Hạn chế và thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

2.4. Hạn chế và thách thức

Ngồi những lợi ích và ý nghĩa có được, việc thực hiện ngân hàng xanh cũng phải đối mặt với nhiều thách thức:

 Thiếu hụt dữ liệu đáng tin cậy về đánh giá mức độ tác động của các khoản đầu tư và dự án xanh đến mơi trường: Các ngân hàng cần có dữ liệu đáng tin cậy để đánh giá mức độ tác động của các khoản đầu tư và dự án xanh đến môi trường. Tuy nhiên, dữ liệu đáng tin cậy thơng thường khơng có sẵn cho các ngân hàng. Các ngân hàng không thể tự đánh giá mức độ tin cậy các dữ liệu, do vậy cần phải thu thập các dữ liệu đáng tin cậy về đánh giá mức độ tác động ô nhiễm thay thế. Điều này cũng cần có sự đánh giá chuyên môn bởi các kiểm toán viên độc lập về môi trường (Zhang và cộng sự, 2011).

 Thời gian khởi nghiệp dài, số lượng khách hàng thấp: Các hoạt động ngân hàng xanh thường mất nhiều thời gian hơn để chuẩn bị và thực hiện. Các ngân hàng đánh giá các dự án của khách hàng dựa trên các tiêu chuẩn môi trường cụ thể. Các tiêu chuẩn này có thể hạn chế số lượng khách hàng (Biswas, 2011).

 Lợi nhuận thấp, giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong ngắn hạn: Mục tiêu chính của ngân hàng xanh là hỗ trợ cho các khoản đầu tư và dự án xanh với trọng tâm là thúc đẩy sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Những khoản đầu tư và dự án này có thể khơng tập trung về việc tìm kiếm lợi nhuận, điều này sẽ dẫn đến làm giảm lợi nhuận cho các ngân hàng. Bên cạnh đó, nguồn lực về tài chính và nhân lực trong tồn hệ thống ngân hàng ln có sự phát triển khơng đều nhau, những ngân hàng lớn có sức mạnh về tài chính, nhân sự sẽ dễ dàng tiếp cận

hơn trong những xu hướng thay đổi lớn như chuyển đổi cơ cấu hoạt động truyền thống sang mơ hình ngân hàng xanh. Do đó, các ngân hàng nếu không bắt kịp được xu hướng thay đổi thì có thể sẽ dễ bị loại bỏ. Đồng thời, khi các ngân hàng lớn chuyển đổi sang mơ hình ngân hàng xanh thì buộc phải có sự đánh đổi từ thực hiện một mục tiêu lợi nhuận sang thực hiện cả mục tiêu lợi nhuận và trách nhiệm đối với xã hội – môi trường (Trần Thị Thanh Tú, 2017).

 Chi phí hoạt động cao: Việc thực hiện ngân hàng xanh đòi hỏi nhân viên ngân hàng cần phải có kiến thức tốt để có thể tư vấn và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ xanh thích hợp cho khách hàng. Những cán bộ tín dụng cần phải được trang bị các kỹ năng và kinh nghiệm về ngân hàng xanh trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đối với khách hàng và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xanh. Thêm vào đó, các ngân hàng đơi khi cũng cần phải đầu tư vào trang thiết bị, công nghệ hiện đại để đánh giá tác động môi trường của các khoản đầu tư và dự án xanh. Để làm được điều này, các ngân hàng phải dành ra một khoản ngân sách của mình để tăng cường cập nhật và đào tạo các kiến thức chuyên ngành về ngân hàng xanh cho nhân viên của mình (Rahman et Brahua, 2016).

 Rủi ro về mặt thương hiệu: do nhận thức ngày càng tăng về môi trường, các ngân hàng dễ bị mất danh tiếng nếu tham gia các dự án bị cho là gây thiệt hại về môi trường. Việc áp dụng các chiến lược ngân hàng xanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc một ngân hàng được phân loại, xếp hạng như thế nào trên bản đồ về ngân hàng xanh của quốc gia. Và từ đó định hướng đến khối khách hàng của chính ngân hàng đó và tác động rất lớn đến vùng hoạt động chuyên môn của ngân hàng cũng như lĩnh vực mà ngân hàng hướng đến (Biswas, 2011).

 Rủi ro tín dụng: rủi ro này có thể gia tăng gián tiếp khi hoạt động kinh doanh của các khách hàng mà ngân hàng cho vay, bị ảnh hưởng bởi chi phí khắc phục ơ nhiễm hoặc do sự thay đổi trong các quy định về quản lý môi trường. Chi phí để đáp ứng các yêu cầu mới về mức phát thải có thể đủ lớn khiến cho một công ty ngừng hoạt động. Rủi ro tín dụng có thể cao hơn do xác suất vỡ nợ của khách hàng xuất hiện khi chi phí khơng thể dự tính được cho vốn đầu tư vào cơ sở sản xuất. Hoặc rủi ro tín dụng cũng phát sinh khi giá trị bất động sản giảm do các vấn đề về mơi trường. Điều này địi hỏi các ngân hàng nhanh chóng nghiên cứu, áp dụng các

tiêu chuẩn trong xét duyệt các khoản vay gián tiếp hoặc trực tiếp liên quan đến các vấn đề môi trường trong hiện tại hoặc tương lai (Nguyễn Hữu Huân, 2016).

 Ngồi ra, cịn một số hạn chế khác như nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng xanh thấp, khách hàng chưa hiểu rõ các dịch vụ ngân hàng xanh, ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 37 - 39)