Hoàng Diệu, Quận Hải Châu, Thành phố

Đà Nẵng. Đây là đơn vị hạch toán phụ thuộc hệ thống VSB. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam và chịu sự quản lý của Trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh.

Thành phố Đà Nẵng – một trong 13 đô thị loại 1 đồng thời là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Do vậy, hoạt động trong một thành phố như Đà Nẵng đem lại cho chi nhánh nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ của ngân hàng.

2.1.3. Tình hình hoạt động cho vay và thu nợ của Ngân hàng Liên doanh Việt Thái – Chi nhánh Đà Nẵng

2.1.3.1. Kết quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2009 – 2012

Bảng 2.1: Tình hình cho vay tại VSB – CN. Đà Nẵng từ 2009 – 2012

Đvt: triệu đồng

Stt Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011 2012

1 Doanh số cho vay 187.420 255.280 336.190 299.303

2 Doanh số thu nợ 152.213 144.035 326.982 350.861

3 Dư nợ cho vay 142.150 192.380 201.588 150.030

4 Nợ xấu 2.052 3.041 5.305 3.867

5 Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ (%) 1,44 1,58 2,63 2,58

Nguồn: Báo cáo thường niên VSB – CN Đà Nẵng và tóm tắt báo cáo KQHĐKD năm 2008 – 2012 [32]

Biểu đồ 2.1 cho thấy sự tăng trưởng nhanh trong doanh số cho vay của chi nhánh vào năm 2010 và 2011. Theo đó, năm 2010 doanh số cho vay đạt 255.280 trđ - tăng 36.21% so với năm 2009 là 187.420 trđ. So với 2010, doanh số cho vay năm 2011 vẫn tăng, tuy nhiên tốc độ tăng giảm dần – 31.69%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ảnh hưởng từ sự khó khăn chung của nền kinh tế trong và ngoài nước. Trong điều kiện kinh tế tiếp tục suy thoái vào năm 2012, tốc độ cho

vay của chi nhánh có dấu hiệu chậm hơn, cụ thể doanh số cho vay đạt 299.303 triệu đồng – giảm 11% so với 2011.

Biểu đồ 2.1: Tình hình cho vay tại Vianasiam Bank - Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2009 – 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên VSB – CN Đà Nẵng và tóm tắt báo cáo KQHĐKD năm 2008 – 2012 [32]

2.1.3.2. Phân loại khách hàng tại chi nhánh

Nghiên cứu, phân loại thông tin về khách hàng tại chi nhánh ta nhận thấy, hiện tại các khách hàng của chi nhánh chủ yếu là khách hàng cá nhân, số lượng khách hàng doanh nghiệp chiếm khoảng 18%, trong đó 100% khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Biểu đồ 2.2: Phân loại khách hàng của chi nhánh giai đoạn 2009 – 2012

Nguồn: Ngân hàng Liên doanh Việt Thái, Báo cáo tổng hợp cuối năm 2009, 2010, 2011, 2012 [24]

Bảng phân loại nợ quá hạn, nợ xấu theo nhóm khách hàng cho thấy, nợ xấu của chi nhánh tăng nhanh vào hai năm 2010 (48.20%) và mạnh nhất là năm 2011 (đạt 5.305 triệu đồng tương ứng với 74.45%). Tuy nhiên, sang năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống 27.11% còn 3.867 triệu đồng. Các khoản nợ này đều xuất phát từ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.

Bảng 2.2: Phân loại nợ xấu/ nợ quá hạn theo nhóm khách hàng

Đvt: triệu đồng Năm Nợ xấu/ Nợ quá hạn KHCN KHDN Số tiền Số lƣợng Số tiền Số lƣợng 2009 2.052 - - 2.052 1 2010 3.041 - - 3.041 3 2011 3.867 - - 3.867 4 2012 5.305 - - 5.305 4

Nguồn: Ngân hàng Liên doanh Việt Thái, Báo cáo tổng hợp cuối năm 2009, 2010, 2011, 2012 [24]

Bằng phương pháp phỏng vấn các cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý các khoản vay tại chi nhánh, ta thu được kết quả về nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn của khách hàng trong giai đoạn 2009 – 2012 [Phụ lục 2.1]. Nguyên nhân nợ quá hạn bao gồm việc khách hàng sử dụng tiền vay không đúng mục đích; nền kinh tế nói chung gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hóa dẫn đến không có khả năng thanh toán nợ ngân hàng và những thiếu sót từ phía ngân hàng trong công tác kiểm tra, giám sát khoản vay cũng như phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp. 60% khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng quá hạn do ngân hàng nhận định không chính xác năng lực tài chính của doanh nghiệp, các khách hàng trước và sau khi sử dụng tiền vay có năng lực tài chính yếu, không đủ đảm bảo các khoản nợ.

