1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.3.4. Nội dung phân tích
- Phân tích các tỷ số tài chính
Phân tích các chỉ số tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Có nhiều loại tỷ số tài chính khác nhau dựa vào cách thức sử dụng số liệu để xác định như: tỷ số tài chính xác định từ BCĐKT, tỷ số tài chính xác định từ BCKQ HĐKD và tỷ số tài chính xác định từ cả hai báo cáo trên. Dựa vào mục tiêu phân tích có thể chia thành: các tỷ số thanh khoản, các tỷ số nợ, tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay, tỷ số hiệu quả hoạt động, các tỷ số khả năng sinh lời và các tỷ số khả năng tăng trưởng.
Các bước thực hiện phân tích tỉ số tài chính dựa trên góc độ ngân hàng:
Bước 1: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích
Bước 2: Xác định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính để lắp vào cơng thức tính
Bước 3: Giải thích ý nghĩa của tỷ số vừa tính tốn
Bước 4: Đánh giá tỷ số vừa tính tốn (cao, thấp, trung bình)
Bước 5: Rút ra kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp
Các tỷ số tài chính trong phân tích điều kiện tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng được thể hiện ở [Phụ lục 1.1]
- Phân tích xu hƣớng
Phân tích xu hướng là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ số tài chính đã tính tốn với các tỷ số tài chính của những kỳ trước và chỉ số bình qn của tồn ngành.
- Phân tích cơ cấu
Phân tích cơ cấu là kỹ thuật phân tích tỷ trọng của từng khoản mục của BCTC trong đó tất cả các khoản mục của BCĐKT được so sánh với tổng giá trị tài sản và tất cả các khoản mục của BCKQ HĐKD được so sánh với doanh thu ròng.
- Phân tích cơ cấu chỉ số
Phân tích chỉ số là kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính trong đó tất cả các khoản mục của BCĐKT và BCKQ HĐKD của một năm nào đó được chọn làm gốc
sau đó tính tốn và so sánh tất cả các khoản mục của BCĐKT và BCKQ HĐKD của những năm tiếp theo so với năm gốc.