2.2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT THÁI – HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT THÁI – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.2.1. Khuôn khổ thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Thái tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Thái

Ngân hàng Liên doanh Việt Thái – Chi nhánh Đà Nẵng phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá được tình hình tài chính và tình hình hoạt động để từ đó đưa ra nhận định đúng đắn về khả năng hoàn trả nợ của khách hàng.

Trong quá trình phân tích chi nhánh thực hiện phân tích như sau:

- Bước 1: phân tích khái quát báo cáo tài chính

Phân tích bảng cân đối kế toán

Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản

Cán bộ tín dụng lập bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản như

[Phụ lục 2.2] đưa ra đánh giá cho sự biến động của tài sản và sự hợp lý của cơ cấu vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Phương phápphân tích:

Xem xét sự biến động của Tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua so sánh số cuối kỳ và số đầu năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Qua đó đánh giá sự biến động về quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Xem xét tác động của từng loại tài sản đối với quá trình kinh doanh, tài chính doanh nghiệp và ngược lại.

Xem xét sự hợp lý của cơ cấu vốn bằng việc xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản của doanh nghiệp, đồng thời so sánh tỷ trọng của tửng loại giữa cuối kỳ và đầu năm để thấy sự biến động của cơ cấu vốn.

Việc đánh giá cơ cấu vốn hợp lý hay không phụ thuộc vào tính chất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Trước khi đưa ra quyết đầu tư vào TSCĐ hay TSLĐ cần xem xét hoạt động này có phù hợp với năng lực, trình độ phát triển và quy mô thực tế của doanh nghiệp hay không?

Cán bộ phân tích lập bảng như [Phụ lục 2.3], đưa ra nhận định chung về khả năng tự tài trợ, mức độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn.

Phương pháp phân tích:

So sánh từng loại nguồn vốn cuối và đầu kỳ về số tuyệt đối và số tương đối, so sánh tỷ tọng của từng loại trong tổng số để xác định nguồn huy động vốn của doanh nghiệp; nguyên nhân chính làm tăng, giảm, thay đổi cơ cấu nguồn vốn; mức độ phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích tình hình công nợ

[Phụ lục 2.4] Phân tích tình hình công nợ cho phép cán bộ tín dụng đánh giá tình hình biến động các khoản phải thu và công nợ phải trả của doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích:

So sánh từng chỉ tiêu qua các năm để đánh giá biến động, so sánh giữa tổng các khoản phải thu và phải trả để đánh giá mối tương quan, doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn của nhà cung cấp hay bị khách hàng chiếm dụng vốn. Mức chiếm dụng vốn lớn đem lại lợi ích tuy nhiên nó ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh tình trạng khó khăn về tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ

Phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ cho phép ngân hàng xem xét những khoản đầu tư của doanh nghiệp và nguồn tài trợ cho khoản đầu tư đó. Để phân tích cần liệt kê trước sự thay đổi của các chỉ tiêu trên bảng CĐKT năm nay và năm trước, sau đó lập [Phụ lục 2.5] – Bảng phân tích nguồn tài trợ vốn.

Phân tích vốn lưu chuyển

Phân tích vốn lưu chuyển đánh giá doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không? TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn hay không?

Phương pháp phân tích:

 Xác định VLC = NVDH – TSDH = TSNH – NVNH

thấy một dấu hiệu an toàn. DN có thể đương đầu với khó khăn trước mắt của thị trường

VLC < 0 cho thấy DN dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ tài sản dài hạn. Kéo dài tình trạng này sẽ đem lại sự bất ổn cho DN.

Xem xét sự biến động của tài sản và nguồn vốn trong ngắn hạn và dài hạn xác định những nguyên nhân gây biến động: từ chính sách đầu tư, chính sách tài trợ, chính sách khấu hao, trích lập dự phòng…

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mục đích: đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả kinh doanh của DN trong kỳ, xác định nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DN.

Phương pháp phân tích:

Sử dụng biểu mẫu báo cáo KQHĐKD đã được chuẩn hóa trong chế độ báo cáo tài chính DN hiện hành, so sánh các khoản mục chính về số tuyệt đối và số tương đối xác định tính hiệu quả hoặc không hiệu quả làm tiền đề cho việc đánh giá kết quả kinh doanh.

Xác định tỷ trọng trên tổng doanh thu để đánh giá mức độ biến động của các khoản chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Tìm nguyên nhân chủ yếu gây biến động đến lợi nhuận.

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Đánh giá chung

- Đánh giá lưu chuyển tiền thuần của DN dương hay âm, phân tích nguyên nhân (DN đang thực sự thiếu tiền, khả năng thanh toán ngắn hạn của DN có vấn đề hay không?)

- Xu hướng lưu chuyển tiền thuần trong quá khứ của DN tăng, ổn định hay giảm? Qua đó đánh giá khả năng tạo tiền nhàn rỗi có thể sử dụng đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh, nghiên cứu, phát triển…

- Xác định nguồn cơ bản tạo ra tiền và sử dụng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hay hoạt động tài chính.

kiện phát triển thực tế của ngành kinh doanh hay nền kinh tế nói chung. Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:

- Xác định thành phần chính của lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh. - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương hay âm, nguyên nhân và thời gian kéo dài của hiện tượng này?

- So sánh lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh với lợi nhuận trước thuế và doanh thu thuần để kiểm tra chất lượng doanh thu.

Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:

Đánh giá các hoạt động mua sắm tài sản bằng tiền của DN: bao nhiêu tiền được sử dụng vào đầu tư TSCĐ, bao nhiêu tiền được đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác, bao nhiêu được đầu tư vào tài sản có tính thanh khoản cao hơn như mua công cụ nợ. Phân tích lưu chuyển từ hoạt động đầu tư cũng cho biết dòng tiền thu được từ thanh lý tài sản.

Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:

Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính nhằm đánh giá DN hiện đang thừa hay thiếu tiền, qua đó đánh giá được chính sách huy động vốn (huy động vốn chủ sở hữu hay vốn vay) và chính sách chi trả cổ tức của DN (trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng hình thức khác).

- Bước 2: phân tích các tỷ số tài chính

Các chỉ tiêu tỷ số tài chính chi nhánh sử dụng được phân loại thành các nhóm chính: tỷ số khả năng thanh toán, tỷ số khả năng hoạt động, tỷ số cơ cấu tài chính, tỷ số khả năng sinh lời. Việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cần được gắn với các đặc điểm kinh tế ngành, chiến lược kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của DN. Do đó, trong mỗi nhóm chỉ tiêu, CBTD lựa chọn những chỉ tiêu thích hợp để phân tích, đưa ra đánh giá sau mỗi chỉ tiêu. Các tỷ số tài chính được thể hiện trong [Phụ lục 2.6].

- Bước 3: phân tích so sánh

Khuôn khổ phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp áp dụng tại Vinasiam Bank – Chi nhánh Đà Nẵng gồm phân tích so sánh xu hướng và phân tích cơ cấu.

Trong phân tích, phương pháp phân tích cơ cấu cho phép ngân hàng nhận định các chính sách đang được áp dụng tại doanh nghiệp như chính sách huy động, chính sách đầu tư và sử dụng nguồn lực của nhà quản trị. Phân tích so sánh xu hướng được sử dụng để cán bộ tín dụng xác định xu hướng biến động của một số chỉ tiêu như sự bền vững kết quả hoạt động, tăng trưởng của doanh nghiệp và mức độ ổn định trong các chính sách mà doanh nghiệp đang sử dụng.

2.2.2. Bộ máy và nhân sự thực hiện

Tại Vinasiam Bank – Chi nhánh Đà Nẵng công tác tổ chức phân tích đánh giá khách hàng do phòng tín dụng thực hiện. Cụ thể:

Khi khách hàng đến đề xuất vay vốn tại ngân hàng, khách hàng trực tiếp tiếp gặp trưởng phòng tín dụng, trình bày nhu cầu vay vốn, phương án kinh doanh và điều kiện hiện tại của doanh nghiệp. Trường hợp, nhận thấy khách hàng có đầy đủ điều kiện theo yêu cầu của ngân hàng (khách hàng có năng lực pháp lý; năng lực tài chính đảm bảo suốt quá trình vay; phương án/ dự án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả; có tài sản đảm bảo đúng yêu cầu), trưởng phòng tín dụng phân công cho một hoặc một số cán bộ trực thuộc phòng trực tiếp tiếp xúc và giải quyết hồ sơ xin vay của doanh nghiệp.

Sau khi tiếp nhận công việc, cán bộ tín dụng trao đổi cùng người đại diện doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp làm hồ sơ xin vay theo quy định hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt thái chi nhánh đà nẵng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)